Triều Tiên có thể “tấn công mãnh liệt” quân Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc

VietTimes -- Nếu Triều Tiên phát động tấn công mạnh mẽ thì có thể hủy diệt Seoul, Hàn Quốc, có thể tiêu diệt phần lớn lực lượng đồn trú Mỹ tại Hàn Quốc, Nhật Bản. Triều Tiên đang hành động hoàn toàn "có suy nghĩ".
Khối lực lượng đặc nhiệm Quân đội Triều Tiên cầm súng trường Type 98 do Triều Tiên tự sản xuất. Ảnh: Cankao
Khối lực lượng đặc nhiệm Quân đội Triều Tiên cầm súng trường Type 98 do Triều Tiên tự sản xuất. Ảnh: Cankao

Tờ Tin tức Tham khảo (Trung Quốc) ngày 2/6 dẫn nguồn tin từ Australia cho hay,  dư luận quốc tế rất quan tâm đến việc Triều Tiên tạo ra mối đe dọa lớn đến mức nào, đặc biệt là khả năng họ phát triển tên lửa hạt nhân có thể tấn công Mỹ.

Ngày 20/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên sẽ tạo ra một bi kịch "khó tin". Đây chính là lý do biện pháp ngoại giao vẫn được nhiều người cho là biện pháp giải quyết duy nhất.

Giáo sư Nick Beasley, Tổng biên tập "Tạp chí các vấn đề quốc tế Australia" cho biết, ở Triều Tiên, quân đội là tổ chức quan trọng thứ hai, xếp sau chính quyền nhà nước. Ông nói: "Toàn bộ nền kinh tế và mục tiêu quốc gia (của Triều Tiên) đều nhằm đảm bảo tổ chức sắp xếp cho quân đội có khả năng to lớn". Vì thế mặc dù dân số Triều Tiên ước tính khoảng 25 triệu người, nhiều hơn không đáng kể so với Australia, nhưng Triều Tiên có đội quân lớn thứ hai, chỉ sau Trung Quốc.

Từ ngày 1 - 3/6/2017, Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận chung ở biển Nhật Bản. Ảnh: Guancha
Từ ngày 1 - 3/6/2017, Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận chung ở biển Nhật Bản. Ảnh: Guancha

Theo giáo sư Nick Beasley, quân đội thường trực của Triều Tiên có khoảng 1,2 triệu người, 2/3 lục quân Triều Tiên triển khai ở khu vực vài chục km thuộc Khu phi quân sự - khu vực biên giới hai miền Triều Tiên. Nói cách khác, lực lượng này triển khai ở "cửa nhà" của Thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

Lực lượng pháo rất hùng hậu của Triều Tiên luôn luôn nhằm vào Seoul, trong khi đó Seoul có 10 triệu người, cách Khu phi quân sự chỉ không đến 1 giờ đồng hồ nếu đi bằng ô tô.

Giáo sư Nick Beasley cho rằng: "Nếu dùng Google tìm kiếm một số hình ảnh tuyên truyền diễn tập bắn đạn thật của Triều Tiên thì bạn có thể nhìn thấy quy mô của họ". "Họ hoàn toàn có khả năng nhanh chóng phá hủy Seoul, mặc dù đó là một đội quân có phần lạc hậu, không phải là công cụ tác chiến tiên tiến". Nhiều nhà quan sát cho rằng, pháo của Triều Tiên sẽ tấn công rất mạnh mẽ, sẽ gây ra hậu quả hủy diệt như tấn công hạt nhân.

Giáo sư Beasley còn cho rằng quân nhân Triều Tiên có thể vượt qua Khu phi quân sự. Ông nói: "Quân nhân Triều Tiên có thể tiến vào Hàn Quốc bằng mạng lưới đường hầm khổng lồ".

Còn về số người thương vong có thể xảy ra, giáo sư Beasley nói: "Nếu Triều Tiên phát động tấn công quy mô lớn đối với Hàn Quốc, dự tính số người thương vong sẽ lên đến vài triệu người".

Còn đối với Nhật Bản, pháo của Triều Tiên nhằm vào Hàn Quốc, đồng thời cũng ngắm vào phía nam và phía tây Nhật Bản. Giáo sư Beasley cho rằng Triều Tiên sở hữu các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn có thể tấn công các đô thị như Fukuoka và Hiroshima.

Từ ngày 1 - 3/6/2017, Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận chung ở biển Nhật Bản. Ảnh: Guancha
Từ ngày 1 - 3/6/2017, Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận chung ở biển Nhật Bản. Ảnh: Guancha

Đồng thời, có một điểm rất quan trọng, đó là bản thân Mỹ có rất nhiều quân đồn trú ở Hàn Quốc và Nhật Bản (ở Hàn Quốc có không đến 30.000 quân, ở Nhật Bản có khoảng 40.000 quân). Nếu Triều Tiên phát động tấn công mạnh mẽ thì phần lớn số quân này sẽ khó bảo toàn tính mạng.

Tiến sĩ Nick Beasley cho rằng hành sự của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul "hoàn toàn theo lý tính" (sáng suốt). Sở hữu vũ khí hạt nhân có thể tấn công lãnh thổ Mỹ sẽ có nghĩa là Triều Tiên có một khả năng răn đe lớn hơn. Để đạt mục đích này, họ sẽ cần không chỉ một quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp đầu đạn hạt nhân.

Giáo sư Beasley nói: "Họ cần sở hữu đủ tên lửa hạt nhân có thể tấn công Mỹ, hơn nữa có thể sống sót sau khi bị tấn công đánh đòn phủ đầu, đồng thời có thể phát động phản công tương đối mạnh mẽ đối với Mỹ".

Cuối cùng, tất cả đều liên quan đến duy trì an toàn của chính quyền. Theo giáo sư Beasley, tư duy của Triều Tiên chỉ có một khuynh hướng, nhưng không phải không có căn cứ. Có người gây khó dễ với họ.

Dư luận hiện ít bàn đến các khả năng đã có của Triều Tiên là do nói đến nó thì không có ý gì mới. Triều Tiên đã có những năng lực này trong nhiều năm. Việc dư luận sở dĩ quan tâm đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên bởi vì đó là một nhân tố tiềm ẩn có thể tạo ra cục diện thay đổi có ảnh hưởng lớn.

Ngoài ra, giáo sư Beasley cho rằng vũ khí hạt nhân có "sức hấp dẫn hoàn toàn có thể hiểu được".

Từ ngày 1 - 3/6/2017, Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận chung ở biển Nhật Bản. Ảnh: Guancha
Từ ngày 1 - 3/6/2017, Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận chung ở biển Nhật Bản. Ảnh: Guancha