Ván cờ Syria: Mỹ “gậy ông lưng ông“ với con bài người Kurd
VietTimes -- Kết quả cuộc tấn công chống lại người Kurd ở Afrin vùng lãnh thổ phía tây bắc Syria vẫn chưa rõ ràng nhưng đã có 2 điều chắc chắn. Một là quyết định sai lầm của Washington đã khiến điều này xảy ra. Hai là vị thế của Mỹ trong khu vực sẽ bị giảm sút và đây là kết quả chiến dịch nhành ô liu của Ankara.
Cuộc tấn công là một bất ngờ mới nhất của vị lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khó đoán, tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Ông Erdogan từng là người tham gia sớm nhất và tích cực nhất trong chiến dịch thay đổi chế độ tại Syria bắt đầu năm 2011, cùng năm NATO đã lật đổ chế độ của ông Muammar Gaddafi.
Thổ Nhĩ Kỳ có một đường biên giới dài với Syria đã là một nhà ủng hộ chính cho những nhóm Hồi giáo cực đoan có mối liên hệ với al-Qaeda, đã làm việc với Ả rập Xê-út và Qatar dưới sự chỉ đạo Mỹ cùng đối tác thầm lặng Israel. Sự phát triển của al-Qaeda thành IS tại Iraq là hậu quả trực tiếp đã được dự đoán trước của những nỗ lực trên. Chính quyền của ông Obama đã được Trung tâm tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo năm 2012 theo lệnh của trung tướng Michael Flynn.
Lực lượng người Kurd YPG luôn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.
Nhưng chính phủ Syria dưới sự lãnh đạo của tổng thống Bashar al-Assad đã gây ngạc nhiên cho nhiều người khi không bị sụp đổ mà còn cho thấy đã ngoan cường bám trụ để bảo vệ đất nước lâu đời với xã hội đa tôn giáo chống lại những nỗ lực bên ngoài để tạo ra một đất nước của những người theo tư tưởng cực đoan Wahhabi. Chính phủ Syria trở nên vững chắc khi Nga can thiệp quân sự vào đất nước này ở thời điểm tháng 9.2015, một diễn biến không được mong chờ bởi những đám đông đang muốn "Assad phải ra đi!"
Hai tháng sau một cuộc khủng hoảng nổ ra giữa thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ và Nga khi máy bay Thổ bắn rơi một chiếc Su-24 của Nga (với lý do máy bay Nga xâm nhập không phận Thổ Nhĩ Kỳ) và một những tay súng Thổ Nhĩ Kỳ đã giết hại một trong hai phi công Nga nhảy dù từ máy bay. Có thể khi đó ông Erdogan đã nghĩ ông có thể giáng một đòn vào Moscow và với sự chống lưng của NATO người Nga sẽ quay đầu chạy. Nhưng điều đó đã không xảy ra và có lý do để ông Erdogan cảm thấy mình đang bị cô lập.
Tháng 11.2015, quan hệ của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đóng băng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một chiếc Su-24 của Nga.
Sau đó vào tháng 7.2016 xảy ra vụ nổi dậy chống lại ông Erdogan. Mà theo ông hành động này được chỉ huy bởi cựu đồng minh Fethullah Gülen - một tu sĩ, hiện đang sống lưu vong tại Mỹ. Mặc cho mối quan hệ đóng băng giữa Nga-Thổ kể từ khi chiếc Su-24 bị hạ, Nga ra quyết định gây nhiều chỉ trích khi cứu chế độ của ông Erdogan và có thể là cả mạng sống của ông. Cùng thời điểm đó, đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ từ chối giao nộp ông Gülen - nhân vật có nhiều người ủng hộ đã bị ông Erdogan đàn áp trong một cuộc thanh trừng lớn với các nhóm đối lập với mục đích củng cố quyền lực.
Trên bình diện quốc tế, vụ nổi dậy thất bại đã khiến quan hệ giữa Ankara và Moscow xoay chiều. Vào tháng 12.2016, ông Erdogan tham gia cùng Nga với Iran những nước ủng hộ chính phủ Syria (chống lại các nhóm khủng bố được vũ trang bởi Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác) trong tiến trình hòa bình Astana.
Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức cuộc họp quốc tế để bàn về tiến trình hòa bình cho Syria.
Ông Erdogan nếu không hoàn toàn cắt đứt với liên minh chống tổng thống Assad thì ít nhất cũng có những bước đi cho riêng mình. Ví dụ ông đã không can thiệp khi Syria giải phóng Aleppo khỏi những nhóm al-Qaeda mà Ankara từng hậu thuẫn. Khi quân đội Syria giải phóng Deir ez-Zor khỏi IS ở phía đông Syria vào cuối 2017 và liên kết với quân đội Iraq (được hậu thuẫn bởi Iran và Mỹ) tại những vùng biên giới chung, IS đã gần như tan rã. Bước ngoặt này cho phép Damascus chuyển sự tập trung vào bất cứ khu vực nào trên đất nước nhất là khu vực tỉnh Idlib nơi al-Qaeda còn đang cố thủ. Cuộc chiến Syria vẫn chưa kết thúc nhưng sự kết thúc đang trong tầm mắt.
Chính những điều này thúc đẩy thay đổi với chính sách của Mỹ. Vào tháng 7.2017, Ankara đã tiết lộ những căn cứ quân sự của Mỹ nằm trong khu vực tây bắc Syria do người Kurd kiểm soát. Dù không có vấn đề gì với những ông chủ ở Washington, sự hiện diện này hoàn toàn trái luật của Mỹ (không có sự cho phép của nghị viện) và luật quốc tế mà các nhà chính trị Mỹ không buồn để mắt (không có sự cho phép của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, không có sự chứng minh là Mỹ đang tự vệ và tất nhiên không có lời mời can thiệp từ chính phủ Syria).
Mỹ hiện diện quân sự tại khu vực người Kurd phía bờ đông sông Euphrates trong khi người Nga và Syria chủ yếu ở phía bờ tây. Với những vụ ném bom đáng sợ, có vẻ như cả hai bên phải rất cẩn thận để không xung đột với nhau.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Mỹ sẽ ở lại Syria để ngăn ngừa ảnh hưởng của Iran và cho tới khi Assad ra đi.
Nếu Washington bằng lòng giữ nguyên tình huống trong khu vực, tổng thống Trump người đã đắc cử với lời hứa sẽ "nghiền nát và tiêu diệt IS" sẽ ở một vị trí thuận lợi để tuyên bố chiến thắng và rời khỏi Syria. Dù đã ra lệnh sử dụng tên lửa hành trình tấn công vào căn cứ không quân Syria vào tháng 4.2017 (với lý do trả đũa vụ tấn công hóa học mà chắc chắn không phải do chính phủ Syria thực hiện), ông Trump không muốn dấn sâu vào cuộc xung đột nơi mà ông đã từng ca ngợi Assad, Nga và Iran vì đã đánh IS. Ông cũng từng tuyên bố sẽ cắt nguồn hỗ trợ của CIA với các nhóm "nổi dậy" như al-Qaeda vào tháng 7.2017.
Nhưng hiện tại, Mỹ đã không rời Syria. Những người theo chủ nghĩa toàn cầu, các vị tướng lĩnh và những phe phái khác bao gồm cả những người bạn Israel và Ả rập Xê-út của họ đã chiến thắng và chính sách "nước Mỹ trước tiên" của ông Trump đã thất bại. Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố về "con đường phía trước" tại Syria mà hệ quả của nó là quay trở lại chính sách từ thời Obama với 5 điểm chính:
- Tiêu diệt IS và al-Qaeda. [nhiệm vụ đầu đã hoàn thành - Còn al-Qaeda vẫn là bên Mỹ và các đồng minh ngầm tài trợ trong 7 năm qua]
- Assad phải ra đi [thực tế việc thay đổi chế độ tại Syria là để che chở cho những người theo đạo Thiên Chúa không phải là mối bận tâm của Washington]
- Ngăn chặn người Iran [Thực tế Iran đang ở cánh cửa phía bắc Syria]
- Đưa những người tị nạn về nhà [Liệu đây có phải lý do mà Mỹ và đồng minh Châu Âu đang áp đặt những lệnh trừng phạt các khu vực do chính phủ Syria kiểm soát?]
- Xóa bỏ vũ khí hủy diệt hàng lo [kể từ năm 2002 Mỹ đã tấn công Iraq với lý do vũ khí hủy diệt hàng loạt và sa lầy vào cuộc chiến]
Điểm mấu chốt để thực hiện những điều trên là sử dụng người Kurd như lực lượng ủy nhiệm của Mỹ trong khu vực. Thực tế, khi CIA ngừng hỗ trợ al-Qaeda thì Lầu Năm Góc lại duy trì và phát triển việc trợ giúp lực lượng YPG người Kurd. Có vẻ đây là mối bất hòa giữa Langley và Bộ Quốc phòng. Dù vậy hiện tại đang có những tin đồn CIA sẽ lại quay lại hậu thuẫn. Nhưng với ông Erdogan thì điều đáng mừng là Mỹ đã thông báo kế hoạch tạo ra lực lượng an ninh biên giới (BSF) với 30.000 quân.
Với Thổ Nhĩ Kỳ, sự ủng hộ của Mỹ (có thể là với ý đồ chia cắt Syria) để tạo ra một vùng đất của người Kurd có thể so sánh với việc đảng PKK (đảng lao động người Kurd) trước đo định tạo ra vùng đất của người Kurd tại Iraq - Và đảng PKK thì được Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và NATO coi là một nhóm khủng bố. Vì thế, ông Erdogan tuyên bố ông sẽ chống lại "đội quân khủng bố" do Mỹ vũ trang và ông đã thề là "sẽ bóp nghẹt trước khi nó ra đời".
Mỹ có ý định tạo ra một đội quân an ninh biên giới với thành viên nòng cốt thuộc lực lượng SDF do người Kurd kiểm soát.
Có thể các quan chức Mỹ nghĩ họ có thể kiềm chế hành động đáp trả của Ankara hoặc những lời nói của ông Erdogan là khoa trương. Nhưng nếu vậy thì họ đã lầm. Hiện tại đã có thể xem những kế hoạch của người Thổ Nhĩ Kỳ tiến triển thế nào tại Afrin. Hiện tại đã có những ước đoán khi nào thì sẽ có cuộc tấn công thẳng vào Manbij tại khu vực chính ở phía đông Syria do người Kurd kiểm soát tại vùng Rojava nơi có hơn 2.000 lính Mỹ đang đóng quân. Thêm nữa, ông Erdogan đang có những nỗ lực để lo bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Kemalist ở Thổ Nhĩ Kỳ có khuynh hướng sẽ thực hiện điều này bằng cách tấn công vào những nhóm hồi giáo cực đoan đang có mặt tại 90.000 nhà thờ Hồi giáo trên đất nước này.
Afrin là một khu vực khó có thể bẻ gẫy. Manbij cũng có thể khó hơn khi Thổ Nhĩ Kỳ phải chống lại những rủi ro khi đối đầu với Mỹ. Nhưng người Kurd đang phải chiến đấu trên đất của họ với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, dân quân Thổ và các đồng minh al-Qaeda. Có thông tin, Damascus đã cho phép người Kurd đi từ Rojava mà họ kiểm soát ở phía đông qua vùng đất chính phủ Syria kiểm soát để tăng viện cho Afrin. Trong khi đó, hy vọng của những người Kurd rằng Mỹ sẽ tạo ra một "vùng cấm bay" để bảo vệ họ khỏi đồng minh NATO của Mỹ là một điều không tưởng.
Hiện tại, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang kết hợp với nhiều nhóm phiến quân khác tại Syria để tấn công vùng Afrin do người Kurd kiểm soát.
Trong khi chưa thể kết luận trong ngắn hạn chiến thắng sẽ thuộc về người Kurd hay người Thổ, một điều chắc chắn Mỹ là bên thua thiệt nhất về mặt chiến thuật và đây là vết thương Washington tự gây ra cho mình. Nếu ông Trump đang mắc kẹt với mục đích ban đầu của mình là chỉ tiêu diệt IS, ông có thể dựa trên những nỗ lực của quân đội Syria và không quân Nga để tuyên bố chính xác rằng "Nhiệm vụ đã hoàn thành" (tương phản với tuyên bố tai tiếng của ông Bush về Iraq năm 2003).
Nhưng hiện tại với cuộc phiêu lưu phù phiếm mà các vị tướng của ông Trump đã dẫn dắt (cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly) cùng với sự ưng thuận ngầm của Ngoại trưởng Tillerson, hiện tại ông Trump đang đưa Mỹ vào cuộc xung đột giữa đồng minh NATO Thổ Nhĩ Kỳ (về mặt pháp lý) và người Kurd - đồng minh Mỹ về mặt thực tiễn.
Nếu người Kurd thắng, NATO sẽ mất Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ thắng, kế hoạch sai lầm của Mỹ để ở lại Syria kết thúc. Mỹ sẽ chịu thiệt thòi trong cả hai trường hợp. Với những tác động tại Syria, người Kurd đang tìm kiếm cách để tuyên bố độc lập (việc tuyên bố độc lập của người Kurd tại Iraq năm trước đã thất bại) bằng cách đẩy sự may mắn của họ đi quá xa với việc tin tưởng vào tình bạn của Washington - thế lực bất cứ khi nào cũng có thể bỏ rơi họ. Cuối cùng, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đẩy người Kurd đên với Damascus - nơi mà họ chưa bao giờ cắt đứt hoàn toàn liên hệ.