Trường KD&CN phải hoàn thành một số điều kiện mới được tuyển sinh ngành Y-Dược

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN chưa được tuyển sinh 2 ngành Y, Dược, vì đang thiếu một số yếu tố như 2 đoàn kiểm tra liên bộ nhận định - bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Quyền vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết.
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ nơi đang bắt đầu mở ngành Y - Dược.
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ nơi đang bắt đầu mở ngành Y - Dược.

16h ngày 28/12, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đoàn kiểm tra liên Bộ GD&ĐT - Y tế đã chính thức thông báo về việc kiểm tra điều kiện mở ngành Y - Dược của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (KD&CN) đến các cơ quan báo chí. 

Theo đó, phía trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội báo cáo: Sau khi nghiên cứu khảo sát nhu cầu trên địa bàn Thủ đô và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng về việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, kết hợp với việc tham khảo một số trường đa ngành có đào tạo ngành Y đa khoa và ngành dược học của cả nước, kể cả công lập và tư thục, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã triển khai việc đăng ký mở ngành y đa khoa và ngành dược học.

Nhà trường đã mời ông Nguyễn Quốc Triệu - Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế và ông Trịnh Quân Huấn về làm cố vấn cho trường trong việc mở ngành y đa khoa và ngành dược học.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Quyền vụ trưởng Vụ giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho biết: “Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN chưa được tuyển sinh 2 ngành Y, Dược, vì đang thiếu một số yếu tố như 2 đoàn kiểm tra liên bộ nhận định. Khi nào trường đáp ứng đủ và báo cáo 2 bộ, 2 bộ xem xét thì mới cho tuyển sinh.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Quyền vụ trưởng Vụ giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho biết: “Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN chưa được tuyển sinh 2 ngành Y, Dược, vì đang thiếu một số yếu tố như 2 đoàn kiểm tra liên bộ nhận định. Khi nào trường đáp ứng đủ và báo cáo 2 bộ, 2 bộ xem xét thì mới cho tuyển sinh.

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội quyết định thành lập khoa Y, mời GS.TS Lê Anh Tuấn - Nguyên giám đốc Sở Y tế HN làm trưởng khoa. Thành lập khoa dược mời GS.TS Lê Văn Truyền - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng khoa.

Khi có sự chưa thống nhất giữa 2 bộ GD&ĐT và Bộ Y tế về quyết định cho phép tuyển sinh 2 ngành Y đa khoa và Dược, thì Bộ GD&ĐT có quyết định cho trường này mở ngành đào tạo Y - Dược, khiến dư luận băn khoăn. Liên bộ đã có đoàn kiểm tra về vấn đề này. Đoàn kiểm tra thống nhất đánh giá như sau:

Đối với ngành dược học: Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế đồng ý để trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo ngành dược học từ 2016 nếu thực hiện xong hợp đồng mua bán, thiết đã ký trị giá 23 tỉ đồng. Bổ sung tối thiểu 1 thạc sĩ môn phân tích kiểm nghiệm và báo cáo Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế.

Chỉ tiêu xác định theo đúng thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ GD&ĐT. 

Đối với ngành Y đa khoa
: Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế sẽ xem xét cho phép trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh sau khi trường bổ sung đội ngũ (có tham khảo công văn số 7836 của Bộ Y tế), trong đó có một tiến sĩ sản khoa, 6 giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành của 6 môn học: Chẩn đoán hình ảnh, truyền nhiễm, tâm thần, ký sinh trùng, sinh lý bệnh miễn dịch, mô phôi, thực hiện các hợp đồng mua bán trang thiết bị đã ký trị giá 11 tỉ đồng.

Đề nghị trường khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để sớm được công nhận là phân hiệu của trường tại Từ Sơn - Bắc Ninh. 

Ngày 28/12, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ký quyết định số 6751/BGDĐT-GDĐH, về việc thực hiện kết luật của Đoàn kiểm tra Liên bộ ngày 23/12/2015 ký chuyển, gửi trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có nội dung như sau: 

Tiếp theo Quyết định số 5758-QĐ-BGDĐT ngày 19/11/2015 về việc cho phép trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y đa khoa và Dược học, về việc tuyển sinh hai ngành trên, Bộ GD&ĐT đồng ý với các nội dung kết luận tại biên bản kiểm tra ngày 23/12 của đoàn kiểm tra liên bộ Giáo dục và Đào tạo - Y tế.

Bộ GD&ĐT yêu cầu trường đại học Kinh doanh và Công nghệ HN thực hiện đúng các nội dung kết luận tại biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra liên bộ, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ GD&ĐT.

Trong buổi họp báo chiều nay (28/12), bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Quyền vụ trưởng Vụ giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho biết: “Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN chưa được tuyển sinh 2 ngành Y, Dược, vì đang thiếu một số yếu tố như 2 đoàn kiểm tra liên bộ nhận định. Khi nào trường đáp ứng đủ và báo cáo 2 bộ, 2 bộ xem xét thì mới cho tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD&DT không áp dụng vào năm 2016 hay bất cứ năm nào, chỉ khi trường đáp ứng yêu cầu thì 2 bộ mới cho phép trường tuyển sinh”.

Cũng trong buổi họp báo, ông Nguyễn Minh Lợi – Phó Cục trưởng Cục KHCN&ĐT -  Bộ Y tế cũng đồng ý với ý kiến của đại diện Bộ GD&ĐT.

Trước đó, vào ngày 19/11, Thứ trưởng – Bộ Giáo dục và Đào Tạo Bùi Văn Ga - ký chuyển Quyết định số 5758/QĐ-BGDĐT có ghi rõ: “Cho phép Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo trình độ đại học, hệ chính quy ngành Y đa khoa, mã số: 52720101; Dược học, mã số: 52720401.

Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các ngành trên nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của Trường. Việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập và cấp bằng tốt nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành”.

Trả lời PV Infonet, GS.TS Vũ Văn Hóa – Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết: “Sau 3 năm làm hồ sơ xin ý kiến các cơ quan chức năng thì đến lúc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ đào tạo trình độ Đại học hệ chính quy ngành Y đa khoa và Dược học".

GS.TS Vũ Văn Hóa – Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trả lời PV Infonet về vụ việc.
GS.TS Vũ Văn Hóa – Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trả lời PV Infonet về vụ việc.

Cũng trong khoảng thời gian này, Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Quyền Vụ trưởng Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cũng trả lời PV Infonet rằng: “Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ, Hà Nội không thể tuyển sinh ngành này trong năm nay, vì đã hết hạn tuyển sinh theo lịch chung của cả nước. Việc cho phép mở ngành ở thời điểm này trước hết là do trường đã đảm bảo đủ điều kiện theo qui định.

Thứ hai là để cho trường có kế hoạch thu hút thêm được giảng viên giỏi về tham gia giảng dạy, các giảng viên đã được tuyển dụng cũng yên tâm làm việc; trường cũng có thể tập trung chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để triển khai công tác đào tạo”.

Việc trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội được phép tuyển sinh ngành Y đa khoa và Dược học đã khiến dư luận lo ngại và tranh cãi về chất lượng đào tạo bác sĩ, một ngành nghề liên quan đến tính mạng con người, khi trường dự kiến lấy điểm chuẩn đầu vào là 20.

GS. Trần Phương - Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói: “Từ ngày thành lập trường, chúng tôi không hề đút lót để được thành lập khoa này, khoa khác kể cả khi mở 2 ngành Y đa khoa và Dược sĩ".
GS. Trần Phương - Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói: “Từ ngày thành lập trường, chúng tôi không hề đút lót để được thành lập khoa này, khoa khác kể cả khi mở 2 ngành Y đa khoa và Dược sĩ".

GS. Trần Phương - Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói: “Từ ngày thành lập trường, chúng tôi không hề đút lót để được thành lập khoa này, khoa khác kể cả khi mở 2 ngành Y đa khoa và Dược sĩ”.

Theo Infonet