Trước Covid-19, “dịch cúm” đã được tiên đoán trên màn ảnh như thế nào

VietTimes -- Trước khi Covid-19 xuất hiện, dịch cúm đã trở thành đề tài ưa thích để các nhà làm phim khai thác. Tuy là giả tưởng nhưng các khía cạnh được các nhà làm phim đưa ra cũng đã phần nào phản ánh được hiện thực những gì đã và đang diễn ra như trong đại dịch Covid-19.
Trước khi Covid-19 xuất hiện, dịch cúm đã trở thành đề tài ưa thích để các nhà làm phim khai thác.
Trước khi Covid-19 xuất hiện, dịch cúm đã trở thành đề tài ưa thích để các nhà làm phim khai thác.

The Simspons - Marge in Chains (1993)

The Simspons (Gia đình Simpsons) là một series phim hoạt hình hài hước, châm biếm khá thâm và sâu về các vấn đề chính trị, xã hội. Bộ phim từng tiên đoán chuẩn xác một số sự kiện đã xảy ra trong tương lai như tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Disney mua lại Fox, cá 3 mắt do nhiễm phóng xạ, khủng hoảng nợ công của Hy Lạp,...; trong đó có cả “dịch cúm” bắt nguồn từ châu Á.

Cúm Osaka với virus từ mèo trong tập Marge in Chains series The Simpsons.
Cúm Osaka với virus từ mèo trong tập Marge in Chains series The Simpsons.

Trong tập 21 mùa 4 “Marge in Chains” vào năm 1993, bộ phim đã đề cập đến một dịch cúm có nguồn gốc từ Osaka (Nhật Bản) và lan truyền đến Springfield (một thị trấn giả tưởng ở Mỹ). Tại Osaka, một loại virus từ mèo đã lây truyền sang những người tiếp xúc gần với động vật này và gây nên bệnh cúm ở người (Osaka flu). Các công nhân Osaka bị nhiễm virus trong quá trình làm việc đã ho và truyền virus vào những kiện hàng máy ép trái cây gửi đến Springfield. Tại Springfiled, các cư dân mở kiện hàng chứa virus và bị nhiễm. Virus từ các kiện hàng phát tán khắp nơi và lây lan ra toàn thị trấn. Người nhiễm virus có triệu chứng ho, sốt, khó thở,...

Có thể thấy, người xem dễ nhận được điểm chung của đại dịch Covid-19 với dịch cúm Osaka trong The Simpsons Movie như cùng xuất phát từ châu Á, lây nhiễm từ động vật, triệu chứng bệnh khá giống nhau.

The Simpsons Movie 2007 cũng tiên đoán chính xác tài tử điện ảnh Tom Hanks bị cách ly với câu thoại: “Chào mọi người, tôi là Tom Hanks. Nếu các bạn gặp tôi ngoài đời, làm ơn hãy tránh xa” và thực tế vợ chồng Tom Hanks đã xác nhận dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày12/03.

Contagion (2011)

Bộ phim về dịch bệnh Contagion phản ánh sự hoảng loạn, tâm lý đám đông và nhiễu loạn thông tin.
Bộ phim về dịch bệnh Contagion phản ánh sự hoảng loạn, tâm lý đám đông và nhiễu loạn thông tin.

Contagion (Bệnh truyền nhiễm) là một phim giả tưởng Mỹ của đạo diễn Steven Soderbergh với dàn diễn viên toàn sao hạng A kể về loạt sự kiện xảy khi một dịch bệnh bùng phát dữ dội trên toàn cầu cướp đi sinh mạng của 26 triệu người. Dịch bệnh do virus truyền nhiễm gây chết người MEV-1 (loại virus trong phim) có nhiều đặc điểm giống với những virus ngoài đời thực như SARS-CoV (virus gây bệnh SARS), H1N1 và SARS-CoV-2 (virus gây bệnh Covid-19) như nguồn gốc virus là rơi và lợn, lây nhiễm qua đường hô hấp và tiếp xúc với cơ thể người bệnh.

Phim được đánh giá cao khi lột tả chân thực nỗi sợ hãi tột độ và sự hoảng loạn còn lan nhanh hơn cả virus của toàn nhân loại trước đại dịch toàn cầu như những gì SARS, MERS, H1N1, H5N1 và Covid-19 đã diễn ra, chạm đến nhiều vấn đề nhức nhối nhất về dịch bệnh: Sự nhiễu loạn thông tin trên Internet và mạng xã hội, sự mua sắm hoảng loạn và nạn đầu cơ tích trữ các nhu yếu phẩm, sự hỗn loạn và sụp đổ trật tự xã hội, quy trình khoa học nhận diện và phác họa dịch bệnh mới, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp khi đứng trước thảm họa, hậu quả và hạn chế của những kế hoạch đối phó dịch bệnh sai lầm,…

Contagion khắc họa điển hình vấn nạn tâm lý đám đông và những hành vi tập thể gây mất trật tự xã hội khi dịch bệnh bùng phát. Sự bối rối và bất lực trong việc kiểm soát thông tin, đặc biệt là sự ra đời của các kênh truyền thông xã hội như blog là nguồn tài nguyên màu mỡ cho những kẻ xấu tung lên là lan truyền những tin tức xuyên tạc, sai lệch, gây hoang mang dư luận và sự hoảng loạn trong dân chúng. Bộ phim được giới phê bình đánh giá là một trong những phim về đại dịch và khủng hoảng y tế hay nhất mọi thời đại.

The Flu (2013)

Thảm họa nhân đạo trong The Flu được đẩy lên cao trào đến kịch điểm.
Thảm họa nhân đạo trong The Flu được đẩy lên cao trào đến kịch điểm.

The Flu (Đại dịch cúm) là một bộ phim giả tưởng Hàn Quốc của đạo diễn Kim Sung-su khai thác vấn đề thảm họa nhân đạo xảy ra dịch bệnh bùng phát. Mọi chuyện bắt đầu tại quận Budang, thành phố Seongnam, cách Seoul 19km. Một chủng virus H5N1 đột biến và gây chết người chỉ trong vòng 36 giờ kể từ khi ủ bệnh, được đưa vào thành phố qua một chiếc container buôn người vận chuyển người nhập cư bất hợp pháp. Toàn bộ người trong xe đã chết và chỉ còn duy nhất một người sống sót. Từ chiếc xe, virus lây nhiễm trên toàn thành phố qua đường hô hấp với tốc độ 3.4 người/giây, 2,000 ca/giờ, tỷ lệ tử vong 100% và chỉ có thuốc chữa nhờ kháng nguyên của người còn sống duy nhất trên container.

Nối tiếp trong Flu là những thước phim gây sốc đến kinh hoàng và đầy ám ảnh về bạo lực, tranh cướp, những đám đông điên cuồng, hoảng loạn tràn ngập các bệnh viện và siêu thị. Bệnh viện quá tải, người người gục ngã trên đường, toàn thành phố bị phỏng tỏa. Mọi người phải đeo khẩu trang và trợ thở oxy, tìm cách thoát thân khỏi thành phố và những cuộc chia lìa không mong muốn. Các quan chức, chuyên gia tháo chạy đến Seoul, bỏ lại nửa triệu dân hỗn loạn. Những người nhiễm bệnh bị cách ly, bị bắn chết, thiêu sống, chôn sống dù đó là trẻ em, xác người chất đống tại sân vận động. Bạo loạn bùng nổ khi tổng thống thất hứa trong việc giải phóng những người không bị nhiễm bệnh. Thảm họa nhân đạo trong phim được đẩy lên cao trào đến kịch điểm.