VNG lãi ròng 437,6 tỉ đồng nửa đầu năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận sau thuế của VNG đạt mức 221 tỉ đồng, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 437,6 tỉ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính đến ngày 30/6/2021, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của VNG đạt 4.944,2 tỉ đồng, chiếm tới 58,9% tổng tài sản (Nguồn: Internet)
Tính đến ngày 30/6/2021, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của VNG đạt 4.944,2 tỉ đồng, chiếm tới 58,9% tổng tài sản (Nguồn: Internet)

Công ty cổ phần VNG (VNG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất Quý 2/2021 với doanh thu thuần trong kỳ đạt 2.018,6 tỉ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của VNG đạt mức 73 tỉ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 39,4% và 43,7% lên 535,8 tỉ đồng và 232,6 tỉ đồng.

Trừ đi các chi phí, VNG báo lãi sau thuế Quý 2/2021 ở mức 247,5 tỉ đồng, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 339,2 tỉ đồng, tăng 51,9 % so với cùng kỳ năm 2020.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, VNG ghi nhận doanh thu thuần đạt mức 3.508 tỉ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động tài chính duy trì ở mức 121,5 tỉ đồng.

VNG báo lãi sau thuế nửa đầu năm 2021 ở mức 221 tỉ đồng, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 437,6 tỉ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Năm 2021, VNG đặt kế hoạch doanh thu 7.609 tỉ đồng, lãi sau thuế cho cổ đông 4 tỉ đồng, lãi sau thuế cho công ty dự kiến âm 619 tỉ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm 2021, VNG đã hoàn thành được 46% kế hoạch doanh thu và vượt xa mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 30/6/2021, tổng tài sản của VNG đạt 8.394,3 tỉ đồng, tăng 6,6% so với đầu năm.

Trong đó, số dư tiền, các khoản tương đương tiền của VNG đạt 4.944,2 tỉ đồng, tăng 9,4% so với đầu năm và chiếm tới 58,9% tổng tài sản.

Về phía nguồn vốn, tính đến cuối tháng 6/2021, nợ phải trả của VNG đạt mức 2.081,2 tỉ đồng, tăng 16,3% so với đầu năm.

Trong đó, chi phí phải trả ngắn hạn là 1.114,8 tỉ đồng, bao gồm: phí phần mềm (644,7 tỉ đồng), chi phí quảng cáo (207,2 tỉ đồng), chi phí lương (153,6 tỉ đồng) và các chi phí khác.

Trên báo cáo tài chính riêng lẻ, tính đến ngày 30/6/2021, giá trị khoản đầu tư của VNG vào CTCP Zion (đơn vị quản lý, vận hành ví điện tử Zalo Pay) đã tăng 38,7% so với đầu năm, đạt mức 1.472,9 tỉ đồng.

Đáng chú ý, VNG cũng tăng trích lập dự phòng thêm 328,2 tỉ đồng so với đầu năm lên 980,2 tỉ đồng cho khoản đầu tư vào Zion.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, cổ đông VNG đã thông qua kế hoạch chào bán hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3 hoặc quý 4/2021.

Lần gần nhất, tháng 3/2019, VNG đã bán ra 355.820 cổ phiếu quỹ với giá bán lên tới 1.861.000 đồng/cp. Nếu tính theo mức giá này, hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ của VNG sẽ có giá trị lên tới 13.228,4 tỉ đồng./.