Trung Quốc nên sớm giải quyết bài toán thặng dư thương mại với Mỹ

VietTimes - CNBC cho rằng Trung Quốc đang đánh một ván bài nguy hiểm khi tiếp tục đẩy mạnh sự mất cân bằng về cán cân thương mại với Mỹ.
Việc tẩy chay sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của của các công ty Mỹ và cả doanh nghiệp Trung Quốc (Nguồn: AFP)
Việc tẩy chay sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của của các công ty Mỹ và cả doanh nghiệp Trung Quốc (Nguồn: AFP)

Ngay khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn đang phải tiếp tục đàm phán thương mại với tổng thống Donald Trump, xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ tiếp tục tăng mạnh so với nhập khẩu. Kể từ khi tổng thống Trump trở thành chủ nhân của Nhà Trắng, thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ đã đạt mức 794.4 tỷ USD. Tính riêng trong năm 2018, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tăng 11,3% so với 2017, trong khi nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ chỉ tăng 0,7%.

CNBC đánh giá việc Trung Quốc tiếp tục làm lệch cán cân thương mại sẽ chọc giận người dân nước Mỹ, đặc biệt là những người trực tiếp bị mất kế sinh nhai vì sự bành trướng của kinh tế Trung Quốc tại Mỹ.

Bên dưới bài báo nói về thặng dư thương mại của Trung Quốc so với Mỹ của CNBC, không ít người bình luận đã tỏ thái độ ủng hộ ông Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

“Bắc Kinh không thể cứ tiếp tục kiếm tiền bằng cách lợi dụng thị trường Mỹ nữa!”

“Đã đến lúc chúng ta cần đứng dậy đấu tranh. Lợi ích của Mỹ phải được đưa lên hàng đầu”.

“Trump là tổng thống duy nhất của Mỹ có nỗ lực để giải quyết vấn đề này”..

Cuộc chiến thương mại bùng nổ - Trung Quốc có thể thiệt hại nhiều hơn

Người dân Trung Quốc cũng có những động thái tẩy chay hàng hóa từ Mỹ dưới tác động của của cuộc chiến tranh thương mại. Năm 2018 vừa qua, doanh số của các hãng như GM, iPhone đều sụt giảm tại thị trường Trung Quốc. Cổ phiếu Apple sụt giảm mạnh sau khi tòa án Trung Quốc ra phán quyết cấm bán iPhone tại quốc gia này. 

Trên thực tế, người dân từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã có truyền thống tẩy chay hàng hóa của các quốc gia đối đầu với mình về kinh tế và chính trị như Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên trong trường hợp với Mỹ, việc người dân Trung Quốc tẩy chay các thương hiệu Mỹ có thể sẽ tấn công ngược lại những doanh nghiệp của nước này, đặc biệt là các doanh nghiệp nhận nhượng quyền, liên doanh với Trung Quốc, ví dụ như McDonald, KFC, Starbucks. 

Nguồn: BTN
Nguồn: BTN

Đó là chưa kể đến những khả năng các hãng công nghệ Trung Quốc sẽ gặp khó vì không biết mua linh kiện từ Mỹ như thế nào. Giới phân tích cho rằng, mục tiêu cuối cùng của Mỹ khi gây áp lực kinh tế với Bắc Kinh, đó là khiến các công ty công nghệ Trung Quốc gặp khó khăn trong việc nhập khẩu các công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

Với sức mạnh của mình, Donal Trump đã tung các "liên hoàn cước" tấn công phản diện với Trung Quốc. Mỹ có thể kêu gọi các nước đồng minh tẩy chay hàng Trung Quốc, sự việc này đã xảy ra đối với lệnh cấm Huawei. Theo lý luận từ chính quyền ông Trump, công nghệ mạng 5G của Huawei tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh quốc gia và các quan chức Mỹ không muốn liều lĩnh để Huawei xây dựng mạng 5G của nước này vì lo ngại sẽ bị do thám. Áo, New Zealand sau đó cũng đã nhập cuộc với Mỹ cấm cửa Huawei xây dựng mạng 5G.

Giải pháp dành cho Trung Quốc

CNBC cho rằng Trung Quốc nên sớm thoát ra khỏi mớ lùm xùm về thương mại với Mỹ, mà giải pháp đầu tiên chính là đa dạng hóa xuất khẩu của nước này khỏi thị trường Hoa Kỳ, đồng thời đẩy mạnh mua hàng hóa và dịch vụ Mỹ để nhanh chóng cân bằng lại cán cân thương mại hai nước.

Thứ hai là Trung Quốc cần có những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giải thoát mình khỏi những điều tiếng như “công xưởng thế giới”, nơi sản xuất hàng hóa chất lượng thấp, mảnh đất của công nghệ sao chép và không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

Đồng thời CNBC cũng cho rằng Trung Quốc nên tránh sử dụng những đòn trả đũa “phi thuế quan” đối với Mỹ như dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ; phá giá đồng nhân dân tệ; gây khó dễ cho các công ty Mỹ hay cô lập Mỹ.

Các chuyên gia nhận định, nếu Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh thặng dư thương mại sẽ khiến Washington nổi giận và cuộc chiến thương mại sẽ rất khó có hồi kết.

(Theo CNBC)