Trái đất sẽ ra sao nếu đất liền và đại dương đổi chỗ?

VietTimes -- 71% bề mặt Trái đất được bao phủ bởi nước, đất liền chỉ chiếm 29% còn lại. Nhưng nếu nước và đất đổi chỗ, Trái đất sẽ trở thành một nơi hoàn toàn khác so với hiện tại. Nếu điều này xảy ra, liệu thiên nhiên sẽ biến đổi như thế nào?

1. Nhiệt độ Trái đất sẽ tăng mạnh.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Nước hấp thụ rất nhiều nhiệt lượng, chính vì thế các đại dương đóng vai trò rất quan trọng làm Trái đất mát mẻ hơn. Ngoài ra, sự bốc hơi nước từ các đại dương và sông ngòi cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ Trái đất. Nếu đất liền hoán đổi vị trí cho đại dương, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng rất nhanh và trời sẽ nóng hơn nhiều lần. Phần lớn đất đai sẽ trở nên khô cằn, hạn hán.

2. Lượng oxy trong khí quyển sẽ giảm.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Thực vật biển cung cấp khoảng 70% oxy trong khí quyển của chúng ta. Nếu diện tích đại dương giảm đi, nhiều loài thực vật thủy sinh sẽ nhanh chóng biến mất, dẫn đến lượng oxy trong khí quyển giảm đáng kể. Nước biển cũng hấp thụ bớt carbon dioxide mà chúng ta thải vào khí quyển. Vì vậy, nếu đại dương mất đi, lượn oxy sẽ giảm mạnh kéo theo lượng carbon dioxide tăng lên trong khí quyển, dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.

3. Động vật trên Trái đất sẽ thay đổi.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Việc hoán đổi đất liền và đại dương sẽ gây ra nhiều tác động đối với đa dạng sinh học trên Trái đất. Nhiệt độ sẽ tăng mạnh, lượng oxy trong khí quyển sẽ giảm và lượng carbon dioxide sẽ tăng lên. Tất cả điều này sẽ làm cho cuộc sống trên hành tinh trở nên khó khăn. Các sinh vật sẽ phải trải qua quá trình tiến hóa để tồn tại. Sự sụt giảm đáng kể của thực vật khiến động vật ăn cỏ phải đối mặt với sự diệt vong cao hơn so với động vật ăn thịt.

4. Giao thông đường bộ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Với những vùng đất rộng lớn được kết nối mà không có sự gián đoạn gây ra bởi các vùng ngập nước, việc vận chuyển trên đất liền sẽ trở nên dễ dàng hơn.  Chỉ có các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu thủy sản sẽ là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất.

5. Nền văn minh và kinh tế của con người sẽ bị thay đổi.

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Nước là nguồn sống của vạn vật trên hành tinh. Khi  nguồn nước khan hiếm, các quốc gia sẽ cố gắng kiểm soát lượng nước nhiều nhất có thể. Điều này có thể dẫn đến các tranh chấp, căng thẳng leo thang và có nguy cơ xảy ra chiến tranh trên toàn thế giới.

Theo BrightSide