|
Hunsen và Vương Nghị |
Ngày 25/7, các nước ASEAN đã phá vỡ thế bế tắc kéo dài nhiều ngày, sau khi Philippines từ bỏ yêu cầu phải đề cập tới phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế vào tuyên bố chung của hội nghị của khối.
Phán quyết hôm 12/7 đã trao phần thắng cho Philippines trong vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc ở biển Đông. Không chỉ có Philippines muốn đưa quyết định của Tòa ở La Haye, Hà Lan, cũng như lời kêu gọi tôn trọng luật biển quốc tế, vào tuyên bố chung.
Theo các nhà ngoại giao, Campuchia đã phản đối việc đưa phán quyết vào tuyên bố, đồng thời bày tỏ hậu thuẫn với Trung Quốc về đàm phán song phương đối với vấn đề biển Đông. Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao ASEAN hôm nay cho biết rằng Manila đã phải đồng ý từ bỏ yêu cầu phải đưa phán quyết vào tuyên bố chung, nhằm ngăn chặn việc khối 10 quốc gia Đông Nam Á không thể ra tuyên bố chung sau cuộc họp ở Lào.
Thay vào đó, tuyên bố bày tỏ “quan ngại thực sự về các diễn biến” ở biển Đông, và nhấn mạnh tới việc cần tìm ra các giải pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, tuyên bố này không nhắc tới cụ thể tên Trung Quốc.
Tháng trước, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã bác bỏ chỉ trích cho rằng Campuchia là nguồn cơn khiến ASEAN phải rút tuyên bố bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các hoạt động bồi đắp ở bBển Đông trong một cuộc họp khác của khối.
Tuy nhiên, Thủ tướng Hun Sen gọi các cáo buộc đó là “không thể chấp nhận được”. Ông Hunsen nói rằng “đó là điều thực sự bất công đối với Campuchia”, đồng thời cáo buộc một số quốc gia mà ông không nêu tên đã “sử dụng Campuchia để chống lại Trung Quốc”.
Hãng tin Bloomberg nhắc lại, mới chỉ tháng 6/2016 tuyên bố chung có nội dung cứng rắn đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông được Malaysia đưa ra trong khuôn khổ hội nghị ngoại trưởng ASEAN- Trung Quốc tổ chức tại Vân Nam đã bị thu hồi do sức ép của Bắc Kinh. Ngoại trưởng Malaysia, Anifah Aman đã vắng mặt tại cuộc họp ở Lào lần này vì lý do cá nhân.
Campuchia từng bị chỉ trích đã gây trở ngại cho việc đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung kết thúc hội nghị ASEAN. Đặc biệt là Phnôm Pênh luôn mạnh mẽ ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh muốn giải quyết tranh chấp bằng đối thoại song phương. Không phải ngẫu nhiên mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đích thân cảm ơn Campuchia «có thái độ đúng đắn, trung thực» để bảo đảm ổn định trong khu vực.
Mọi chỉ trích lập tức nhắm và chính quyền Campuchia. Tạp chí The Diplomat trích dẫn lời hai nhà ngoại giao đang có mặt tại thủ đô Lào cho rằng, Campuchia đã bắt bí ASEAN, để cả khối phải nhượng bộ Trung Quốc.
Chuyên gia uy tín Tang Siew Mun thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore ISEAS mạnh mẽ chỉ trích thái độ của Campuchia khi cho rằng chẳng việc vận động đề ngăn cản đưa tranh chấp Biển Đông vào bản tuyên bố chung làm rạn nứt đoàn kết của ASEAN. Điều nguy hiểm nằm ở chỗ Phnôm Pênh không nhìn thấy tầm mức nghiêm trọng của vấn đề và cũng không có ý thức về mặt chiến lược của quyết định này.
Thái độ ủng hộ Trung Quốc của Campuhchia đe dọa đến tương lai của Hiệp hội ASEAN và qua đó là cả một mảng quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á với nước láng giềng to lớn sát cạnh là Trung Quốc, từ các lĩnh vực kinh tế đến thương mại, chiến lược.
Theo chuyên gia Tang, Campuchia cần hiểu rằng, Phnôm Pênh là một thành viên của ASEAN và phải xác định vị trí của mình là đứng ở bên trong hay bên ngoài Hiệp hội này. Nếu đã là thành viên thì Campuchia phải tỏ thái độ liên đới với các nước còn lại của ASEAN, tránh gây thêm đổ vỡ trong cùng một gia đình.
Theo các nhà phân tích bài học từ sau cuộc họp lần này tại Lào, có lẽ là đã đến lúc ASEAN cần nhanh chóng thay đổi luật chơi trong nội bộ, tránh để một quốc gia có thể dùng quyền phủ quyết, bắt chẹt cả khối Đông Nam Á phải nghe theo.