Với tên lửa thông minh này, Mỹ sẽ "kê cao gối ngủ" trước hạm đội Trung Quốc

VietTimes -- Trang Popular Mechanics, dẫn phát biểu của giám đốc dự án LRASM (Long Range Anti-Ship Missile) Joe Mancini của Lockheed Martin cho biết tên lửa chống hạm mới nhất của Lầu Năm Góc sẽ sử dụng công nghệ từ máy bay ném bom tàng hình B-2 để thâm nhập vùng chiến sự và tấn công nhấn chìm tàu đối phương. 
Tên lửa hành trình chống tàu tàng hình tầm xa LRASM của hãng Lockheed Martin, phiên bản đường không - ảnh Popular Mechanics
Tên lửa hành trình chống tàu tàng hình tầm xa LRASM của hãng Lockheed Martin, phiên bản đường không - ảnh Popular Mechanics

Tên lửa chống tàu tầm xa (LRASM) là tên lửa tấn công mặt nước mới đầu tiên của quân đội Mỹ trong 30 năm qua sẽ được phát triển trên cơ sở sử dụng đầu tự dẫn trang bị cảm biến tín hiệu radio thụ động, tìm kiếm và phát hiện mục tiêu dựa trên bức xạ radar của tàu đối phương. Tên lửa sử dụng công nghệ tàng hình của máy bay ném bom chiến lược B-2, tên lửa chống tàu thế hệ mới này có thể hoạt động trong môi trường phòng không mặt nước và không có hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS (trong môi trường tác chiến mạnh).

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng Hải quân mặt nước Trung Quốc trong khoảng 10 năm trở lại đây, cùng với những tiến bộ công nghệ tác chiến điện tử và khả năng phòng không mặt nước của hai lực lượng hải quân lớn nhất thế giới là Nga và Trung Quốc đặt ra một yêu cầu mang tính sống còn. Mỹ cần phải có một thế hệ tên lửa chống tàu mới, có thể xuyên qua hệ thống phòng thủ đánh chặn tên lửa tầm gần có tính năng tương tự Palmar, Pantsir, các phương tiện tác chiến điện tử mạnh của đối phương.

Quân đội Mỹ trong suốt 3 thập kỷ liên tiếp được trang bị tổ hợp tên lửa chống tàu cơ bản Harpoon.  A/U/RGM-84 Harpoon được đưa vào phục vụ từ năm 1977, tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu Harpoon được phóng từ chiến hạm mặt nước, máy bay chiến đấu, tàu ngầm. Harpoon có đầu tự dẫn sử dụng radar chủ động phát hiện tàu đối phương và dẫn đường tấn công mục tiêu. Mặc dù liên tục được cập nhật trong nhiều năm qua, thực tế tên lửa Harpoon đã lão hóa và cần được thay thế .

Hệ thống dẫn đường sử dụng định vị vệ tinh GPS và radar chủ động trên các tên lửa chống tàu thế hệ trước đây luôn là vấn đề phức tạp cần giải quyết triệt để. Tên lửa chống hạm được phóng theo hướng mục tiêu và bay sát mặt nước – tên lửa hành trình chống tàu Harpoon bay trên độ cao khoảng 30 feet (9,4 m) so với đỉnh sóng, tránh sự phát hiện của radar đối phương.

Có rất nhiều sự cố có thể thay đổi khi tên lửa phóng ra và đến khu vực mục tiêu. Các tàu mục tiêu có thể đã cách xa vị trí phát hiện ban đầu, hình thành "vùng không chắc chắn" - một vòng tròn trên hải đồ vị trí mục tiêu có thể đến trong thời gian tên lửa bay, vị trí chính xác của mục tiêu không thể xác định trước. Tình huống này, trong điều kiện phức tạp của không gian chiến trường có thể dẫn đến tình huống mất mục tiêu hoặc đánh sai mục tiêu.

Năm 1987, một máy bay chiến đấu Mirage của Iraq phóng hai tên lửa chống tàu Exocet trên Vịnh Ba Tư, tấn công tàu chở dầu của Iran. Nhưng tên lửa lạc mục tiêu và thay vì tấn công tàu chở dầu Iran, các tên lửa do Pháp sản xuất phát hiện và khóa mục tiêu chiếc tàu khu trục tên lửa USS Stark, khiến 37 lính thủy Mỹ thiệt mạng.

Joe Mancini, giám đốc dự án cảm biến tên lửa thuộc BAE Systems, trong cuộc phỏng vấn với Popular Mechanics, cho biết hệ thống tự dẫn của tên lửa chống tàu LRASM được thiết kế theo hướng thụ động và trí tuệ nhân tạo. Bằng việc sử dụng radar thụ động thu nhận tín hiệu phát xung radar mục tiêu, LRASM sẽ phát hiện tín hiệu mục tiêu, từ đó xác định quỹ đạo đường bay và đeo bám tấn công mục tiêu những vẫn giữ được bí mật sự hiện diện của tên lửa trên màn hình đối phương bằng công nghệ tàng hình. Bằng cách này, tên lửa chống tàu tàng hình LRASM có thể tránh được sự phát hiện của hệ thống phòng không đối phương và tấn công mục tiêu trong vùng "ngăn chặn truy cập".

Hệ thống dẫn đường của LRASM được phát triển dựa trên thiết bị đo hỗ trợ điện tử (ESM), được sản xuất cho các máy bay chiến đấu thế hệ F-22 Raptor, F-35 Joint Strike Fighter, và máy bay ném bom B-2 Spirit, thiết bị ứng dụng công nghệ cao để có thể lắp đặt vào đầu tự dẫn của tên lửa. ESM thu thập và phân tích các tín hiệu điện từ của kẻ thù như bức xạ sóng radar của các loại mục tiêu khác nhau nhằm xác định chủng loại mục tiêu, những tính năng đặc trưng, phương thức tấn công và khu vực tiêu diệt mục tiêu.

LRASM sử dụng thiết bị này, kết nối với cơ sở dữ liệu chiến thuật data – link phân loại tất cả nhiễu điện từ, xác định tín hiệu radar đặc trưng của mục tiêu và khóa mục tiêu cho radar và hệ thống dẫn đường quán tính.

Với tên lửa thông minh này, Mỹ sẽ "kê cao gối ngủ" trước hạm đội Trung Quốc ảnh 1Sơ đồ tên lửa LRASM nhận biết, xác định mục tiêu và phương thức tấn công mục tiêu - ảnh Popular Mechanics
Hãng Lockheed Martin giới thiệu tên lửa chống tàu tầm xa trí tuệ thông minh nhân tạo LRASM, phiên bản phóng từ chiến hạm và từ máy bay - video  NavyRecognition

LRASM được trang bị một anten "lồng đèn" có thể quét vòng cung rộng phía trước tên lửa để phát hiện radar của đối phương, giảm thiểu khả năng sai sót và bỏ lọt mục tiêu. Tên lửa được trang bị hệ thống trí tuệ nhân tạo, kết nối với cơ sở dữ liệu nhằm phát hiện ra những mối đe dọa trên đường bay, xác định tọa độ các mối đe dọa và bay vòng tránh.

Trong cơ sở dữ liệu của tên lửa có một thư viện các mục tiêu của đối phương, khu tấn công một cụm tàu tấn công chủ lực, tên lửa đảm bảo xác định chính xác mục tiêu được giao. Ví dụ khi nhận mục tiêu tấn công là một tàu sân bay của đối phương, tên lửa sẽ không thể nhầm lẫn với một tàu khu trục. Thậm chí tên lửa sẽ lựa chọn vị trí tiến công tốt nhất như boong thượng hoặc một hệ thống phóng tên lửa để gây tổn thất lớn nhất.

Dự kiến tên lửa chống hạm thế hệ mới LRASM có tầm bắn đến 900 km, gấp 3 lần Harpoon. Tên lửa được trang bị đầu đạn có lượng nổ mạnh, đủ sức nhấn chìm một khu trục hạm có lượng giãn nước 9.000 tấn.

Tháng 07.2017, Lầu Năm Góc thông báo đặt hàng 23 tên lửa chống tàu LRASM cho lực lượng không quân và không quân hải quân. Dự kiến tên lửa sẽ được đưa vào biên chế trang bị năm 2018.

TTB