Ngày 06/08/2015, tại cuộc diễn tập không chiến quốc tế với đặc trưng khốc liệt nhất của không quân Ấn Độ (IAF) với Không quân Hoàng gia Anh (Royal Air Force), các phi công lái tiêm kích Sukhoi Su-30 MKI đã dành được thành tích tuyệt đối với tỷ số 12-0 nghiêng về phía IAF trong cuộc đối đầu cận chiến (WVR) với các tiêm kích Typhoon (RAF).
Những lần diễn tập tiếp theo với lực lượng lớn hơn (LFE), giữa các phi đội của tiêm kích Eurofighter Typhoon và Su-30, phi đội của Ấn Độ (IAF) có kém thành tích hơn một chút, nhưng vẫn chiếm được ưu thế trên không so với các máy bay Typhoon.
Trong buổi phỏng vấn độc quyền, phi công cao cấp Ashu Srivastav, chỉ huy trưởng lực lượng không quân diễn tập nhận định với hãng tin NDTV: hiệu quả tác chiến các phi công của ông là ‘đặc biệt” - Ông nói điều này với tư cách là một phi công Su-30 dày dạn kinh nghiệm của IAF- phi công của ông đã chứng minh cho thấy “sự năng động, linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường và điều kiện tác chiến mới, trên các tiêu chí này tôi sẽ đánh giá những thành quả đạt được là “đặc biệt”.
Su-30MKI Ấn Độ tham gia diễn tập tại Anh |
Cuộc diễn tập 10 ngày, bắt đầu từ 21.07 là đợt diễn tập lần thứ tư của chương trình diễn tập song phương Ấn – Anh có tên gọi là 'Indradhanush' bao gồm 3 nội dung: không chiến, phối hợp hành động và đặc nhiệm đường không. Máy bay Không quân Ấn Độ và nhân viên được sử dụng ba căn cứ Không quân Hoàng gia Anh: bốn chiếc Su-30 tiêm kích Ấn Độ sử dụng căn cứ không quân RAF Coningsby, C-17 và C-130J Hercules vận tải sử dụng căn cứ ở Brize Norton và lực lượng đặc nhiệm Garud Commandos của IAF hoạt động cùng lực lượng không quân Anh tại căn cứ Honington RFA.Không quân Ấn Độ cũng triển khai một máy bay tiếp dầu Ilyushin IL-78 ở căn cứ Brize Norton.
Bên trong buồng lái chiếc C-17 Globemaster vận tải của IFA, thành phần của lực lượng không quân Ấn Độ tham gia cuộc diễn tập Indradhanush. |
Phi đoàn IAF rời Ấn Độ vào ngày 15.07, các máy bay tiêm kích tiếp nhiên liệu hai lần trên không trước chặng nghỉ ngăn tại Taif thuộc Saudi Arabia (gần Jeddah). Phi đoàn tiếp tục bay đến Athens ngày 16.07, tiếp nhiên liệu một lần trên không.Sau khi nghỉ qua đêm, các máy bay tiêm kích IAF bay đến Anh sau khi tiếp nhiên liệu một lần trên không trung.
Đối với Không quân Hoàng gia Anh, cơ hội để huấn luyện phương pháp thực tế chiến đấu đối kháng với Su-30 của Nga là một trường hợp hiếm có, Su-30 MK được nhận xét là máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ thứ tư quá nổi tiếng. Ấn Độ lại là lực lượng không quân lớn nhất khai thác sử dụng những máy bay tiêm kích siêu cơ động thế hệ 4+ và IAF quan tâm đến việc nâng cao các kỹ năng Top Guns của mình chống lại tiêm kích danh giá Eurofighter Typhoon của RAF, những chiến đấu cơ này là lực lượng chủ lực của các không đoàn máy bay chiến đấu Không quân Hoàng gia Anh.
Tuần đầu tiên của cuộc diễn tập đọ sức với Su-30 (định danh NATO – Flanker), kịch bản là một loạt các tình huống không chiến. Bài tập đầu tiên là không chiến 1 đối 1, mỗi bên có một máy bay tiêm kích tham gia cận chiến “Visual Range (WVR)”, đeo bám và bắn tên lửa mô phỏng trong phạm vi hai dặm. Các bài tập phát triển lên mức biên đội 2 đối 2, hai tiêm kích Eurofighters Typhoon tham chiến cùng với hai Su-30, bài tập Hai đối một với nội dung hai Sukhoi đối đầu với một Typhoon và ngược lại. Đáng chú ý trong bài tập này, một Su-30 đơn độc đã tham chiến dogfight với hai Typhoon, tiêm kích phản lực Su-30 IAF là người chiến thắng khi 'bắn hạ' cả hai tiêm kích của 'kẻ thù'.
Trong tất cả các bài tập dogfight, Sukhois IAF có thể xoay chuyển rất nhanh nhẹn so với Typhoon do sử dụng động cơ lực đẩy vector và tính năng siêu cơ động, nhanh chóng thoát khỏi tầm ngắm của vũ khí tiêm kích đối phương. Su-30 luôn có khả năng đảo ngược tình thế bằng cách thay đổi góc vận tốc, chiếm lợi thế tấn công và khóa các tiêm kích RAF vào tầm ngắm của phi công Ấn Độ.
Các thiết bị trinh sát, truy tìm nâng cấp hồng ngoại, hệ thống theo dõi (IRST) mục tiêu, radar thụ động mà các Typhoon không thể phát hiện bị theo dõi, là ưu thế cho các phi công của Không quân Ấn Độ trong cận chiến đòi hỏi khả năng phát hiện mục tiêu nhanh, năng lực cơ động linh hoạt với tốc độ cao.
Su-30 vượt trội hơn hẳn trong các kỹ năng bay siêu cấp, thực hiện các đường lượn phức tạp với tải trọng lớn, bán kinh góc nhỏ đã khiến Typhoon nhanh chóng mất mục tiêu, đồng thời có khả năng chiếm khu vực tấn công bán cầu phía sau, thuận lợi cho đeo bám và phóng tên lửa.
Cả IAF và RAF đều nắm chắc và khai thác đầy đủ tính năng kỹ thuật hệ thống radar trên máy bay của hai bên, dù đó là tần số trong chế độ huấn luyện đào tạo, có nghĩa là tần số radar thực tế được sử dụng trong chiến đấu không bao giờ được công khai với lý do bảo mật.Tuy nhiên, phạm vi phát hiện mục tiêu của radar và các thiết bị quang điện tử khác của hai loại máy bay vẫn được giữ nguyên. Điều này khiến điều kiện huấn luyện gần sát với thực tế chiến đấu mỗi bên.
Phi công chiến đấu của các hai bên, từ nhóm các phi công trẻ Flight Lieutenants đến phi công cấp cao Group Captains đều điều động trực tiếp từ các phi đội Typhoon và các phi đội Su-30 “Winged Arrows” của IAF, có căn cứ tại Kalaikunda. Ý tưởng của cả hai bên là các phi công tham gia các hoạt động tác chiến hiện đại trên cùng một trình độ cơ sở căn bản. Chính vì vậy IAF đã không đưa bất kỳ một phi công cao cấp nào đang phục vụ trong lực lượng nòng cốt Phát triển Chiến thuật và tác chiến đường không “Tactics and Air Combat Development Establishment (TACDE)” tham gia.
Sang tuần thứ Hai, cuộc diễn tập chuyển sang phần có sự tham gia của lực lượng lớn hơn(LFE), các phi công Không quân Ấn Độ đã quen và khá thoải mái hành động trong điều kiện môi trường khí hậu Anh.Các đơn vị tham gia tập huấn sử dụng kịch bản phân đội bay hỗn hợp IAF sử dụng các tiêm kích Sukhoi với RAF Typhoon trong không chiến đối kháng với một tốp Su-30 bay cùng với Typhoon.
Sukhoi Su-30 MKI (trái) IAF bay với Eurofighter Typhoon RAF. |
Trong cuộc diễn tập đã sử dụng đội hình bay hỗn hợp 4 chống 4 tác chiến ngoài tầm nhìn và kết thúc với đội hình chiến đấu 8 chống 8 với sự tham gia của 16 phản lực cơ trên bầu trời gần Coningsby. Các phi công IAF thực hiện nội dung chia sẻ thông tin chiến thuật với các phi công RAF, sử dụng thông tin vô tuyến từ hệ thống liên kết dữ liệu của IAF (chia sẻ dữ liệu quan trọng từ radars và các thiết bị quan sát khác với máy bay đồng minh), hệ thống này vốn không tương thích với Hệ thống liên kết dữ liệu Link 16, được sử dụng trên các máy bay NATO như Typhoon.
Trước câu hỏi về hiệu suất tác chiến của các phi công Ấn Độ khi tham gia các buổi tập huấn có số lượng phi cơ lớn, chỉ huy trưởng, phi công cao cấp Ashu Srivastav nói với phóng viên báo NDTV: phi công của ông đã thể hiện "khá tốt" mặc dù "định lượng (kết quả) khá khó khăn".Đó không phải là bất ngờ đối với IAF khi "mất" một hoặc hai máy bay phản lực (khi một đội hình chiến thuật lớn gồm nhiều máy bay phối hợp tác chiến) được điều động và chỉ đạo bởi các cấp chỉ huy trong một trận không chiến cụ thể.
Cả hai bên thống nhất trong tập huấn mô phỏng trực quan ngoài tầm nhìn “Beyond Visual Range (BVR)” tên lửa không đối không của bên tấn công được phóng trong phạm vị 25 dặm và lực lượng phòng ngự phóng tên lửa ở phạm vi 22 dặm, có nghĩa là máy bay bị “bắn hạ” khi bị khóa ở khoảng cách này, điều này có thể không đúng trong thực tế chiến đấu, xét trên khả năng phòng thủ của Su-30.
Máy bay vận tải, tiếp dầu C-130 và Il-78 của IAF cũng tham gia vào các cuộc tập huấn có số lượng lớn, các máy bay được "bảo vệ" bởi các máy bay tiêm kích khi đang bay thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và bị lực lượng đối phương tấn công. Ví dụ như 4 chiếc Su – 30 bảo vệ một máy bay vận tải chống lại đòn tấn công của 7 máy bay tiêm kích đối phương.
Không quân Ấn Độ cũng không gặp khó khăn trong nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật, sửa chữa hỏng hóc với các máy bay tham gia diễn tập. Tất cả Su-30 luôn sẵn sàng cho các bài tập huấn diễn ra hàng ngày hai buổi tập, một vào buổi sáng, một vào buổi chiều với tám phi vụ trong ngày.
Các phi công Ấn Độ cũng ca ngợi sự hỗ trợ giúp đỡ có được từ RAF, Phi công cao cấp Ashu Srivastav nói với NDTV, "Những người chủ nhà Anh rất tuyệt. Họ luôn sẵn sàng mở rộng sự giúp đỡ, hỗ trợ đặc biệt trong chuyên ngành với chúng tôi."
Có ý nghĩa rất lớn trong tình bạn sâu sắc giữa các phi công vận tải C-17 của hai bên. Theo Chỉ huy trưởng, phi công cao cấp Ashu Srivastav: "Có mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các phi công trẻ. Các phi công C-17 của Không quân Hoàng gia muốn được giúp đỡ người dân ở Kathmandu (sau trận động đất Nepal). Chúng tôi đã thực hiện điều đó cho họ sau đó, điều này thực sự tuyệt vời. "Các phi công RAF mô tả hoạt động đổ bộ đường không và các bài tập huấn luyện đổ bộ, chia sẻ kinh nghiệm quan sát từ buồng lái máy bay vận tải quân sự lớn với các phi công IAF.Phi công Không quân Ấn Độ cũng trao đổi những kinh nghiệm điều khiển máy bay C-17 trên độ cao lớn.
Trong thập kỷ qua, Lực lượng Không quân Ấn Độ quan tâm phát triển Lực lượng đặc nhiệm đường không “Garud Commando Force” để bảo vệ các mục tiêu quan trọng như sân bay, kho tàng hậu cần kỹ thuật hàng không, căn cứ không quân và cũng được triển khai hoạt động tác chiến sâu trong hậu phương đối phương. Tham gia diễn tập cùng lực lượng đặc nhiệm của Anh tại nước sở tại, lực lượng biệt kích Garud IAF đã trải qua 96 giờ thực binh trong doanh trại của một khu vực đào tạo gần Honington. Họ tham gia các hoạt động chiến thuật như trinh sát, theo dõi giám sát mục tiêu và tham gia huấn luyện chiến đấu có hoạt động nhảy dù cùng với lực lượng đặc nhiệm đường không Anh Quốc.
Trao ảnh lưu niệm |
Đội IAF tham gia vào cuộcdiễn tập không chiếnchụp ảnh lưu niệm với Sukhoi Su-30 bên tráivà Typhoon bên phải. |
Không quân Ấn Độ tương tự như như lực lượng không quân Hoàng gia Anh, nhận định cuộc diễn tập là một cơ hội học tập lẫn nhau và huấn luyện đào tạo kinh nghiệm, không được xem như là một cuộc chiến giả định giữa Không quân Ấn Độ và Không quân Hoàng gia Anh, vốn là đồng minh thân cận và đối tác trong đối ngoại quốc phòng .Theo chỉ huy trưởng Ashu Srivastav, "Tất cả đơn giản chỉ là tinh thần học tập lẫn nhau của những người có kinh nghiệm và điều chỉnh các quy trình riêng của không quân chúng tôi."
Đối với IAF, các bài tập huấn ở nước Anh là thước đo kỹ năng tác chiến của phi công nói riêng và năng lực không chiến thực tế của Su – 30 MK trong biên chế. Thành quả của các bài tập huấn là tin tức tích cực, khiến các phi công tự tin hơn khi không chiến chống lại một trong những chiến đấu cơ tốt nhất của phương Tây.
Trịnh Thái Bằng theo InfoNet