V.League dưới góc độ thương mại

VietTimes — Bóng đá Việt Nam đã khoác chiếc áo chuyên nghiệp 20 năm nay. Nhưng dưới góc độ thương mại, giá trị các CLB V.League đang thấp nhất châu Á, thậm chí giá trị chuyển nhượng của các cầu thủ Việt Nam còn không được trang định giá Transfermark ghi nhận.
Đội bóng có giá trị cao nhất ở Việt Nam là CLB TP.HCM (1,25 triệu euro). Ảnh CLB TP.HCM.
Đội bóng có giá trị cao nhất ở Việt Nam là CLB TP.HCM (1,25 triệu euro). Ảnh CLB TP.HCM.

Hiện nay, có khoảng 700 cầu thủ chuyên nghiệp khoác áo các đội hạng Nhất và V.League nhưng chỉ có xấp xỉ độ gần 30 cầu thủ được Transfermark định giá. Phần lớn đó là các cầu thủ nằm trong đội tuyển quốc gia Việt Nam, trong số đó đắt nhất là Đặng Văn Lâm giá 300.000 euro, Công Phượng 200.000 euro, Văn Hậu, Quảng Hải 150.000 euro. Tiền vệ Văn Đức của SLNA được định giá chỉ 50.000 euro.

Đứng tốp chót châu Á

Nguyên nhân là các chi phí đào tạo trẻ của các cầu thủ Việt Nam được tính theo nhiều cách khác nhau. Sau 18 tuổi, các đội bóng đều “lách luật” bằng các hợp đồng thử việc 2 năm trước khi ký hợp đồng chuyên nghiệp 3 năm đầu tiên nên càng khó định giá. Việc mua bán cầu thủ lại không được công khai, nhiều khoản chi phí ngầm nên đánh giá chính xác giá trị cầu thủ Việt là điều cực kỳ khó khăn.

Buriram, đội bóng vừa giành chiến thắng 2-1 trước TP.HCM tại vòng sơ loại AFC Champions League 2020 có giá 7,65 triệu euro. Ảnh Buriram. Có 1 thực tế, giá trị cầu thủ Việt tại Transfermark thường thấp vì thế giá trị câu lạc bộ V.League cũng bị kéo xuống. Hiện nay hai đội bóng có giá trị cao nhất ở Việt Nam là CLB TP.HCM (1,25 triệu euro) và Hà Nội FC (1,15 triệu euro). Nếu đem so với CLB xếp cuối trong top 10 Đông Nam Á là Persib Bandung (Indonesia) với 4,6 triệu euro thì quả là chúng ta còn một khoảng cách khá xa.
Buriram, đội bóng vừa giành chiến thắng 2-1 trước TP.HCM tại vòng sơ loại AFC Champions League 2020 có giá 7,65 triệu euro. Ảnh Buriram.
Có 1 thực tế, giá trị cầu thủ Việt tại Transfermark thường thấp vì thế giá trị câu lạc bộ V.League cũng bị kéo xuống. Hiện nay hai đội bóng có giá trị cao nhất ở Việt Nam là CLB TP.HCM (1,25 triệu euro) và Hà Nội FC (1,15 triệu euro). Nếu đem so với CLB xếp cuối trong top 10 Đông Nam Á là Persib Bandung (Indonesia) với 4,6 triệu euro thì quả là chúng ta còn một khoảng cách khá xa.

Còn Buriram, đội bóng vừa giành chiến thắng 2-1 trước TP.HCM tại vòng sơ loại AFC Champions League 2020 có giá 7,65 triệu euro, gấp hơn 6 lần Á quân của V.League. Điều này cũng lý giải vì sao họ áp đảo các học trò của HLV Chung.

Hiện nay, tổng giá trị tất cả các đội tại V.League nằm ở nhóm thấp nhất châu Á với 7,18 triệu euro, còn cách rất xa so với Thái Lan (72,58 triệu euro), Indonesia (59,08 triệu euro) hay Malaysia (32,58 triệu euro). Nhìn những con số này người ta lý giải vì sao các ngoại binh hay thường đổ dồn về các CLB của Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Người ta cũng thấy hiểu vì sao những cầu thủ xuất sắc nhất của sân cỏ Việt Nam như Xuân Trường, Hoàng Vũ Samson vẫn không trụ nổi tại Thái 1- League.

Trong danh sách top 10 đội bóng có giá trị đội hình cao nhất Đông Nam Á không có bất cứ đội bóng V.League nào, trong khi Thái Lan có 7 CLB lọt vào danh sách và còn chiếm ba thứ hạng dẫn đầu. Bangkok United là đội bóng đắt giá nhất với giá trị 8,25 triệu euro. Đội này sở hữu nhiều tuyển thủ quốc gia như Tristan Do hay Manuel Bihr. Xếp sau là Buriram (7,65 triệu euro) và Port FC (7,03 triệu euro).

Muangthong United, đội bóng mà thủ môn Đặng Văn Lâm đang khoác áo, xếp vị trí thứ 6 với giá trị 5,5 triệu euro. Malaysia có một đại diện là Johor Darul Takzim với mức định giá 6,93 triệu euro. Ngoài ra còn có hai CLB đến từ Indonesia là Bali United (giá trị 5,75 triệu euro) và Persib Bandung (4,6 triệu euro).

Đôi điều suy nghĩ

Transfermark chỉ định giá SLNA một đội bóng có bề dày 4 thập kỷ chỉ 50.000 euro. Đây cũng  chính là giá trị chuyển nhượng của tuyển thủ Văn Đức, thua xa Thanh Hóa khi chỉ Josip Balic, Hoàng Vũ đã được định giá mỗi cầu thủ 20.000 euro chưa kể Louis Epassi Ewonde, Victor Mansaray. Tân binh Hồng Lĩnh Hà Tĩnh thậm chí chả có tên ở bản xếp hạng khu vực Đông Nam Á.

Hà Nội FC được định giá 1,15 triệu euro. Ảnh CLB
Hà Nội FC  được định giá 1,15 triệu euro. Ảnh CLB

Mặc dù việc định giá của Transfermark chỉ có giá trị tham khảo, nhưng đã 20 năm làm bóng đá chuyên nghiệp chỉ chưa đầy 5% cầu thủ được đính giá sở sàn chuyển nhượng cho thấy chúng ta còn quá nhiều việc phải làm.

Rõ ràng muốn có thành tích của đội tuyển quốc gia ổn định thì chúng ta cần chuẩn bị từ cái gốc là sự phát triển của các CLB chuyên nghiệp và giải vô địch quốc gia. Với phương diện này, người Thái vẫn để cho chúng ta rất nhiều điều phải suy nghĩ về các làm bóng đá của họ.