10 sự thật “gây sốc” về nền giáo dục ở Trung Quốc

VietTimes -- Sống ở Trung Quốc không hề dễ dàng. Khi có hơn 1,5 tỷ người, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc nỗ lực theo cách của mình. Trẻ em Trung Quốc đã sẵn sàng cho một thử thách như vậy bởi vì ngay những năm đầu tiên đến trường, chúng đã gặp phải nhiều thách thức.

1. Nhiều trường học ở Trung Quốc không có hệ thống sưởi trung tâm, vì vậy cả giáo viên và học sinh đều mặc áo khoác vào mùa đông

Hệ thống sưởi trung tâm chỉ xuất hiện ở phía bắc của đất nước. Các tòa nhà ở Trung và Nam Trung Quốc được xây dựng cho mùa có khí hậu ấm áp, có nghĩa là vào mùa đông, khi nhiệt độ có thể giảm xuống dưới -5 ° C, các phương tiện sưởi ấm duy nhất là máy điều hòa không khí. Đồng phục học sinh đều giống nhau: bộ quần áo thể thao với quần rộng và áo khoác. Thiết kế tương tự cho tất cả các trường ngoại trừ màu sắc và biểu tượng của trường trên ngực.

2. Các trường ở Trung Quốc cho học sinh tập thể dục mỗi ngày (không chỉ một lần một ngày) và xếp thành đội hình

Một buổi sáng điển hình của các em bắt đầu với một bài khởi động, sau đó xếp hàng để vào lớp hoặc chào cờ. Tất cả các em tập các bài tập thể dục cho mắt sau tiết học thứ ba – học sinh sẽ nhấn lên các điểm đặc biệt trên cơ thể, nghe nhạc thư giãn và làm theo lời hướng dẫn trong băng. Ngoài bài tập buổi sáng, cũng có một bài buổi chiều vào khoảng 2 giờ chiều. Khi nhạc nổi lên, tất cả những đứa trẻ chạy ra khỏi lớp học (nếu không có đủ không gian bên trong) và bắt đầu giơ hai tay sang ngang và nhảy theo nhạc.

3. Nghỉ giải lao lớn, cũng là giờ nghỉ trưa, thường trong vòng một giờ

Trong thời gian này, trẻ em ăn tại căng tin (nếu trường nào không có căng-tin, các em sẽ nhận được hộp cơm đặc biệt). Chúng đuổi theo nhau, hét lên, và nô đùa vui vẻ. Các giáo viên ở tất cả các trường đều nhận được bữa trưa miễn phí - và là một bữa ăn ngon. Bữa trưa theo truyền thống có: một món thịt, hai món rau, một ít cơm và một bát súp. Các trường tư thục đắt tiền cung cấp thêm trái cây và sữa chua. Người Trung Quốc là những người ăn uống thịnh soạn và truyền thống này cũng áp dụng cho các trường học. Một số trường tiểu học cũng áp dụng “một giấc ngủ trưa” vài phút sau giờ ăn trưa.

4. Giáo viên ở đây rất được tôn trọng

Các giáo viên luôn được gọi tên phía sau tiền tố “Giáo viên”: ví dụ, “Giáo viên Zhan” hoặc “Cô An” hoặc thậm chí chỉ là “Sư phụ”. Tại một trường học, kể cả học sinh hay giáo viên và những người khác đều cúi đầu chào khi gặp nhau.

5. Nhiều trường học chấp nhận những hình phạt roi vọt

Một giáo viên có thể đánh học sinh của mình khi vi phạm vào nội quy lớp học hay nhà trường. Loại hình phạt này càng xảy ra đối với những trường học từ xa xưa. Một người Trung Quốc chia sẻ rằng họ đã dành một khoảng thời gian nhất định để học các từ tiếng Anh ở trường, và đối với mỗi từ không thuộc, họ bị đánh một roi.

6. Có một bảng xếp hạng học sinh treo trong mỗi lớp học, tạo động lực học tập chăm chỉ hơn

Điểm từ A đến F, trong đó A là điểm cao nhất bằng 90-100%, và F là điểm không đạt yêu cầu 59%. Khuyến khích hành vi tốt là một phần quan trọng của giáo dục. Ví dụ, một sinh viên nhận được một ngôi sao một màu nhất định hoặc các điểm tặng thêm cho một câu trả lời chính xác hoặc các cư xử mẫu mực với bạn bè thầy cô, trong khi nói chuyện trong giờ học và hành vi sai trái sẽ bị mất ngôi sao và điểm cộng. Xếp hạng của học sinh được cập nhật hàng ngày và mọi người đều có thể nhìn thấy trên bảng đen.

7. Trẻ em Trung Quốc học hơn 10 giờ một ngày

Các tiết học thường bắt đầu lúc 8 giờ sáng và kết thúc lúc 3-4 giờ chiều. Sau đó, trẻ em về nhà và làm bài tập về nhà cho đến 9-10 giờ tối. Tại các thành phố lớn, học sinh luôn có các buổi học bổ sung với gia sư, lớp học âm nhạc, học nghệ thuật và câu lạc bộ thể thao vào cuối tuần. Sự cạnh tranh quá cao khiến cha mẹ phải tạo áp lực cho con cái từ khi còn rất nhỏ - nếu chúng không đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp của trường (giáo dục bắt buộc ở Trung Quốc mất 12-13 năm), chúng sẽ không có cơ hội vào trường đại học.

8. Trường học được chia thành các trường công và tư

Chi phí học tập tại một trường tư có thể lên đến 1,000 USD mỗi tháng, nhưng trình độ học vấn ở đây cao hơn nhiều. Học ngoại ngữ là một môn học đặc biệt quan trọng ở đó. Hai hoặc ba lớp tiếng Anh mỗi ngày, và học sinh các trường ưu tú có thể nói ngoại ngữ như người bản xứ vào năm thứ năm hoặc năm thứ sáu theo học. Tuy nhiên, Thượng Hải có một chương trình được tài trợ đặc biệt cho phép giáo viên nước ngoài làm việc trong các trường công lập bình thường.

9. Hệ thống giáo dục dựa trên việc học tập đúng nguyên văn

Trẻ em chỉ ngồi và học thuộc lòng tài liệu, chép những gì thầy cô nói. Trong khi giáo viên yêu cầu học sinh phải sáng tạo chủ động thì họ lại không thực sự quan tâm đến việc liệu học sinh có thực sự hiểu những gì họ nói hay không. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trường thay thế cách giảng dạy, dựa trên phương pháp Montessori hoặc Waldorf, nhằm phát triển khả năng nghệ thuật của trẻ em. Tất nhiên, các trường như vậy là trường tư thục, và việc học tập ở đó rất tốn kém, rất ít người cho con theo học.

10. Trường học “kung fu”

Trẻ em từ các gia đình nghèo không muốn đi học hoặc quá nghịch ngợm thường bị đuổi khỏi các trường tiểu học bình thường và vào các trường học kung fu. Chúng luyện tập chăm chỉ từ sáng đến tối, và nếu may mắn, các em sẽ nhận được nền giáo dục cơ bản và phải có khả năng đọc và viết. Hình phạt của người dân là khá phổ biến ở các tổ chức như vậy.

Giáo viên đánh học sinh bằng roi hoặc chỉ tát hoặc đá là hình phạt phổ biến. Tuy nhiên, khi kết thúc khóa học, cha mẹ sẽ một cơ hội công bằng để các con phát triển. Hầu hết các bậc thầy nổi tiếng của kung fu đã trải qua chính trường học này. Ngoài ra còn có một số trẻ em yếu và hay ốm cũng được gửi ở đây trong một hoặc hai năm để khỏ mạnh hơn.

Bất cứ nơi nào trẻ em Trung Quốc cũng có thể học, có thể là một trường học kung fu hay một trường bình thường. Ở trường nào thì các em cũng được áp dụng ba đặc điểm chính từ thời thơ ấu: kỹ năng làm việc chăm chỉ, kỷ luật và tôn trọng những người lớn.

Các em được dạy từ khi còn nhỏ rằng nên là người giỏi nhất ở bất cứ công việc. Có lẽ đó là lý do tại sao người Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo trong khoa học, văn hóa và nghệ thuật. Cạnh tranh với người châu Âu, những người lớn lên trong một môi trường nhẹ nhàng hơn, thực sự không có sự cạnh tranh bởi vì người châu Âu không quen với việc học 10 giờ một ngày, mỗi ngày, trong nhiều năm.