Trung Quốc năm 2018 mới có thể nhận được tên lửa S-400 của Nga?

VietTimes -- Quan chức cấp cao của Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga cho biết, Nga sẽ hoàn thành bàn giao S-400 cho Trung Quốc trước năm 2020, thời gian bàn giao lô đầu tiên sẽ được tiến hành sau năm 2017.
Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 Nga (ảnh tư liệu)
Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 Nga (ảnh tư liệu)

Trang tin quân sự Sina Trung Quốc ngày 6/11 cho hay năm 2014 Trung Quốc và Nga đã ký kết hợp đồng mua sắm hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400.

Là đơn vị thực hiện, Tập đoàn Almaz-Antey Nga đã cử đoàn đại biểu đến tham gia Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc năm nay, tiến hành trưng bày các mô hình vũ khí phòng không, phòng thủ tên lửa như S-400, Tor, hệ thống radar cảnh báo sớm phòng thủ tên lửa, đã thu hút không ít sự quan tâm của dư luận.

Về hệ thống phòng không S-400, Trung Quốc và Nga mặc dù đã ký kết hợp đồng, nhưng thời điểm bàn giao cụ thể luôn là một câu đố. Báo chí đã đưa nhiều thông tin sai lệch về vấn đề này, hơn nữa, ngay cả các quan điểm chính thức cũng có lúc tự mâu thuẫn, đều khẳng định S-400 sẽ bàn giao vào các năm 2016, 2017.

Tập đoàn Almaz-Antey tiến hành trưng bày hệ thống tên lửa phòng không S-400 ở Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc. Ảnh: Sina
Tập đoàn Almaz-Antey tiến hành trưng bày hệ thống tên lửa phòng không S-400 ở Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc. Ảnh: Sina

Đối với vấn đề này, một quan chức cấp cao của Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga thuộc Tập đoàn công nghệ Nga (Rostec) cho rằng Trung Quốc và Nga là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, vì vậy Trung Quốc trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của S-400, thời gian bàn giao S-400 sẽ thực hiện theo các điều khoản chặt chẽ của hợp đồng.

Ông còn cho hay, Nga sẽ hoàn thành bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc trước năm 2020, thời gian bàn giao lô đầu tiên sẽ được tiến hành sau năm 2017.

Tại sao thời gian bàn giao hệ thống S-400 của Nga lại kéo dài như vậy? Trên thực tế, hiện nay năng lực sản xuất S-400 của Nga có hạn, trước hết họ phải đáp ứng nhu cầu phòng thủ của Quân đội Nga.

Kế tiếp sau Trung Quốc, có tin cho rằng Ấn Độ cũng đang tìm cách để mua sắm hệ thống phòng không tiên tiến S-400. Một quan chức đã xác nhận thông tin này và cho biết các cuộc đàm phán vẫn đang tiến hành, hợp đồng vẫn chưa được ký kết.

Tập đoàn Almaz-Antey trưng bày radar cảnh báo sớm phòng thủ tên lửa cơ động ở Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc. Ảnh: Sina
Tập đoàn Almaz-Antey trưng bày radar cảnh báo sớm phòng thủ tên lửa cơ động ở Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc. Ảnh: Sina

Theo báo chí Trung Quốc, hệ thống phòng không S-400 mà Ấn Độ mua sẽ có giá cao hơn gần "gấp đôi" so với Trung Quốc. Nhưng, đối với những người chỉ cần biết một chút kiến thức cơ bản, thì khẳng định rằng, cách nói này không đáng tin cậy.

Quan chức này đã phủ nhận quan điểm cho rằng giá cả hệ thống phòng không S-400 Nga bán cho Trung Quốc "rẻ" hơn so với bán cho Ấn Độ, đồng thời đã chỉ ra vài nhân tố có ảnh hưởng đến giá cả như:

Một là, bản thân vũ khí là một hệ thống, bao gồm các dịch vụ như bảo đảm kèm theo, các khách hàng sẽ lựa chọn dựa trên nhu cầu tự thân. Hai là, có sự khác biệt to lớn về phương thức bàn giao vũ khí, giá cả vận chuyển đường biển, đường bộ và đường hàng không. Ba là bảo hiểm vũ khí cũng là một khoản chi phí không nhỏ.

Trung Quốc có kinh nghiệm phong phú trong việc sử dụng hệ thống phòng không (S-300) của Nga (ảnh tư liệu).
Trung Quốc có kinh nghiệm phong phú trong việc sử dụng hệ thống phòng không (S-300) của Nga (ảnh tư liệu).