Trung Quốc phá kỷ lục quốc gia, phóng tên lửa Trường Chinh 2D đưa 41 vệ tinh lên quỹ đạo

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Ngày 19/6, một tên lửa Trường Chinh 2D của Trung Quốc đã đưa thành công 41 vệ tinh lên quỹ đạo, phá kỷ lục của chính quốc gia này về số lượng vệ tinh nhiều nhất được phóng lên không gian chỉ bằng một tên lửa.

Trang Interesting Engineering dẫn bản tin của CCTV cho biết, ngày 15/6 vào hồi 1:30 sáng EDT (13:30 giờ địa phương), một tên lửa Trường Chinh 2D của Trung Quốc, phóng lên từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên phía bắc quốc gia này mang theo một nhóm vệ tinh lên quỹ đạo trái đất.

Trong cảnh quay ấn tượng về vụ phóng, có thể thấy những tấm cách nhiệt bay ra khỏi tên lửa khi phương tiện vận tải không gian bay lên bầu trời, trên tuyến đường đưa 41 vệ tinh nhỏ triển khai vào quỹ đạo thấp của Trái đất.

Trung Quốc phóng tên lửa vận tải Trường Chinh 2D, mang theo 41 vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất thấp. Video China Science

Kỷ lục phóng vệ tinh mới của Trung Quốc

Trước vụ phóng của sứ mệnh Trường Chinh 2D ngày 15/6 vài ngày, kỷ lục của Trung Quốc về số vệ tinh được phóng lên trong một sứ mệnh vũ trụ là 26, do tên lửa Lijian 1 do công ty vũ trụ tư nhân CAS Space chế tạo thực hiện.

Tên lửa vận tải Trường Chinh 2D có chiều cao thẳng đứng là 135 feet (41 mét), có thể nâng tải trọng 2.866 pound (1.300 kg) lên Quỹ đạo đồng bộ mặt trời (SSO).

Kỷ lục toàn cầu về số lượng vệ tinh được đưa lên quỹ thấp nhiều nhất bằng một tên lửa được SpaceX thiết lập khi công ty này phóng 143 vệ tinh lên quỹ đạo trong một nhiệm vụ vận chuyển chung tháng 1/2021, mang tên Transporter-1.

Những vệ tinh được tên lửa Trường Chinh 2D vận chuyển lên không gian là vệ tinh Jilin-1 GF06A0 1-30, Jilin-1GF03D 19-26, HEGS-1 và Jilin-1 PT02A01/02, tất cả những vệ tinh này đều do công ty vệ tinh viễn thám thương mại Changguang Satellite (CGST) của Trung Quốc phát triển. Theo báo cáo của Space.com, CGST đặt mục tiêu đưa hơn 300 vệ tinh lên quỹ đạo vào năm 2025. Công ty này là công ty con của một Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và có trụ sở tại Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc.

Những bước phát triển thần tốc

Trung Quốc hiện đang phát triển một chòm sao vệ tinh internet, có tên gọi là "Guowang" hay còn được gọi là “Mạng lưới quốc gia, được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với chòm sao vệ tinh internet Starlink của SpaceX.

Cách đây không lâu, Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) thông báo sẽ sử dụng tên lửa vận tải Trường Chinh 8 đưa các vệ tinh internet lên quỹ đạo thấp của Trái Đất, đồng thời tăng cường rằng họ sẽ phóng các vệ tinh đó lên tên lửa Trường Chinh 8 tháng 3, đồng thời tăng cường năng lực sản xuất những tên lửa vận tải để nhanh chóng đưa khoảng 13.000 vệ tinh chòm sao Internet lên quỹ đạo.

Lĩnh vực khai thác không gian vũ trụ của Trung Quốc đang đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong những năm gần đây, quốc gia này tuyên bố đặt mục tiêu đưa con người lên Mặt trăng vào năm 2030, phương hướng phát triển tiếp theo sẽ là tiến hành sứ mệnh đưa một phi hành đoàn lên sao Hỏa.

Theo Interesting Engineering