Trung Quốc phải gác lại kế hoạch đóng tàu sân bay hạt nhân vì hai yếu tố kinh tế và công nghệ

VietTimes -- Tại cuộc họp báo thường kỳ mới nhất, Quân đội Trung Quốc đã trả lời các vấn đề liên quan đến hoạt động và triển khai tàu sân bay nội địa đầu tiên; đồng thời lần đầu tiên nói về kế hoạch đóng các tàu sân bay tiếp theo. Tuy nhiên, South China Morning Post xuất bản ở Hồng Kông ngày 28 tháng 11 đã đưa tin, bị mắc kẹt bởi các vấn đề tiền vốn và công nghệ, việc đóng các tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc có thể bị gác lại.
Bản vẽ mẫu tàu sân bay kiểu mới của Trung Quốc sử dụng máy phóng giống các tàu sân bay của Mỹ.
Bản vẽ mẫu tàu sân bay kiểu mới của Trung Quốc sử dụng máy phóng giống các tàu sân bay của Mỹ.

Tờ báo tiếng Anh của tỷ phú Jack Ma có trụ sở tại Hồng Kông này cho biết, theo thông tin công khai và nguồn thạo tin, Hải quân Trung Quốc đã xác định PLA sẽ có 4 tàu sân bay; nhưng hiện mới có tàu sân bay Liêu Ninh được chuyển đổi từ tàu cũ Varyag do Nga sản xuất và chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên sắp được đưa vào sử dụng.

Trước đó đã có tin chiếc rằng tàu sân bay nội địa đầu tiên đã vượt qua eo biển Đài Loan đi vào buông neo tại căn cứ Tam Á ở Hải Nam dường như đã được đặt tên, nhưng tên con tàu đã được che đi. Điều này cho thấy tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc này có thể sẽ được đưa vào biên chế trong tương lai gần. Các hạm tàu hỗ trợ liên quan cũng đã thả neo tại căn cứ này.

Tàu Liêu Ninh đang phải bảo dưỡng trong nhà máy tại Đại Liên.
Tàu Liêu Ninh đang phải bảo dưỡng trong nhà máy tại Đại Liên.

Chiếc tàu thứ ba, được cơ quan truyền thông Hồng Kông nói trên gọi là tàu sân bay Type 002, nhưng theo thông tin công khai của Nhà máy công nghiệp nặng đóng tàu Đại Liên hồi năm 2017, thì Type 002 nên là tên chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên và chiếc tàu sân bay thứ ba được chế tạo tại Thượng Hải nên là Type 003.

Theo tuyên bố mới nhất, tàu sân bay thứ ba đang được chế tạo tại căn cứ Trường Hưng, Nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải đã từ bỏ việc sử dụng sàn trượt như chiếc Type 002 và thay vào đó sử dụng máy phóng khi cất cánh. Nhiều thiết kế cũng khác với mẫu Type 002 vì sử dụng kiểu tàu mới.

Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên đang chạy thử nghiệm.
Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên đang chạy thử nghiệm.

Còn đối với tàu sân bay thứ tư, truyền thông Hồng Kông chỉ ra rằng nó vẫn cùng một kiểu với chiếc thứ ba, nhưng việc đặt ky khởi công có thể phải bắt đầu sau năm 2021. Tuy nhiên, khi nói đến tàu sân bay thứ năm, các nguồn tin đều cho biết đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc. Truyền thông Hồng Kông tuyên bố rằng kế hoạch này đã bị hoãn lại vì lý do tài chính và công nghệ.

Theo trang tin Đa Chiều, được biết, một trong những lý do cho việc từ bỏ kế hoạch đóng tiếp tàu sân bay giá thành quá cao, vì trong tương lai, tàu sân bay sẽ sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến phức tạp; thứ nữa là các kỹ sư Trung Quốc vẫn đang phải tìm cách khắc phục các công nghệ như công nghệ động cơ hạt nhân và máy bay cất cánh trên hạm kiểu mới. Loại máy bay J-15 hiện đang biên chế không thể đáp ứng nhu cầu trong tương lai và thế hệ máy bay cất cánh trên hạm tiếp theo vẫn chưa thấy hình dạng ra sao.

Chiếc tàu sân bay thứ 3 đang được đóng tại đảo Trường Hưng, Thượng Hải.
Chiếc tàu sân bay thứ 3 đang được đóng tại đảo Trường Hưng, Thượng Hải.

Liên quan đến kế hoạch tàu sân bay tương lai, quân đội Trung Quốc cũng đã đề cập đến nó lần đầu tiên tại một cuộc họp báo thường lệ hôm 28/11. Khi được hỏi liệu có đóng tiếp tàu sân bay thứ ba và thứ tư hay không, người phát ngôn của quân đội nói, việc phát triển tàu sân bay cần chú trọng tới an ninh quốc gia và phát triển toàn cục. Về vấn đề phát triển tàu sân bay trong tương lai, cần phải căn cứ tình hình phát triển kinh tế, mối đe dọa an ninh quốc gia và nhu cầu quốc phòng để quyết định.

Mặc dù nhiều cư dân mạng Trung Quốc chế giễu thông tin của South China Morning Post và cho rằng Trung Quốc “không thiếu tiền”, nhưng phản ứng từ phía quân đội Trung Quốc cho thấy sự phát triển kinh tế vẫn là yếu tố số một ảnh hưởng đến việc chế tạo tàu sân bay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc đã liên tục giảm, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu quân sự, điều đó sẽ được chuyển sang việc đóng tàu sân bay.

Hai máy phóng máy bay được xây dựng trên mặt đất ở căn cứ huấn luyện hải quân Hưng Thành để thử nghiệm phóng máy bay J-15 (ảnh chụp từ vệ tinh).
Hai máy phóng máy bay được xây dựng trên mặt đất ở căn cứ huấn luyện hải quân Hưng Thành để thử nghiệm phóng máy bay J-15 (ảnh chụp từ vệ tinh).

Trong hai phiên họp Quốc hội và Chính Hiệp năm nay, Trung Quốc đã công bố ngân sách chi tiêu quốc phòng năm 2019, tổng cộng là 1.198,9 tỷ Nhân dân tệ (1 nhân dân tệ hoặc khoảng 0,125 đô la Mỹ), tăng khoảng 7,5% so với năm 2018 và tốc độ tăng trưởng này đã có xu hướng giảm so với 9 năm qua. Mặc dù mối đe dọa thực tế từ bên ngoài ngày càng tăng, nhưng làm thế nào để cứu kinh tế suy thoái giờ đây mới là sự cân nhắc hàng đầu của Trung Nam Hải.

Theo Đa Chiều