Tổng Giám đốc Jens Lottner: Techcombank sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư chiến lược

Theo ông Jens Lottner, Tổng Giám Đốc Techcombank, năm 2024 sẽ đánh dấu cột mốc đáng nhớ khi những khoản đầu tư nền tảng công nghệ và dữ liệu của Ngân hàng “đơm hoa kết trái” và tạo ra giá trị bứt phá cho ngân hàng.

Tiếp tục đẩy mạnh phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME

Công nghệ vượt trội, năng lực dữ liệu dẫn đầu ngành và nguồn nhân lực tài năng đã giúp Techcombank đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng vào năm 2023, với Tổng thu nhập hoạt động (TOI) 40 nghìn tỉ VNĐ, Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức cao - 14.4%, nợ xấu (NPL) thấp nhất toàn ngành - 1.2%, và tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40%.

Tuy nhiên, với Tổng Giám đốc Techcombank Jens Lottner, “2023 là một năm đầy thách thức, và việc đa dạng hóa danh mục tín dụng của chúng tôi đang chậm so với kế hoạch”.

“Trên quan điểm đó, lựa chọn cho vay doanh nghiệp lớn, thay vì tập trung chuyển dịch sang khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) bằng mọi giá là chiến lược an toàn hơn cho Ngân hàng, trong bối cảnh khách hàng thuộc những phân khúc này vốn không có quá nhiều nhu cầu vay” ông chia sẻ. Tổng Giám đốc Techcombank đồng thời bổ sung rằng ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME để đa dạng hóa danh mục tín dụng khi điều kiện cho phép.

Trong chiến lược đa dạng hóa này, Ngân hàng cũng chuyển hướng hoạt động tín dụng sang những phân khúc mới nổi và đang phát triển nhanh trong nền kinh tế Việt Nam và bước đầu đạt được thành công nhất định. Danh mục tín dụng cho vay các ngành nghề không thuộc bất động sản, vật liệu và xây dựng tăng trưởng tới 60% vào năm 2023.

Tổng Giám đốc Lottner tự tin Techcombank có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận 27.1 nghìn tỉ VNĐ trong năm nay, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục, “Quý 1/2024 còn thành công hơn cả mong đợi, với tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 32% và 39% so với cùng kỳ năm trước” – ông chia sẻ.

“Chúng tôi đã mở rộng quy mô kinh doanh với nguồn nhân lực không đổi. Việc áp dụng số hóa và dữ liệu cho phép Ngân hàng vận hành kênh số với tỉ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) thấp hơn kênh truyền thống khoảng 10%. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tận dụng những năng lực này trong tương lai, đem đến những trải nghiệm khách hàng tốt nhất”, ông Jens Lottner nói.

Vươn tầm cao mới

Với vị trí đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam về danh mục CASA, Techcombank đặt mục tiêu đạt 55% CASA vào năm 2025, đưa Ngân hàng sánh ngang với tổ chức tín dụng lớn nhất khu vực ASEAN như UOB và DBS.

Đây hoàn toàn là một mục tiêu khả thi. Theo TGĐ Lottner, Ngân hàng có thể tăng CASA nhờ một số tính năng đang được khách hàng sử dụng như Sinh lời tự động (Auto-earning). Đồng thời, tỉ lệ CASA gần như không chịu ảnh hưởng bởi những biến động về lãi suất - yếu tố gây tác động tiêu cực đến nhiều hoạt động kinh doanh. Và trong quý 1/2024, tỉ lệ CASA của nhà băng này đã đạt 40,5%, vươn lên vị thế dẫn đầu ngành ngân hàng, với số dư CASA tăng mạnh 49,4% so với cùng kỳ năm trước.

“CASA càng cao, chi phí vốn của Ngân hàng càng được đảm bảo.”, TGĐ Lottner bổ sung.

Techcombank cho thấy định hướng đúng đắn khi tập trung vào phân khúc khách hàng “Mass Affluent” (thu nhập khá) và “Affluent” (thu nhập cao). Trong bối cảnh thu nhập khả dụng liên tục tăng cao, tầng lớp trung lưu ngày một mở rộng, chiếm tỉ trọng đáng kể trong dân số 100 triệu người tại Việt Nam.

Ông Jens Lottner chia sẻ, Techcombank sẽ không dừng lại ở thu hút CASA của khách hàng cá nhân. “Chúng tôi có một kế hoạch CASA tham vọng hơn thế. Cụ thể hơn, chúng tôi đang tập trung đẩy mạnh cung cấp các gói định vị khác biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp vi mô và hộ kinh doanh (merchant), biến Techcombank thành ngân hàng giao dịch chính của khách hàng.” – Tổng Giám đốc Techcombank cho hay.

Với tỷ lệ NFI/TOI hiện ở mức 26%, Techcombank mong muốn sớm chạm ngưỡng 30%, đồng thời đạt được tỷ suất sinh lời 20% lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

“Chúng tôi tin rằng vào năm 2024 và 2025, chiến lược đa dạng hóa của chúng tôi sẽ mang lại hiệu quả và chúng tôi sẽ đạt được các cột mốc quan trọng đã đề ra,” TGĐ Jens Lottner khẳng định.

Techcombank chỉ còn chưa đầy hai năm để hiện thực hóa khát vọng trở thành ngân hàng có vốn hóa thị trường đạt 20 tỷ USD. Nếu Techcombank thành công, điều này sẽ đánh dấu một mức tăng trưởng vượt bậc so với mức định giá hiện tại là khoảng 6-7 tỷ USD. Với mức vốn hóa thị trường đó, Techcombank sẽ vươn lên vị trí top 10 ngân hàng hàng đầu Đông Nam Á.

TGĐ Jens Lottner khẳng định sức ảnh hưởng của tác động từ môi trường xung quanh, trong đó có sự quan tâm của toàn thế giới đối với thị trường Việt Nam – yếu tố quyết định nguồn vốn được bơm vào thị trường để tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại thị trường này.

Việc xác định giá trị thị trường cần dựa trên một số chỉ số như hệ số P/B (price-to-book) và P/E (price-to-earning), và trong 5 năm qua, đã có hai lần Techcombank đạt mức định giá 2,5 lần hệ số P/B.

“Nếu bạn nhìn vào lợi nhuận trên tài sản, chỉ số ứng dụng số hóa và một số chỉ số tăng trưởng khác của chúng tôi, thì những con số này không chỉ vượt trội ở cấp độ ASEAN mà còn ở cấp độ toàn châu Á”. – TGĐ Jens Lottner bổ sung.

Sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư chiến lược

Khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam đang hỗ trợ cho chính các mục tiêu của quốc gia này. GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng 6% trong năm nay so với 5% vào năm 2023. Nhu cầu ở các phân khúc khách hàng khác nhau đang phục hồi trở lại, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ chiến lược đa dạng hóa Trung Quốc + 1.

Techcombank cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, vì ngoài giá trị mà họ mang lại, mục tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị của ngân hàng thông qua sự tin tưởng của một hoặc một số đối tác uy tín được lựa chọn. “Chúng tôi sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư chiến lược hoặc những nhà đầu tư có tư duy dài hạn để đồng hành với chúng tôi xây dựng thương hiệu và gia tăng giá trị ngoài vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây có thể là một nhà đầu tư, nhưng cũng có thể là một vài nhà đầu tư tổ chức có uy tín cao tham gia với tỷ lệ cổ phần từ 1% đến 5%, và sẽ tiếp tục tư vấn chúng tôi về cách cải thiện mô hình kinh doanh và hoạt động cũng như đáp ứng tiêu chuẩn ESG.”

Theo vị CEO, việc vạch ra những mục tiêu mới không nhất thiết đồng nghĩa với khát vọng trở thành ngân hàng lớn nhất mà là phải hành động để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. “Chúng tôi muốn đạt được sự kết hợp, cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn.”

Techcombank gây chú ý với kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt vào năm 2024, lần đầu tiên sau một thập kỷ. Đây là bằng chứng rõ rệt về khả năng duy trì quỹ đạo tăng trưởng 20% ​​và tỷ lệ CAR 14-15% trong khi vẫn đủ khả năng trả cổ tức.

“Và chúng tôi sẽ làm điều đó một cách bền vững,” – TGĐ Jens Lottner khẳng định.

Trở thành ngân hàng thế hệ mới

Hành trình không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động cũng đòi hỏi sự cởi mở để tiếp thu thêm kiến ​​thức chuyên môn. Khi Techcombank chuyển hướng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, Techcombank đã bổ sung nhân sự cho Hội Đồng Quản Trị bằng việc bổ nhiệm ba thành viên mới, những người cùng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là về quản trị rủi ro và quản trị gia sản.

Đáng chú ý hơn, Techcombank đã mời thành công nguyên Chủ tịch Hội đồng Ủy viên và Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Châu Á (BCA) Eugene Keith Galbraith với tư cách thành viên độc lập Hội Đồng Quản Trị. Kinh nghiệm phong phú của ông bao gồm việc thúc đẩy CASA, thu hút khách hàng thu nhập cao (affluent) và đổi mới số hóa tại BCA trong suốt nhiệm kỳ 17 năm của mình.

Về mặt công nghệ, Techcombank tiếp tục áp dụng những nâng cấp mang tính cách mạng, chẳng hạn như chuyển một khối lượng công việc đáng kể lên đám mây và xây dựng hệ sinh thái dữ liệu cho phép ngân hàng đưa ra các định vị giá trị mới, độc đáo và cuối cùng là phục vụ khách hàng của mình một cách hiệu quả và bền vững hơn.

TGĐ Jens Lottner nhấn mạnh rằng ESG sẽ là trọng tâm của Techcombank vào năm 2024: “Chúng tôi đặt mục tiêu trở thành ngân hàng thế hệ mới, nên cách chúng tôi vận hành phải phải thể hiện sự coi trọng con người, hỗ trợ toàn bộ cộng đồng Việt Nam và thúc đẩy quản trị mạnh mẽ hướng đến tương lai để từ đó các hành động, quyết định mang tính đạo đức cao sẽ trở thành chuẩn mực”.