TP.HCM: F0 chuyển nặng trong đợt bùng dịch mới được tiếp nhận điều trị thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Để chuẩn bị phương án chống đỡ và đi qua đợt bùng dịch mới với số ca nhiễm đang tiếp tục tăng lên ở mức 1.300-1.400 F0 mỗi 24 giờ, TP.HCM bố trí phân luồng tiếp nhận, điều trị COVID-19 thế nào?
TP.HCM chuẩn bị phương án phân luồng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng thế nào?
TP.HCM chuẩn bị phương án phân luồng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng thế nào?

Phát hiện F0, người dân cần làm gì?

Ngày 23/2, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã ký văn bản khẩn gửi tất cả các bệnh viện trên địa bàn, yêu cầu chuẩn bị dự trữ để có thể cung cấp oxy cho người bệnh Covid-19 trong tình hình mới, khi số lượng F0 ở TP.HCM có chiều hướng tăng nhanh. Cũng chiều ngày 23/2, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, số lượng F0 trên cả nước tiếp tục gia tăng ở mức kỷ lục mới, với 60.355 ca Covid-19 trong 24 giờ, trong đó có 42.145 ca cộng đồng. Riêng TP.HCM ngày 23/2 có 1.451 ca.

Phía Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa đưa hướng dẫn: Khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, người nhiễm chủ động tự cách ly và gọi điện thoại đến đường dây nóng tiếp nhận F0 khai báo để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Danh sách cụ thể các Trung tâm y tế tiếp nhận F0 ở các quận, huyện, danh sách cụ thể có đăng trên trang web của HCDC và dán thông báo tại tất cả các Trung tâm y tế phường. Cụ thể, có các Hot line sau đây sẵn sàng cập nhật tình hình F0 trên địa bàn TP.HCM.

Danh sách đường dây nóng Quận 1

Danh sách đường dây nóng Quận 1

Danh sách đường dây nóng Quận 3
Danh sách đường dây nóng Quận 3
Danh sách đường dây nóng Quận 4
Danh sách đường dây nóng Quận 4
Danh sách đường dây nóng Quận 5
Danh sách đường dây nóng Quận 5
Danh sách đường dây nóng Quận 6

Danh sách đường dây nóng Quận 6

Danh sách đường dây nóng Quận 7
Danh sách đường dây nóng Quận 7
Danh sách đường dây nóng Quận 8
Danh sách đường dây nóng Quận 8
Danh sách đường dây nóng Quận 10
Danh sách đường dây nóng Quận 10
Danh sách đường dây nóng Quận 11
Danh sách đường dây nóng Quận 11
Danh sách đường dây nóng Quận 12
Danh sách đường dây nóng Quận 12
Danh sách đường dây nóng Quận Bình Tân
Danh sách đường dây nóng Quận Bình Tân
Danh sách đường dây nóng Quận Bình Thạnh
Danh sách đường dây nóng Quận Bình Thạnh
Danh sách đường dây nóng Quận Gò Vấp
Danh sách đường dây nóng Quận Gò Vấp
Danh sách đường dây nóng Quận Phú Nhuận
Danh sách đường dây nóng Quận Phú Nhuận
Danh sách đường dây nóng Quận Tân Bình
Danh sách đường dây nóng Quận Tân Bình
Danh sách đường dây nóng Quận Tân Phú
Danh sách đường dây nóng Quận Tân Phú
Danh sách đường dây nóng Huyện Bình Chánh
Danh sách đường dây nóng Huyện Bình Chánh
Danh sách đường dây nóng Huyện Cần Giờ
Danh sách đường dây nóng Huyện Cần Giờ
Danh sách đường dây nóng Huyện Củ Chi
Danh sách đường dây nóng Huyện Củ Chi
Danh sách đường dây nóng Huyện Hóc Môn
Danh sách đường dây nóng Huyện Hóc Môn
Danh sách đường dây nóng Huyện Nhà Bè
Danh sách đường dây nóng Huyện Nhà Bè
Danh sách đường dây nóng TP Thủ Đức
Danh sách đường dây nóng TP Thủ Đức

HCDC cảnh báo rất rõ về tình trạng các F0 cần trung thực khai báo với Trung tâm Y tế phường nơi cư trú. Nếu F0 bệnh nhẹ sẽ được phát thuốc, theo dõi y tế tại nhà, nếu chuyển nặng, sẽ được điều phối đưa lên các tuyến điều trị phù hợp.

Liên lạc tới số Hot line - Đường dây nóng tiếp nhận F0 Quận 4, phóng viên VietTimes nhận được hướng dẫn như sau: "Có 2 cách để tiếp nhận F0. Cách thứ nhất, sau khi test nhanh bằng que test dự phòng tại nhà, nếu phát hiện F0, gia đình cần liên lạc ngay tới Trạm Y tế phường trên địa bàn cư trú. Cách thứ 2 là cung cấp thông tin về F0 cho đường dây nóng của puận để từ quận chuyển xuống phường để nhân viên y tế tiếp nhận, liên lạc tới F0, thực hiện thủ tục theo dõi F0 cách ly tại nhà".

Phát thuốc điều trị COVID-19 cho F0 cách ly tại nhà. Ảnh: HCDC

Phát thuốc điều trị COVID-19 cho F0 cách ly tại nhà. Ảnh: HCDC

F0 trở nặng được nhập viện, chuyển tuyến thế nào?

Toàn bộ các F0 khi trở nặng muốn đi nhập viện đều phải liên lạc với Trung tâm y tế phường sở tại nơi cư trú để được liên lạc điều phối, nhập viện vào bệnh viện phù hợp trên địa bàn.

"F0 đang cách ly tại nhà, nếu trở nặng bắt buộc phải báo với Y tế phường để nhân viên y tế đến nhà đo nồng độ ô xy trong máu, đánh giá mức độ chuyển nặng của F0, liên lạc với bệnh viện phù hợp trên địa bàn để F0 có thể nhập viện. Chính vì thế, nếu khi phát hiện F0 mà gia đình không khai báo với Y tế Phường thì sẽ không có dữ liệu cập nhật trên hệ thống và đến lúc cần nhập viện sẽ phải mời nhân viên y tế đến làm lại mọi thủ tục từ đầu, có thể chậm trễ, dẫn đến mất đi khoảng thời gian vàng dành cho công việc cấp cứu" - Nhân viên y tế trực Hot line tiếp nhận F0 của Quận 4 cảnh báo.

Ngay từ cuối năm 2021, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu tất cả bệnh viện phải chuyển đổi khu cách ly thành điều trị Covid-19 với tối thiểu 10% tổng số giường của cả bệnh viện. Bệnh viện chuyên khoa nhi, nhiễm và bệnh viện đa khoa hạng một được khuyến khích thành lập Khoa Covid-19, đơn vị Hồi sức Covid-19, sẵn sàng tiếp nhận điều trị người bệnh.

Tuy nhiên, như HCDC đã hướng dẫn và nhân viên y tế trực Hot line tiếp nhận F0 đã cảnh báo, mọi F0 trên địa bàn TP.HCM chỉ được nhập viện theo phân luồng điều phối từ đầu mối y tế phường sở tại nơi cư trú. "Người nhà không được tự ý đưa F0 đi nhập viện, dù là nhập viện ban đầu nếu nhận thấy F0 có dấu hiệu trở nặng. Việc chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên lại càng phải chấp hành phân luồng điều phối giữa các bệnh viện ở các tầng với nhau, theo điều hành từ Tổ điều phối chuyển viện, gia đình không thể tự làm thủ tục chuyển tuyến cho F0" - Nhân viên y tế tại Hot line tiếp nhận F0 Quận 4 hướng dẫn chi tiết và đưa cảnh báo mạnh mẽ.

Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc BV Phụ sản Hùng Vương cùng đồng nghiệp vẫn đang sát cánh chống dịch
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc BV Phụ sản Hùng Vương cùng đồng nghiệp vẫn đang sát cánh chống dịch
PGS.TS - Bác sĩ Lê Minh Khôi trực chiến cùng y bác sĩ tại Trung tâm Điều trị COVID-19 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
PGS.TS - Bác sĩ Lê Minh Khôi trực chiến cùng y bác sĩ tại Trung tâm Điều trị COVID-19 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Đối với mọi trường hợp F0 nặng chuyển từ tuyến điều trị ban đầu lên các tầng 2, tầng 3 đều phải có xác nhận của bệnh viện tuyến dưới chuyển lên, theo hệ thống điều phối do Sở Y tế TP.HCM đã thành lập.

TP.HCM hiện nay có 10 bệnh viện chuyển đổi công năng toàn bộ và thực hiện mô hình tách đôi, dành cho điều trị COVID-19 quy mô rất lớn. Các bệnh viện chuyển đổi hoàn toàn gồm có Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, BV Trưng Vương, BV An Bình, BV Huyện Củ Chi; các bệnh viện theo mô hình tách đôi - khối nhà riêng biệt, có cổng và lối đi riêng để điều trị Covid-19 - có Bệnh viện Quân dân y Miền Đông, BV Phạm Ngọc Thạch, BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, BV Nguyễn Tri Phương, BV Nhi đồng Thành phố.

Ngoài ra, nhiều bệnh viện dã chiến cấp thành phố vẫn tiếp tục duy trì với khoảng 22.000 giường điều trị COVID-19 đang hoạt động. Cùng với đó, còn có nhiều Trung tâm Hồi sức COVID-19 được đặt tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, TP Thủ Đức...

Theo HCDC công bố, mặc dù số ca nhiễm tăng, số ca nhập viện cũng tăng nhẹ nhưng số ca bệnh nặng và tử vong trên địa bàn TP.HCM vẫn đang ở mức rất thấp. Người dân nên yên tâm thực hiện khai báo với Y tế phường sở tại đầy đủ ngay khi phát hiện F0 để được theo dõi, điều trị, nhập viện và chuyển tuyến kịp thời.