“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung

VietTimes -- Ngày 1/12, Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của cơ quan truyền thông chính thức Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, viết: Nhiệm vụ hàng đầu trong bất cứ văn bản hiệp định thương mại giai đoạn đầu nào được ký giữa Trung Quốc và Mỹ cũng phải là loại bỏ thuế quan mà phía Mỹ đang áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc; nhưng các nguồn tin truyền thông tiết lộ, phía Mỹ đã dứt khoát chống lại yêu cầu đó.
Ngày 11/10 Tổng thống Donald Trump tiếp Phó Thủ tướng Lưu Hạc tại Nhà Trắng, tuyên bố hai nước đã đạt được hiệp định thương mại giai đoạn đầu, nhưng cho đến nay khó có khả năng cho thấy hiệp định này được ký trong năm 2019.
Ngày 11/10 Tổng thống Donald Trump tiếp Phó Thủ tướng Lưu Hạc tại Nhà Trắng, tuyên bố hai nước đã đạt được hiệp định thương mại giai đoạn đầu, nhưng cho đến nay khó có khả năng cho thấy hiệp định này được ký trong năm 2019.

Hãng Reuters ngày 1/12 đưa tin, Thời báo Hoàn cầu nói không rõ liệu hai bên có thể chấm dứt được cuộc chiến thương mại đã kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu kéo dài suốt 17 tháng hay không. Bài viết của Reuters cũng viện dẫn một nguồn tin “thông thạo với cuộc đàm phán” nói rằng các quan chức Mỹ đã chống lại các yêu cầu hủy bỏ thuế của phía Trung Quốc, bởi vì thuế quan là vũ khí duy nhất của họ trong cuộc chiến thương mại và từ bỏ thuế quan có nghĩa là “đầu hàng” người Trung Quốc.

Trung Quốc đang tăng cường ra giá

Hôm 30/11, một nguồn tin trực tiếp hiểu rõ về cuộc đàm phán thương mại nói với Thời báo Hoàn cầu: Là một phần của hiệp định thương mại giai đoạn đầu giữa Trung Quốc và Mỹ, phía Mỹ cần phải hủy bỏ thuế quan hiện có, chứ không phải thứ thuế còn nằm trong kế hoạch, thứ thuế mà Mỹ hứa rằng không gia tăng bổ sung vào ngày 15/12 sẽ không thể thay thế được việc hủy bỏ thuế quan.

Cao Phong: Nếu hai bên Trung Quốc và Mỹ đạt được hiệp định thương mại giai đoạn đầu, họ cần hủy bỏ thuế quan ở cùng một mức, đó là điều kiện quan trọng để đạt được thỏa thuận.
Cao Phong: Nếu hai bên Trung Quốc và Mỹ đạt được hiệp định thương mại giai đoạn đầu, họ cần hủy bỏ thuế quan ở cùng một mức, đó là điều kiện quan trọng để đạt được thỏa thuận.

Phía Trung Quốc trước đó đã bày tỏ, hai bên đã đồng ý loại bỏ các mức thuế bổ sung theo các giai đoạn cùng với sự tiến triển của thỏa thuận giữa hai bên. Hôm 7/11, Cao Phong (Gao Feng) người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc nói, trong hai tuần qua, Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý hủy bỏ việc tăng thuế theo từng giai đoạn; còn việc giai đoạn đầu hủy bỏ bao nhiêu thì có thể bàn bạc căn cứ theo bản hiệp định giai đoạn đầu đạt được.

Cao Phong nói trong cuộc họp báo do Bộ Thương mại tổ chức: Nếu hai bên Trung Quốc và Mỹ đạt được hiệp định thương mại giai đoạn đầu, họ cần hủy bỏ thuế quan ở cùng một mức theo tỷ lệ, đó là điều kiện quan trọng để đạt được thỏa thuận.

Trước thông tin này của Thời báo Hoàn cầu, các quan chức của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ và Bộ Tài chính Mỹ vẫn chưa lên tiếng đáp lại.

Phía Mỹ dự định sẽ áp thuế tăng thêm 15% đối với các sản phẩm của Trung Quốc trị giá khoảng 156 tỷ USD vào ngày 15/12 tới đây. Giới quan sát đều dự đoán, nếu đạt được thỏa thuận, mức thuế này sẽ được bãi bỏ, nhưng Trung Quốc vẫn đang gây áp lực để loại bỏ các mức thuế quan trước đó.

Ông Donald Trump: Hiệp định thương mại Mỹ - Trung không thể là một bản hiệp định bình đẳng, bởi vì “điểm khởi đầu của Mỹ là sàn nhà còn điểm khởi đầu của Trung Quốc là trần nhà”.
Ông Donald Trump: Hiệp định thương mại Mỹ - Trung không thể là một bản hiệp định bình đẳng, bởi vì “điểm khởi đầu của Mỹ là sàn nhà còn điểm khởi đầu của Trung Quốc là trần nhà”.

Ông Trump công khai phát biểu ngược với ông Tập Cận Bình

Vào ngày 22/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi gặp gỡ những nhân sĩ Mỹ nổi tiếng như cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger đang tham dự Diễn đàn đổi mới kinh tế 2019 tại Bắc Kinh đã nói: “Trung Quốc hy vọng tiến tới Hiệp định thương mại giai đoạn đầu với Hoa Kỳ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”.

Tuy nhiên, sau đó ít giờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói trong một cuộc phỏng vấn của Fox News vào ngày 22 tháng 11 rằng ông không thích thuật ngữ “bình đẳng” của ông Tập Cận Bình vì Mỹ có điểm xuất phát thấp và Trung Quốc có điểm xuất phát cao. Trong nhiều năm qua, Mỹ đã mất 500 tỷ USD cho Trung Quốc mỗi năm và chính Mỹ đã xây dựng lại Trung Quốc.

Ông Trump cũng nhấn mạnh, chính vì vậy ông đã nói với ông Tập Cận Bình rằng đây không thể là một bản hiệp định bình đẳng, bởi vì “điểm khởi đầu của Mỹ là sàn nhà còn điểm khởi đầu của Trung Quốc là trần nhà”, “chúng tôi cần phải có một hiệp định tốt hơn”.

Thượng nghị sỹ Chuck Grassle: Các ông Robert Lighthizer và Steven Mnuchin đã sẵn sàng đi, nhưng điều kiện là chỉ khi họ thấy có được “một cơ hội thực sự để đạt được một hiệp định cuối cùng”
Thượng nghị sỹ Chuck Grassle: Các ông Robert Lighthizer và Steven Mnuchin đã sẵn sàng đi, nhưng điều kiện là chỉ khi họ thấy có được “một cơ hội thực sự để đạt được một hiệp định cuối cùng”

 Hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn đầu sẽ bị trì hoãn đến năm 2020?

Hôm 26/11, ông Trump tuyên bố rằng Mỹ và Trung Quốc “đang ở trong những bước cuối cùng của một thỏa thuận rất quan trọng; đây là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất từ trước đến nay”, “tất cả mọi thứ đều rất thuận lợi”.

Thế nhưng, những chuyên gia về thương mại và gần gũi với Nhà Trắng lại nói với Reuters rằng, hiệp định thương mại giai đoạn đầu có thể không được ký kết cho đến năm 2020 vì Trung Quốc yêu cầu phải cắt giảm mức thuế quan lớn hơn.

Sáng 26/11, ông Lưu Hạc (Liu He), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc, người lãnh đạo phía Trung Quốc của Đối thoại Kinh tế Toàn diện Trung Quốc – Hoa Kỳ, đã nói chuyện qua điện thoại với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.  Theo bản thông cáo báo chí do Tân Hoa Xã phát hành, hai bên “đã tiến hành thảo luận về việc giải quyết các mối quan tâm cốt lõi của nhau, đã đạt được sự đồng thuận về giải quyết các vấn đề liên quan và đồng ý duy trì liên lạc để giải quyết các vấn đề còn lại của bản hiệp định thương mại giai đoạn một”.

Ngày 26/11, Thượng nghị sỹ Chuck Grassley, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Hoa Kỳ nói với các phóng viên: Bắc Kinh đã mời Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tới Bắc Kinh để đàm phán trực tiếp. Ông nói các ông Robert Lighthizer và Steven Mnuchin đã sẵn sàng đi, nhưng điều kiện tiền đề là chỉ khi họ thấy có được “một cơ hội thực sự để đạt được một hiệp định cuối cùng”.

Giáo sư Stephen Roach: Hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn đầu không phải là biện pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề cơ bản đã gây ra xung đột thương mại, mà chỉ có thể là một chiến thắng chính trị.
Giáo sư Stephen Roach: Hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn đầu không phải là biện pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề cơ bản đã gây ra xung đột thương mại, mà chỉ có thể là một chiến thắng chính trị.

Với ông Trump, hiệp định thương mại giai đoạn đầu chỉ nhằm đạt thắng lợi chính trị  

Trong khi đó, theo CNBC, ông Stephen Roach, giáo sư Học viện Jackson của Đại học Yale, nói rằng hiệp định giai đoạn đầu giữa Mỹ và Trung Quốc là “cái thùng rỗng”, “đầy lỗ thủng” và “nực cười”. Giáo sư S.Roach nói với CNBC, hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn đầu là một “thỏa thuận rất trống rỗng”. Vị cựu chủ tịch của Công ty Morgan Stanley Asia này cho biết đây chỉ là một kế sách chính trị, đặc biệt là đối với Tổng thống Donald Trump, người đang cảm thấy có nhiều áp lực chính trị trong nước vì những lý do khác nhau.

 Ông Stephen Roach nói: “Nhưng (thỏa thuận) có khiếm khuyết rất lớn, vì nó tập trung vào sửa chữa vấn đề song phương, hoạt động dựa trên thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc để giải quyết sự mất cân bằng thương mại đa phương giữa Mỹ và 102 quốc gia”. Theo ông Roach, hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn đầu không phải là một biện pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề cơ bản đã gây ra xung đột thương mại, mà nó chỉ có thể là một chiến thắng chính trị.

 Ông nói rằng hiệp định này “là một nỗ lực lố bịch giải quyết các vấn đề thương mại ( Mỹ - Trung Quốc) mà không giải quyết bất kỳ vấn đề có tính kết cấu nào, trong khi Mỹ đã khăng khăng phải giải quyết các vấn đề này khi đưa ra việc áp thuế quan cách đây một năm rưỡi”, “đây chỉ là những nỗ lực hời hợt nhằm kết thúc một cuộc xung đột thực sự khó khăn giữa hai nước”.