Triển khai THAAD khiến cho GDP của Hàn Quốc có thể giảm 0,3%

VietTimes -- Các thủ đoạn "báo thù" của Trung Quốc đang gây ảnh hưởng rõ rệt đối với nhiều doanh nghiệp thương mại, du lịch... Hàn Quốc, thậm chí có thể leo thang trong thời gian tới, tác động không nhỏ lên Hàn Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp báo ngày 8/3/2017 bên lề kỳ họp Lưỡng hội, Trung Quốc. Ảnh: Nhật báo Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp báo ngày 8/3/2017 bên lề kỳ họp Lưỡng hội, Trung Quốc. Ảnh: Nhật báo Trung Quốc

Ngày 6/3, Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu tiến hành triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Hai bên sẽ đẩy nhanh hoàn thành triển khai THAAD trước khi Hàn Quốc có Tổng thống mới, trong bối cảnh bà Park Geun-hye đã bị Tòa án hiến pháp Hàn Quốc phế truất chức Tổng thống vào trưa ngày 10/3/2017.
Đối với vấn đề này, ngày 8/3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng triển khai THAAD là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến quan hệ Trung - Hàn. Trung Quốc cho rằng phạm vi cảnh giới, giám sát của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đã vượt xa bán đảo, đe dọa an ninh chiến lược của Trung Quốc.
Chính vì vậy, gần đây, nhà cầm quyền Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp “báo thù” đối với Hàn Quốc, bao gồm hạn chế du khách Trung Quốc đi du lịch Hàn Quốc. Điều này dẫn tới mã cổ phiếu du lịch trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc trượt dốc. Có quan điểm cho rằng ngành du lịch Hàn Quốc sẽ bị tác động nặng nề.
Ngày 3/3 khi lan truyền tin "Trung Quốc cấm đi du lịch Hàn Quốc", mã cổ phiếu du lịch ở Hàn Quốc đã bị tác động. Giá cổ phiếu của Tập đoàn Amore Pacific, doanh nghiệp hàng đầu về mỹ phẩm đã bị tụt xuống gần 13%. Giá cổ phiếu của hãng cùng ngành LG care cũng trượt 8% trở lên. Mức trượt giá cổ phiếu của hãng bán hàng miễn thuế The Shilla trên 13%.
Nguyên nhân là trên thị trường có ngày càng nhiều người mức tiêu thụ hàng hóa hướng vào khách hàng Trung Quốc sẽ giảm đi.

Du khách Trung Quốc đi du lịch Hàn Quốc. Ảnh: Cankao
Du khách Trung Quốc đi du lịch Hàn Quốc. Ảnh: Cankao

Theo hãng tin Yonhap Hàn Quốc, Cục du lịch quốc gia Trung Quốc ngày 2/3 đã triệu tập các hãng lữ hành ở khu vực Bắc Kinh, yêu cầu chấm dứt tiêu thụ hàng hóa du lịch đến Hàn Quốc. Được biết, người tiêu dùng không thể mua hàng hóa du lịch của Hàn Quốc, bao gồm các hàng hóa bán trực tuyến.
Ngoài ra, Cục du lịch quốc gia Trung Quốc ngày 3/3 đã tiến hành nhắc nhở công dân Trung Quốc khi đến Hàn Quốc du lịch, yêu cầu họ nhận thức rõ những rủi ro khi xuất cảnh du lịch, thận trọng lựa chọn điểm đến du lịch.
Giống như các nước Nhật Bản và Thái Lan, Hàn Quốc là điểm đến du lịch được người Trung Quốc hoan nghênh. Số lượng du khách Trung Quốc đến thăm quan Hàn Quốc trong tháng 1/2017 lên tới 565.000 người, chiếm 46,3% tổng số du khách nước ngoài đến Hàn Quốc.
Có nghiên cứu dự đoán, do bị ảnh hưởng bởi số lượng người Trung Quốc đi du lịch Hàn Quốc giảm xuống, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Hàn Quốc năm 2017 sẽ giảm 0,3%.
Từ khi chính phủ Hàn Quốc tuyên bố quyết định triển khai hệ thống THAAD vào mùa hè năm 2016 đến nay, nhà cầm quyền Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp như hạn chế hoạt động của các đoàn nghệ thuật và chiếu phim Hàn Quốc, sử dụng các loại "thủ đoạn" để gây sức ép với Hàn Quốc.
Cuối tháng 2/2017, sau khi Tập đoàn Lotte Hàn Quốc quyết định cung cấp khu đất cho Mỹ - Hàn triển khai hệ thống THAAD, ở Trung Quốc lập tức xuất hiện phong trào tẩy chay các sản phẩm của hãng Lotte.
Trang mạng của Tập đoàn Lotte đã bị tin tặc tấn công, một bộ phận cửa hàng của tập đoàn này đã buộc phải dừng hoạt động ở các siêu thị của Trung Quốc. Giá cổ phiếu "mua sắm" của Lotte cũng bị tụt dốc.
Nếu Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới quyết tâm "leo thang" trong việc "trả đũa" Hàn Quốc thì có thể còn gây tác động ảnh hưởng tới các ngành xuất khẩu như ô tô.

Du khách tham quan ở Thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Cankao
Du khách tham quan ở Thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Cankao


Ngoài ra, theo tờ Liên hợp Đài Loan ngày 9/3, các biện pháp báo thù của Trung Quốc có thể làm cho nền kinh tế Hàn Quốc bị tác động nặng nề. Dự đoán, trong quý 1/2017, du khách Trung Quốc đi du lịch Hàn Quốc có thể giảm tới 40%, kéo theo ảnh hưởng đến các ngành khác.
Quan hệ Trung - Hàn xấu đi làm cho ngành du lịch của Nhật Bản có thể "được lợi nhất", bao gồm các công ty đường sắt, hàng không, nhà hàng và hệ thống bán lẻ. Nhìn vào quan hệ Trung - Hàn, về lâu dài, rõ ràng rủi ro địa chính trị tăng lên. Nhưng, trong ngắn hạn, Nhật Bản có thể trở thành người chiến thắng trong cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và Seoul.