|
Theo tờ New Straits Times, có 10/12 CLB tham dự M-League (Giải VĐQG Malaysia) đang trong tình trạng "thảm hại" do dịch Covid-19. Ảnh NST. |
Giải VĐQG Malaysia – Malaysia Super League (MSL) vẫn là điểm đến lý tưởng cho những ngoại binh chất lượng tầm trung hay các ngôi sao bóng đá của khu vực. Từ mùa giải 2018, Công ty điều hành hệ thống giải đấu của Malaysia (FMLLP) thông qua quyết định cho phép các đội bóng được đăng ký 1 cầu thủ Đông Nam Á (ASEAN) trong đội hình.
Nhà giàu cũng khóc
Điều kiện đầu tiên là người đó phải có ít nhất 30 lần khoác áo ĐTQG, nếu thấp hơn phải được sự cho phép của FMLLP. Điều này theo lý giải của Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Malaysia (FAM) Tunku Ismail nhằm “giúp giải VĐQG của Malaysia tăng tính cạnh tranh cũng như thu hút nhiều hơn người hâm mộ ở khu vực”.
|
Sân cỏ Đông Nam Á đồng loạt đóng cửa. Ảnh VT
|
Cây bút Sayf Ismail của Four Four Two, lương trung bình của ngoại binh tại MSL lên đến 22.500 USD/tháng. Đó là phần cứng còn chưa nói đến hàng loạt chi phí khác như tiền di chuyển, nhà ở, bảo hiểm…Nếu như Nguyễn Văn Quyết gia nhập Kedah FA tại MSL chỉ xếp sau Johor Darul Ta’zim mức lương, có thể đến 30.000 USD/tháng.
Giải VĐQG Malaysia bị hoãn từ đấu tháng 3 và các trận đấu chỉ có thể trở lại vào cuối tháng 5, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát. Điều này khiến các đội bóng bị cắt hoàn toàn nguồn thu từ việc bán vé, bản quyền truyền hình và tiền thưởng từ các nhà tài trợ. Trong cuộc họp mới đây của Liên đoàn bóng đá Malaysia chỉ có 2 CLB là còn có khả năng trụ lại vài tháng, 10/12 10 CLB còn lại hoàn toàn có thể bị dịch Covid-19 "hạ gục" do quỹ lương khá lớn.
“Chúng tôi đã mất khoảng 100.000 USD cho mỗi trận đấu đã không được diễn ra, nguồn tiền từ bán vé là rất cần thiết để duy trì chi tiêu cho đội. Chúng tôi sẽ phải gặp các cầu thủ và nói về sự cần thiết phải cắt giảm lương. Nhưng điều này chỉ là tạm thời cho đến khi giải đấu tiếp tục”, tổng thư ký của câu lạc bộ Kelantan – ông Husin Deraman cho biết.
Được biết, trung bình mỗi tháng CLB Kelantan phải chi từ khoảng 500 ngàn đến 600 ngàn ringgit (khoảng 2,6 tỷ đồng đến 3,1 tỷ đồng) để quản lý đội bóng. Vì thế, CLB Kelantan đang tính tới phương án cắt giảm 25% tiền lương của mỗi cầu thủ trong thời gian M-League đang tạm hoãn vì Covid-19.
Trong trường hợp xấu nhất, các cầu thủ sẽ phải khai báo thất nghiệp để nhận được khoản trợ cấp 500 Ringgit Malaysia một tháng, tương đương với 3 triệu đồng từ quỹ EPF (quỹ hưu trí và thất nghiệp của Malaysia).
|
Hà Nội FC đã tổ chức họp với các bộ phận chuyên môn và quyết định tạm dừng kế hoạch luyện tập của đội bóng từ ngày 28/03. Ảnh HNFC
|
Tiếng vọng từ Thanh Hóa
Tại V.League thì bầu Đệ là người đầu tiên lên tiếng trước thực cảnh khó khắn của Thanh Hóa. Ông chia sẻ: “Không chỉ mình Thanh Hóa mà bản thân các CLB khác đều khó khăn. Lúc này, CLB vẫn đang duy trì tập trung cầu thủ để quản lý, chờ thông báo mới từ phía VPF. Cũng có nghĩa, đội vẫn đang trong giai đoạn nuôi quân. Ước tính thế này, đơn giản chỉ tính riêng tiền ăn của mỗi cầu thủ ở Thanh Hóa là 200.000 đồng/ngày, chưa kể hàng loạt chi phí quản lý khác không thể cắt giảm được".
Việc không thể ra sân thi đấu, đồng nghĩa với nguồn tài trợ bị cắt, khiến cho các đội bóng V.League sẽ sớm biến thành “con nợ”, nếu tình hình kéo dài. Hiện chưa có đội bóng nào nghĩ đến phương án giảm lương, nhưng đã tính đến việc cho cầu thủ tạm ngừng tập luyện. Hà Nội FC đã tổ chức họp với các bộ phận chuyên môn và quyết định tạm dừng kế hoạch luyện tập của đội bóng từ ngày 28/03. Thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm sẽ trở lại tập luyện khi VPF có thông báo mới về việc tổ chức giải.
Nhiều khả năng trong những ngày tới nhiều đội V.League cũng sẽ ngừng tập luyện.