Ván cờ siêu cường Mỹ, Trung Quốc: Sẽ nhiều va chạm, đổ vỡ bởi “cú sốc Donald Trump” (phần cuối)

VietTimes -- Học giả Trung Quốc nhận định sẽ có nhiều hơn những sự đổ vỡ và va chạm trong những năm tới bởi "cú sốc Trump" bên phía Mỹ. Rộng hơn là giới truyền thông đã thổi phồng "cuộc chiến thương mại" đang diễn ra...

T Phi Biu, giám đc khoa nghiên cu thương mi và đu tư ti Vin nghiên cu quan h quc tế hin đi Trung Quc

Không ai có thể phủ nhận quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, một quyền lực lớn nhất và một quyền lực đang trỗi dậy là mối quan hệ quan trọng và phức tạp nhất trong thế kỷ 21.

Trong 40 năm qua, đặc biệt là sau khi Trung Quốc mở cửa và cải cách trong thập niên 1970, quan hệ Mỹ-Trung đã được củng cố theo cả hai hướng đi lên và đi xuống. Hai nước có mối liên quan mật thiết về kinh tế và tài chính khiến cho bất cứ một sự đổ vỡ nào trong mối quan hệ song phương sẽ dẫn tới những thiệt hại lớn và những chấn động về thị trường ở cả hai nước và trên toàn thế giới.

Cần cân nhắc tới những thực tế như các nhà xưởng của Mỹ tại Trung Quốc tạo nên lợi nhuận hơn 200 tỷ USD mỗi năm và Trung Quốc xuất khẩu thường niên hơn 500 tỷ USD các sản phẩm vào Mỹ, mà phần lớn được sản xuất, xuất khẩu và trở thành lợi nhuận của rất nhiều công ty từ Mỹ cho đến các nước khác.

Ông Từ Phi Biểu cho rằng quỹ đạo của những mối quan hệ và sự liên quan sâu sắc về mặt lợi ích của hai nước đồng nghĩa với việc quan hệ Mỹ-Trung sẽ vẫn ổn định trong tương lai gần.
Ông Từ Phi Biểu cho rằng quỹ đạo của những mối quan hệ và sự liên quan sâu sắc về mặt lợi ích của hai nước đồng nghĩa với việc quan hệ Mỹ-Trung sẽ vẫn ổn định trong tương lai gần.

Hai nước có những lợi ích chung liên quan mật thiết tới nhau trong một thế giới liên kết và toàn cầu hóa, cả hai đều hưởng lợi lớn từ mối quan hệ này. Từ quan điểm của Trung Quốc, một mối quan hệ Mỹ-Trung được củng cố và cải thiện đồng nghĩa với một môi trường phát triển bên ngoài có lợi cho Trung Quốc. Điều này mang tính cốt tử, chưa kể đến mặt kỹ thuật, vốn và thị trường lớn của Mỹ, bao gồm tất cả các yếu tố quan trọng tới nền kinh tế của Trung Quốc.

Từ phía Mỹ, lợi nhuận cũng rất khổng lồ và rõ ràng. Quan hệ Mỹ-Trung đã đẩy mạnh những lợi ích chiến lược của Mỹ, như cân bằng và làm suy yếu Liên Xô, chiến thắng Chiến tranh Lạnh, cuộc chiến chống khủng bố và chống lại sự sinh sôi nảy nở của vũ khí hủy diệt hàng loạt. Mối quan hệ này sẽ tiếp tục gặt hái lợi nhuận cho Mỹ trong tương lai với các vấn đề như biến đổi khí hậu, chống lại các phần tử cực đoan, đem lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên và giải quyết những vấn đề với Iran, an ninh mạng...

Những sản phẩm với số lượng lớn, giá thành rẻ, chất lượng cao từ Trung Quốc - một thị trường lớn thứ 2 trên thế giới cũng mang lại lợi nhuận lớn cho Mỹ. Một vấn đề cần nhấn mạnh là trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc vẫn tiếp tục mua hàng nghìn tỷ tài sản và nợ của Mỹ, gắn chặt tiền tệ của Trung Quốc với đồng USD, giúp duy trì vai trò thống trị của Mỹ trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện tại.

Quỹ đạo của những mối quan hệ và sự liên quan sâu sắc về mặt lợi ích của hai nước đồng nghĩa với việc quan hệ Mỹ-Trung sẽ vẫn ổn định trong tương lai gần.

Tất nhiên, sẽ có nhiều hơn những sự đổ vỡ và va chạm trong những năm tới bởi "cú sốc Trump" bên phía Mỹ. Rộng hơn là giới truyền thông đã thổi phồng "cuộc chiến thương mại" đang diễn ra. Có một khả năng rất nhỏ cho việc hai nước sẽ quay lưng trở thành kẻ thù nhưng hai nước cũng sẽ không trở thành những người bạn tốt. Thời điểm hiện tại Mỹ phải đối mặt với một địch thủ khác: một người khổng lồ hạt nhân đang mở cửa và xây dựng một cộng đồng chung vận mệnh.

Vương Tp Tư ch nhim vin nghiên cu chiến lưc và quc tế thuc đi hc Bc Kinh và là biên tp ca sách S tri dy ca Trung Quc và s thay đi trt t Đông Á

Mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ không mang số phận của một cuộc chạm trán theo kiểu Chiến Tranh Lạnh cũng không phải tránh một cuộc xung đột chết người. Xu hướng sẽ là những mối quan hệ trở nên xấu hơn cho tới khi cả Trung Quốc và Mỹ nhận thức được một bi kịch về khủng hoảng mà hai bên phải đàm phán để có thể khoan thứ lẫn nhau.

Nhìn lại lịch sử, chính Trung Quốc chứ không phải Mỹ đã đóng vai trò chính trong việc định hình mối quan hệ. Trung Quốc đã thay đổi đặc trưng quan hệ với Mỹ năm 1949 khi nhà nước Trung Quốc được thành lập. Trung Quốc một lần nữa lại định hình lại tình trạng mối quan hệ sau năm 1978 khi lãnh đạo nước này quyết định bắt tay vào cải cách và mở cửa. Kể từ đó, kinh tế Trung-Mỹ và các mối quan hệ văn hóa bắt đầu thành công. Những thay đổi lớn trong chính trị Mỹ, như quyền tự do cá nhân, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sự thay đổi chính quyền tại Washington đã ảnh hưởng lớn tới khung cảnh tương tác Mỹ-Trung.

Theo ông Vương Tập Tư cả Mỹ và Trung Quốc đang phải chạm trán với những thách thức lớn hơn ở nội địa - lớn hơn và cấp thiết hơn những tranh chấp về vấn đề địa chiến lược ở nước ngoài.
 Theo ông Vương Tập Tư cả Mỹ và Trung Quốc đang phải chạm trán với những thách thức lớn hơn ở nội địa - lớn hơn và cấp thiết hơn những tranh chấp về vấn đề địa chiến lược ở nước ngoài. 

Hiện tại, một lần nữa nguyên nhân chính là quyền lực và hành vi của Trung Quốc đã thay đổi mối liên kết song phương. Người Mỹ đã được báo nguy bởi sự mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc, ví dụ như "vành đai - con đường" và sự củng cố vai trò của đất nước trong kinh tế và xã hội cùng với sự thống nhất về lãnh đạo của đảng cộng sản cùng với cương lĩnh của mình. Sự va chạm về thương mại hiện tại chỉ phản ánh một vấn đề sâu hơn, rộng hơn về sự phân cấp trong những giá trị chính trị, cấu trúc quyền lực và mục tiêu quốc gia giữa hai cường quốc.

Mỹ hiện tại coi Trung Quốc là mối đe dọa chính bên ngoài trong khi những cam kết và ràng buộc với các nước khác đang yếu đi. Trung Quốc có vẻ như đang điềm tĩnh bước tới để trở thành "người thay đổi cuộc chơi" toàn cầu thách thức các giá trị và thủ đoạn của phương Tây. Tuy nhiên, cả hai nước đang phải chạm trán với những thách thức lớn hơn ở nội địa - lớn hơn và cấp thiết hơn những tranh chấp về vấn đề địa chiến lược ở nước ngoài. 

Cả Trung Quốc và Mỹ đều đang trải qua những thay đổi lớn trong nội địa và đích đến sẽ xác định cách thức và con đường để hồi phục lại những liên kết mang lại lợi ích cho cả hai phía trong 40 năm qua. Trung Quốc thay đổi rất nhanh so với Mỹ. Nhưng Trung Quốc sẽ tiếp tục thay đổi nhịp đi và con đường của mình để cuối cùng có thể đi đúng hướng. Để tránh vận rủi, hai nước phải cạnh tranh lẫn nhau trong một cuộc cạnh tranh lành mạnh để xem nước nào tốt hơn trong việc khiến người dân của mình hài lòng hơn và ai sẽ được tôn trọng hơn trên thế giới.