Như vậy, tập đoàn này trở thành nhà chế tạo màn hình thứ hai trên thế giới sở hữu dây chuyền sản xuất quy mô lớn trong lĩnh vực này, sau Samsung Electronics.
Lô sản phẩm đầu tiên của BOE Technology Group, được “ra lò” tại nhà máy của tập đoàn tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã được chuyển tới hai nhà sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc là Huawei và Xiaomi.
Theo BOE, sản phẩm màn hình AMOLED dẻo của tập đoàn có độ dày chỉ 0,03mm, có thể uốn cong được và chủ yếu được sử dụng cho điện thoại di động, các thiết bị điện tử đeo trên người (wearable) và các đồ dùng điện tử xách tay khác.
Theo quan chức của BOE, dây chuyền sản xuất hàng loạt màn hình AMOLED thế hệ thứ sáu sẽ góp phần nâng cao rõ rệt khả năng cạnh tranh của tập đoàn.
BOE cũng đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất màn hình AMOLED khác ở thành phố Miên Dương, cũng thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Nhà máy này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong hai năm tới.
Ngoài BOE, nhiều doanh nghiệp khác của Trung Quốc cũng đang đổ vốn vào lĩnh vực chế tạo màn hình điện thoại thông minh. Chẳng hạn, Tianma Micro-electronics đã lên kế hoạch tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Đến nay, tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào các dây chuyền lắp ráp màn hình ti vi, máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị khác đã đạt tới 800 tỷ nhân dân tệ (gần 121 tỷ USD).
Theo dự báo của giới quan sát, Trung Quốc sẽ vượt Hàn Quốc để trở thành quốc gia sản xuất màn hình lớn nhất thế giới ngay trong năm 2019.
Lô sản phẩm đầu tiên của BOE Technology Group, được “ra lò” tại nhà máy của tập đoàn tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã được chuyển tới hai nhà sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc là Huawei và Xiaomi.
Theo BOE, sản phẩm màn hình AMOLED dẻo của tập đoàn có độ dày chỉ 0,03mm, có thể uốn cong được và chủ yếu được sử dụng cho điện thoại di động, các thiết bị điện tử đeo trên người (wearable) và các đồ dùng điện tử xách tay khác.
Theo quan chức của BOE, dây chuyền sản xuất hàng loạt màn hình AMOLED thế hệ thứ sáu sẽ góp phần nâng cao rõ rệt khả năng cạnh tranh của tập đoàn.
BOE cũng đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất màn hình AMOLED khác ở thành phố Miên Dương, cũng thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Nhà máy này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong hai năm tới.
Ngoài BOE, nhiều doanh nghiệp khác của Trung Quốc cũng đang đổ vốn vào lĩnh vực chế tạo màn hình điện thoại thông minh. Chẳng hạn, Tianma Micro-electronics đã lên kế hoạch tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Đến nay, tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào các dây chuyền lắp ráp màn hình ti vi, máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị khác đã đạt tới 800 tỷ nhân dân tệ (gần 121 tỷ USD).
Theo dự báo của giới quan sát, Trung Quốc sẽ vượt Hàn Quốc để trở thành quốc gia sản xuất màn hình lớn nhất thế giới ngay trong năm 2019.
Theo Vietnam+
https://www.vietnamplus.vn/trung-quoc-canh-tranh-voi-samsung-san-xuat-man-hinh-amole-deo/472540.vnp