Trung Quốc tập trận ba hạm đội lớn để cảnh cáo Hàn Quốc về việc triển khai THAAD

VietTimes -- Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận thường lệ, nhưng luôn lựa chọn thời điểm để đáp trả đối phương, việc cho 3 hạm đội lớn cùng tập trận là để tăng cường khả năng tác chiến liên hợp, sẵn sàng đánh thắng...
Ngày 1/8/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông. Trong hình là tàu Trịnh Châu bắn tên lửa đối hải. Ảnh minh họa: Hải quân Trung Quốc.
Ngày 1/8/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông. Trong hình là tàu Trịnh Châu bắn tên lửa đối hải. Ảnh minh họa: Hải quân Trung Quốc.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 29/11 cho hay ngày 28/11, trang tin Hải quân Trung Quốc có bài viết tuyên truyền về thành tích của Hải quân Trung Quốc khi tròn 1 năm cải cách quân đội Trung Quốc.

Bài viết lần đầu tiên tiết lộ, vào trung tuần tháng 9/2016, trên 100 tàu hiến, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức cho vài chục máy bay của 3 hạm đội lớn cùng với các lực lượng như phòng không, tên lửa bờ biển, đối kháng điện tử tiến hành diễn tập đối kháng thực binh, bắn đạn thật ở nhiều vùng biển, vùng trời như biển Hoàng Hải, Bột Hải, trọng điểm là kiểm nghiệm các khả năng như trinh sát, cảnh báo sớm, dẫn đường tầm xa, tấn công chính xác, đột kích liên hợp, phòng vệ đa chiều.

Bài viết còn tổng hợp những cuộc tập trận quy mô lớn ở Biển Đông, biển Hoa Đông được công khai với bên ngoài trước đó. Điều này có nghĩa là, trong 3 tháng gồm tháng 7, 8 và 9/2016, Hải quân Trung Quốc liên tiếp tổ chức tập trận ở các vùng biển như Biển Đông, Đông Hải, Bắc Hải. 3 cuộc tập trận này đều có các đặc điểm như quy mô lớn, binh chủng đầy đủ.

Căn cứ vào thông tin công khai hiện nay, 3 cuộc tập trận này đều có quy mô lớn, lực lượng tham gia đều có trên 100 tàu chiến, vài chục máy bay chiến đấu, liên quan đến tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, lực lượng đường không, lực lượng phòng thủ bờ biển.

Dựa vào sự khác nhau của các vùng biển diễn tập, lực lượng tham gia lần lượt lấy Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Bắc Hải làm chính.

Ngày 1/8/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông. Trong hình là tàu Trịnh Châu bắn tên lửa đối hải. Ảnh: Chinanews
Ngày 1/8/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông.

Ngoài ra, theo các thông tin công khai, tướng lĩnh cấp cao quân đội đều lần lượt đích thân tới hiện trường diễn tập ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Ngoài Tư lệnh Ngô Thắng Lợi, Chính ủy Hải quân Miêu Hoa, khi diễn tập ở Biển Đông có có sự tham gia của Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên quân Quân ủy Thượng tướng Vương Quan Trung và Tư lệnh Chiến khu miền Nam Thượng tướng Vương Giáo Thành.

Trong thời gian diễn tập ở biển Hoa Đông, các Thượng tướng như Tư lệnh Lưu Việt Quân và Chính ủy Trịnh Vệ Bình của Chiến khu miền Đông đều tham gia.

Do đó có thể suy đoán, trong thời gian diễn tập ở Bắc Hải, các nhà lãnh đạo cấp cao của Hải quân Trung Quốc và Chiến khu miền Bắc cũng có khả năng đích thân tham gia chỉ đạo tại hiện trường.

Ngoài ra, thời gian diễn ra 3 cuộc diễn tập này đều đúng vào lúc xảy ra các sự kiện nóng. Chẳng hạn cuộc tập trận thực binh trên Biển Đông diễn ra vào tháng 7 và tháng 8/2016 với sự tham gia chủ yếu của Hạm đội Nam Hải, đã được tổ chức vào thời điểm Tòa trọng tài ở The Hague, Hà Lan đưa ra phán quyết đối với vụ kiện Biển Đông của Philippines.

Chuyên gia phân tích cho rằng, Quân đội Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự với bên ngoài là để thể hiện thái độ "kiên định".

Cuộc tập trận của 3 hạm đội lớn lần thứ hai diễn ra ở biển Hoa Đông, thời gian đúng vào dịp kỷ niệm thành lập Quân đội Trung Quốc. Vào tháng 8 hàng năm, báo chí Nhật Bản đều theo dõi chặt chẽ các động thái của Trung Quốc, bởi vì ngày 15/8 Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, ngày 3/9 là ngày kỷ niệm chiến thắng chống Nhật ở Trung Quốc. Hai thời điểm này đã trở thành "chong chóng đo chiều gió" của quan hệ Trung - Nhật.

Ngày 1/8/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông. Trong hình là tàu Trịnh Châu bắn tên lửa đối hải. Ảnh: QQ
Ngày 1/8/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông. Trong hình là tàu Trịnh Châu bắn tên lửa đối hải. Ảnh: QQ

Theo báo chí quốc tế, trong thời điểm tình hình căng thẳng trên biển ở khu vực trầm trọng hơn, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận ở biển Hoa Đông, bắn tên lửa và ngư lôi, cho thấy khi cần thiết Bắc Kinh sẽ dùng "vũ lực" để bảo vệ các yêu sách về chủ quyền.

Thời điểm diễn ra cuộc tập trận ở biển Hoàng Hải, Bột Hải của 3 hạm đội lớn Trung Quốc trong năm nay trùng với thời điểm Hàn Quốc quyết định triển khai THAAD, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Ngày 6/9, tại cuộc họp báo chung được tổ chức sau hội đàm ở Vientaine, Lào, nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc tuyên bố Hàn Quốc và Mỹ sẽ thông qua tăng cường lực lượng phòng thủ chung và mở rộng khả năng răn đe đối với Triều Tiên, bao gồm triển khai THAAD.

Tổng thống Hàn Quốc bà Park Geun-hye và Tổng thống Mỹ ông Barack Obama đều xác nhận quyết tâm triển khai THAAD, đã phát đi tín hiệu rõ ràng không thể thay đổi đối với Trung Quốc.

Ngày 8/9, Cục Thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói với tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc rằng: "Do nguyên nhân sắp xếp công việc, Trung Quốc năm nay không cử cán bộ tham gia Đối thoại quốc phòng Seoul".

Báo chí Quân đội Trung Quốc bình luận cho rằng Trung Quốc nhân cơ hội này tiếp tục phát đi tín hiệu rõ ràng với Hàn Quốc rằng: Không được bàn tới triển khai THAAD nữa.

Sau đó, vào trung tuần tháng 9/2016, Hải quân Trung Quốc tổ chức cho 3 hạm đội lớn tiến hành diễn tập đối kháng thực binh, bắn đạn thất ở nhiều vùng biển, vùng trời như biển Hoàng Hải và Bột Hải, diễn tập "trọng điểm kiểm tra các khả năng như do thám cảnh báo sớm, dẫn đường tầm xa, tấn công chính xác, đột kích liên hợp, phòng hộ đa chiều".

Ngày 1/8/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông. Trong hình là tàu Trịnh Châu bắn tên lửa đối hải. Ảnh: Chinanews
Ngày 1/8/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông. Trong hình là tàu Trịnh Châu bắn tên lửa đối hải. Ảnh: Chinanews

Ngày 28/11, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng mục đích của các khoa mục diễn tập này rất rõ ràng, đó là muốn kịp thời tìm kiếm, phát hiện và chộp được mục tiêu, đồng thời tiến hành tấn công.

Được biết, phòng thủ tên lửa chỉ là một trong những chức năng của hệ thống THAAD, ngoài ra còn có thể tiến hành trinh sát đối với các mục tiêu. "Cho nên, khi THAAD tiến hành trinh sát, chúng tôi phải kịp thời phát hiện; ngoài ra, khi họ tiến hành đánh chặn, chúng tôi cần có khả năng kịp thời tiến hành dò tìm, theo dõi, có thể kịp thời phát hiện các biện pháp đánh chặn và quá trình tấn công.

Trong khi đó, dẫn đường tầm xa có nghĩa là không chỉ muốn tiến hành theo dõi đối với các mục tiêu của đối phương, mà còn muốn dẫn đường cho vũ khí tên lửa của mình tiến hành tấn công bất cứ lúc nào" - Lý Kiệt nói.

Tuy nhiên, theo giải thích của tờ Thời báo Hoàn Cầu, lúc này là cao trào tiến hành hoạt động diễn tập, huấn luyện của Quân đội Trung Quốc, dư luận bên ngoài không cần tiến hành giải thích quá mức về cuộc tập trận bình thường này, thời gian là một sự trùng hợp.

Về lý do Trung Quốc không công khai cuộc tập trận này, Lý Kiệt cho rằng khi đó việc Hàn Quốc triển khai THAAD hoàn toàn chưa phải là sự lựa chọn xác định cuối cùng. Thông qua cuộc tập trận này, Trung Quốc một mặt gây sức ép với Hàn Quốc, nhưng cũng không muốn kích thích quá mức đối với Hàn Quốc.

Hơn nữa, khi đó, Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao cũng đã tiến hành một loạt phản đối, cộng với người dân Hàn Quốc phản đối, hy vọng nhà cầm quyền Hàn Quốc thay đổi thái độ về việc triển khai THAAD.

Ngày 1/8/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông. Trong hình là tàu Trịnh Châu bắn tên lửa đối hải. Ảnh: Chinanews
Ngày 1/8/2016, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông. Trong hình là tàu Trịnh Châu bắn tên lửa đối hải. Ảnh: Chinanews

Ngoài ra, về thời gian cho thấy trong cùng kỳ với việc 3 hạm đội lớn tập trận ở vùng biển Bắc Hải, Trung Quốc và Nga cũng đang tổ chức tập trận "Liên hợp trên biển - 2016" ở Biển Đông, Trung Quốc cũng hoàn toàn không muốn tăng thêm một vùng biển nhạy cảm.

Về việc Hàn Quốc có tiến hành giám sát nhưng duy trì thái độ im lặng đối với cuộc tập trận ở Bắc Hải, Lý Kiệt cho rằng hành động quy mô lớn như vậy hoàn toàn không phải là ngày một ngày hai. Hàn Quốc không thể không nắm được, nhưng Hàn Quốc cho dù giám sát được cuộc tập trận bắn đạn thật của Hải quân Trung Quốc thì cũng không sẵn sàng chủ động "gây sự".

Chuyên gia phân tích cho rằng, từ Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, Quân đội Trung Quốc đã tìm cách xây dựng lực lượng "có thể đánh trận, đánh thắng trận", 3 hạm đội lớn Trung Quốc tiến hành tập trận chung với tần suất cao như vậy cho thấy Hải quân Trung Quốc đã được "tăng cường rất lớn" trên các phương diện như khả năng chỉ huy kiểm soát tác chiến, khả năng trinh sát cảnh báo sớm, khả năng thông tin, khả năng bảo đảm hậu cần và khả năng tác chiến phòng thủ tổng hợp trên biển.

Lý Kiệt cho rằng 3 hạm đội lớn cùng tiến hành tập trận cũng tiếp tục cho thấy Trung Quốc muốn tăng cường khả năng tác chiến liên hợp. Trước đây mỗi hạm đội có phương pháp tác chiến riêng, mỗi hạm đội có các đặc điểm riêng.

Hiện nay, ba hạm đội lớn này cùng tiến hành huấn luyện liên hợp, tiếp tục nâng cao sức chiến đấu. Mặt khác, tuy 3 hạm đội này đều có nhiệm vụ chiến lược riêng, nhưng 3 hạm đội lớn tác chiến liên hợp ở các vùng biển khác nhau cho thấy căn cứ vào sự khác nhau của tình hình, mỗi hạm đội đều có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên bất cứ phương hướng nào.