Trước hành động Trung Quốc hoàn thành cuộc thử nghiệm tên lửa liên lục địa DF-41 trên bầu trời biển Đông mới đây, dư luận quốc tế liên tiếp chỉ trích hành vi đầy tính khiêu khích này của Bắc Kinh. Trước tình hình này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã biện minh rằng: “Việc Trung Quốc tiến hành thử nghiệm khoa học trên “lãnh thổ” của mình là điều hết sức bình thường, và những thí nghiệm này không nhằm vào bất kỳ quốc gia hoặc mục tiêu đặc biệt nào”.
Tên lửa nguy hiểm nhất của quân Giải phóng Trung Quốc.
Tuy nhiên, lời biện minh này của Trung Quốc không thể dập tắt được những lời chỉ trích của dư luận. Ngày 25/4, tờ the National Interest của Mỹ đăng tải bài viết có nhan đề Bãi cạn Scarborough: Cơ hội phản công Trung Quốc và chỉ ra rằng, mấy tuần vừa qua, cái gọi là “ý đồ”của Trung Quốc trên biển Đông rõ ràng chỉ có một mục tiêu chiến lược duy nhất là giành quyền chủ đạo ở vùng biển quan trọng này, đảm bảo cho sự thống trị thực tế của Bắc Kinh từ Malaysia đến bờ biển Đài Loan. Thực tế đã chứng minh được rằng, Bắc Kinh không những đã củng cố cố được chủ trương chủ quyền của họ, mà còn muốn lợi dụng biển Đông phục vụ cho lợi ích chiến lược của họ.
Bài viết phân tích, chiến lược lâu dài của Bắc Kinh là mỗi lần tiến một bước nhỏ, dần dần thay đổi hiện trạng, hành động này chỉ là một khâu trong chiến lược của họ. Trung Quốc dày công thiết kế từng bước đi,, trong đó không có hành động nào có thể dẫn đến khủng hoảng hoặc chiến tranh. Tuy nhiên, dần dần, sự ảnh hưởng mà Bắc Kinh tích lũy được sẽ khiến họ giành được vị thế chủ đạo trên biển Đông, trở thành bá chủ ở khu vực này.
Báo Mỹ nhấn mạnh, có thể Trung Quốc sẽ xây dựng công trình đảo nhân tạo ở khu vực này. Nguồn tin cho biết, Trung Quốc đã sẵn sàng có những hành vi khiêu khích ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào bất cứ thời điểm nào, có thể họ sẽ đánh bom phá hủy bãi cạn Scarborough, xây dựng đảo nhân tạo và căn cứ quân sự ở khu vực này.
Tiếp theo bài viết chỉ ra rằng, có thể bãi cạn Scarborough sẽ trở thành điểm then chốt để Mỹ ngăn cản tham vọng nguy hiểm của Trung Quốc. Việc coi trọng bãi cạn Scarborough không thể bổ khuyết cho sự vắng mặt mang tính chiến lược của Mỹ tại biển Đông thậm chí là cả khu vực, tuy nhiên, hòn đảo này thật sự có thể trở thành cơ hội cho Washington ngăn chặn xu thế xâm lược nguy hiểm của Bắc Kinh.
Tuy nhiên vấn đề then chốt phụ thuộc vào chính sách ở bước tiếp theo của Mỹ. National Interest hiến kế, thứ nhất, chính quyền tổng thống Obama nên trực tiếp chỉ huy tín hiệu hải quân Mỹ đưa tàu khu trục và dừng đỗ tại khu vực này, hành động táo bạo này sẽ thể hiện cho Trung Quốc thấy sự coi trọng bãi cạn Scarborough của Mỹ và Mỹ sẽ không chấp nhận những hành vi cứng rắn, lộng hành của Trung Quốc ở vùng biển này.
Thứ hai, Washington cần cử máy bay không người lái sang Philippines để giám sát 24 giờ mỗi ngày, cách làm này không những nâng cao được sự nắm bắt thông tin cho Manila về vùng lãnh hải này, mà còn phát đi tín hiệu cho Bắc Kinh thấy được rằng: Trung Quốc rất khó biến bãi cạn Scarborough thành “hàng không mẫu hạm mãi mãi không chìm” tiếp theo. Cũng có quan điểm cho rằng, ngoài chiến tranh, Mỹ đã bó tay trước biển Đông. Tuy nhiên, bãi cạn Scarborough sẽ tạo cho Mỹ cơ hội phát đi thông điệp cảnh cáo Trung Quốc, đây cũng là việc mà chính quyền tổng thống Obama mãi chưa chịu làm. Tuy nhiên vấn đề là: Liệu Washington có hành động trước khi quá muộn hay không?
Không thể phủ nhận, Mỹ là quốc gia đóng vai trò chủ đạo trong trật tự khu vực ở châu Á – Thái Bình Dương, ngoài ra còn có 5 nước đồng minh quân sự lớn của Mỹ ở khu vực này và rất nhiều quốc gia muốn dựa vào Mỹ đề duy trì an ninh cho họ, nếu Trung Quốc vấp phải sự kiềm chế của Mỹ, chắc chắn sẽ là một cú đòn lớn đối với Bắc Kinh.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc điều chỉnh hướng ưu tiên mối quan hệ ngoại giáo với các nước lân cận, Đông Nam Á là một tâm điểm mà Bắc Kinh coi trọng. Hiện tại, Bắc Kinh tập trung thay đổi cách làm lấy việc nhượng lợi về kinh tế đổi lấy chính trị nhằm mua chuộc các nước xung quanh lên tiếng ủng hộ hành vi ngang ngược của họ.
Trung Quốc đáp trả: Không cấp phép cho tàu sân bay Mỹ đỗ tại Hong Kong
Ngày 29/4, Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận, Mỹ đệ trình yêu cầu cho tàu sân bay USS John C. Stennis – mẫu hạm mới tuần tra trên biển Đông được đỗ tại Hong Kong chính thức vấp phải lời từ chối của chính phủ Trung Quốc. Có nhà phân tích cho rằng, việc tàu sân bay USS John C. Stennis – biểu tượng cho sự tranh chấp trên biển Đông vấp phải lời từ chối của Trung Quốc, không cho đỗ tại Hong Kong là một điềm báo cho thấy cục diện biển Đông sẽ tiếp tục leo thang. Tuy nhiên, Mỹ còn cho biết, hy vọng lời yêu cầu cho một tàu chiến khác của Mỹ đỗ tại Hong Kong sẽ được phê chuẩn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từng đặt chân trên tàu sân bay USS John C. Stennis tại biển Đông.
Người phát ngôn phụ trách các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương, trung tá hải quân Bill Urban của Mỹ cho biết, từ lâu, tàu chiến Mỹ luôn thành công trong các chuyến thăm Hong Kong, bao gồm tàu USS Blue Ridge thuộc Hạm đội tàu chiến số 7 của Mỹ đang có chuyến thăm Hồng Kông, truyền thống này sẽ được duy trì.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, đây là hành động đáp trả của Mỹ đối với việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter quyết định hủy chuyến thăm Trung Quốc trong hành trình sang thăm châu Á mới đây, ông Ash Carter cũng đã đặt chân lên con tàu này ở vùng biển tồn tại nhiều tranh cãi trên biển Đông, đồng thời liên tiếp cử chiến cơ bay sang vùng biển này.
Phí Mỹ còn cho biết, tối 28/4 theo giờ Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra quyết định không cho phép tàu Mỹ đỗ tại Hong Kong, tuy nhiên Bắc Kinh không chỉ ra nguyên nhân và lý do khiến họ từ chối lời đề nghị của Mỹ.
Nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis được coi là biểu tượng Mỹ ngăn chặn hành vi lấp biển xây đảo trái phép và quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc. Mấy tuần vừa qua, nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis liên tục tuần tra trên biển Đông và có chuyến thăm các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Ngày 15/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và cùng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã cùng đáp máy bay trực thăng V-22 Osprey và đặt chân lên tàu sâu bay này tại vùng biển đang diễn ra nhiều tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.
Ngày 28/4, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, hành động của quân đội Mỹ trên biển Đông đã tạo thành những thách thức về chính trị và quân sự đối với Trung Quốc, tuy nhiên điều này không thể làm lung lay “quyết tâm và ý chí” bảo vệ “chủ quyền lãnh thổ quốc gia” của quân đội Trung Quốc.
Đ.Q