Khuyến nghị người khỏe không nên đeo khẩu trang của WHO:

Tổng thống Trump và giới chuyên gia Mỹ nói gì về việc đeo khẩu trang?

VietTimes -- Cuộc tranh luận về việc đeo hay không đeo khẩu trang trong đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn. Và theo như Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, Nhà Trắng và Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đang bàn về vấn đề này.
Tổng thống Trump cho rằng người dân Mỹ có thể đeo khẩu trang chống COVID-19 trong một giai đoạn ngắn, chứ không phải mãi mãi (Ảnh: NYPost)
Tổng thống Trump cho rằng người dân Mỹ có thể đeo khẩu trang chống COVID-19 trong một giai đoạn ngắn, chứ không phải mãi mãi (Ảnh: NYPost)

Trong lúc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm đầu tuần này nhắc lại khuyến nghị rằng chỉ những người mắc bệnh (COVID-19) hoặc người đang chăm sóc người mắc bệnh mới nên đeo khẩu trang, ngày càng có thêm nhiều quan chức và chuyên gia y tế trên toàn thế giới khuyên mọi người nên đeo khẩu trang để ngăn chặn đà lây lan của virus corona chủng mới.

“Chúng ta sẽ không phải đeo khẩu trang mãi mãi, nhưng có thể đeo trong một khoảng thời gian ngắn, sau khi chuẩn bị sẵn sàng. Tôi có thể thấy điều như vậy diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn” – Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm đầu tuần này.

Đề xuất về khuyến nghị người dân Mỹ đeo khẩu trang hiện đang được “thảo luận tích cực” tại Nhà Trắng, ông Fauci – Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia – cho hay và thêm rằng lực lượng tác chiến chống đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng sẽ đang thảo luận về đề xuất này.

Trả lời phỏng vấn kênh trên chương trình Newsroom của CNN, ông Fauci nói rằng “đề xuất sử dụng rộng rãi khẩu trang trong cộng đồng, bên ngoài các cơ sở y tế, đang được thảo luận rất tích cực. CDC cũng đang xem xét kỹ lưỡng về vấn đề này”.

“Có một điều hạn chế trong việc này là, làm sao để đảm bảo rằng chúng ta không cướp đi nguồn cung khẩu trang dành cho các nhân viên y tế tuyến đàu, những người rất cần chúng” – ông Fauci nói – “Nhưng khi chúng ta có đủ khẩu trang, tôi tin rằng (chính quyền) sẽ cân nhắc nghiêm túc về việc sử dụng khẩu trang diện rộng. Chúng ta chưa tới thời điểm đó, nhưng tôi nghĩ là rất gần rồi”.

“Điều này là bởi, tên thực tế, một người có thể hoặc có thể không bị nhiễm muốn tránh lây cho người khác, thì cách tốt nhất là đeo khẩu trang. Có lẽ đây là biện pháp hữu ích” – ông Fauci nói thêm

Vị chuyên gia cũn cảnh báo: “Các bạn sẽ không muốn tước đi lượng khẩu trang cung cấp cho các nhân viên y tế, những người đang thực sự đối diện với sự nguy hiểm của việc nhiễm bệnh. Đó sẽ là điều tồi tệ nhất mà chúng ta làm. Nếu chúng ta đã lo đủ (khẩu trang) cho họ, lúc đó các bạn mới tính đến chuyện tăng cường sử dụng khẩu trang trong cộng đồng”.

Cùng thời điểm, rất nhiều chuyên gia y tế đã đổ lên mạng xã hội để đưa ra quan điểm của họ về việ đeo khẩu trang, một tín hiệu cho thấy sắp có sự chuyển biến đáng kể trong các khuyến nghị về y tế liên quan tới việc đeo khẩu trang.

Giới chuyên gia tranh luận gay gắt về khẩu trang

Các chuyên gia Mỹ tranh luận gay gắt về việc đeo khẩu trang trong đại dịch COVID-19 (Ảnh: wgtn)
Các chuyên gia Mỹ tranh luận gay gắt về việc đeo khẩu trang trong đại dịch COVID-19 (Ảnh: wgtn)

Trong cuộc tranh luận này, có nhiều loại khẩu trang đang được đem ra thảo luận: N95, khẩu trang y tế, khẩu trang vải – có thể làm thủ công tại nhà.

“Khẩu trang N95 mà chúng ta sử dụng trong các cơ sở y tế không nên sử dụng rộng rãi cho cộng đồng” – Tiến sĩ James Phillips, chuyên gia phân tích y tế của CNN và là Giáo sư tại ĐH George Washington, nêu quan điểm – “Không có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy điều này tạo nên sự khác biệt. Khẩu trang này nên được phát cho những nhna viên y tế đang tiếp xúc gần với các bệnh nhân”.

Ông thêm rằng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải lại khác.

“Những chiếc khẩu trang loại này được thiết kế để ngăn những giọt thở có thể nhiễm virus phát ra từ miệng và mũi của bạn bay sang người khác. Bởi vậy mà việc đeo khẩu trang như một tấm lá chắn để ngăn các giọt thở phát tán vào không khí là việc có ý nghĩa, về mặt logic, nó sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của virus” – ông Phillips nói.

“Khẩu trang vải không được khuyến nghị sử dụng để giúp các bạn tránh nhiễm bệnh, nó đã được chứng minh là không có tác dụng – đó là lý do chúng tôi không đeo khẩu trang vải trong bệnh viện” – ông Philipps nói thêm – “Tôi nghĩ rằng CDC và chính quyền liên bang cuối cùng sẽ khuyến nghị người dân sử dụng khẩu trang, đặc biệt là để ngăn chặn giọt thở. Tôi nghĩ điều đó sắp xảy ra”.

Tiến sĩ Scott Gottlieb, cựu ủy viên Cục Thực phẩm và Thuốc men (FDA) Mỹ, viết trên Twitter hôm cuối tuần trước rằng CDC đã ra một khuyến nghị “cho người tiêu dùng nên đeo khẩu trang làm bằng vải cotton (cùng với hướng dẫn cách tự chế loại khẩu trang này từ các vật dụng trong gia đình) để tăng cường sự an toàn và giảm đà lây lan của dịch bệnh, và không tạo sức ép cho chuỗi cung ứng cho các bệnh viện”.

Cũng trên Twitter, ông Tom Inglesby, Giám đốc Trung tâm An ninh Y tế John Hopkins, viết rằng: “Người dân nên đeo các loại khẩu trang sợi phi y tế khi đi đến những nơi công cộng, đóng góp vào nỗ lực chung của toàn xã hội trong việc ngăn chặn đà lây lan của virus”.

Nhiều nước bắt buộc đeo khẩu trang

Tổng y sĩ Mỹ Jerome Adams cũng đưa ra nhận định về việc đeo khẩu trang phòng COVID-19 (Ảnh: Politico)
Tổng y sĩ Mỹ Jerome Adams cũng đưa ra nhận định về việc đeo khẩu trang phòng COVID-19 (Ảnh: Politico)

Áo, CH Séc và Slovakia nằm trong số các nước đã ra chỉ thị bắt buộc đeo khẩu trang khi đi đến những nơi công cộng. Nhiều người dân ở CH Séc còn tự may khẩu trang do nguồn cung có hạn.

Chính quyền ở thành phố Jena, Đức hôm 31/3 vừa qua cũng nói rằng họ chuẩn bị ra chỉ thị bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi đi mua sắm hay tham gia giao thông công cộng, cùng nhiều nơi đông người khác. Thậm chí dùng khăn hoặc vải để che mặt cũng được tính là đeo khẩu trang.

Trong khi đó, ở Trung Quốc, nơi hởi nguồn của dịch bệnh COVID-19, CDC Trung Quốc khuyến nghị người dân “đeo khẩu trang khi đi ra ngoài”.

Các chuyên gia của WHO và CDC Mỹ trước nay đều tranh luận rằng những người không mắc bệnh hoặc không phải chăm sóc người bệnh thì nên để dành khẩu trang cho các nhân viên y tế tuyến đầu, những người chịu rủi ro trực tiếp nhiễm virus corona chủng mới.

“Điều mà WHO và CDC đã xác nhận lại trong vài ngày qua là, họ không khuyến nghị lượng lớn người dân mang khẩu trang. Và đây là lý do: Ở cấp độ cá nhân, có một nghiên cứu năm 2015 thực hiện với các sinh viên y khoa – và các sinh viên này sau khi đeo khẩu trang y tế đã chạm lên mặt của mình trung bình tới 23 lần” – Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 31/3.

Cụ thể, đây là nghiên cứu quan sát hành vi được đăng tải trên Tạp chí American Journal of Infection Control (Tạp chí Kiểm soát bệnh truyền nhiễm của Mỹ), được thực hiện trên 26 sinh viên y khoa tại ĐH New South Wales.

“Chúng ta đều biết rằng một cách khiến bạn nghiễm các bệnh về đường hô hấp giống như virus corona chủng mới chính là chạm vào các bề mặt sau đó lại chạm vào mặt mình” – ông Adams nói – “Bởi vậy đeo khẩu trang không đúng cách thực sự có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh”.

CDC Mỹ hiện tại vẫn khuyến nghị rằng nếu không bị bệnh, “các bạn không cần phải đeo khẩu trang trừ khi đang phải chăm sóc ai đó bị bệnh”.

Một số chuyên gia từng khuyến nghị người dân đeo khẩu trang lại chỉ ra các nghiên cứu trước đây cho thấy hiệu quả của việc sử dụng khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm, và một số nghiên cứu ban đầu về COVID-19.

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Journal of Hospital Infection năm 2013 chỉ ra rằng khẩu trang y tế có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nhiễm virus cúm trong không khí. Các dữ liệu sơ bộ về 13 bệnh nhân mắc COVID-19 được ĐH Nebraska công bố cũng ủng hộ “biện pháp cách ly không khí”, như việc đeo khẩu trang.

Theo CNN