Thượng viện Mỹ thông qua gói cứu trợ lịch sử 2 nghìn tỷ USD giúp nền kinh tế vượt qua đại dịch COVID-19

VietTimes -- Thượng viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 2,2 nghìn tỷ USD trong bối cảnh đại dịch do virus corona chủng mới gây nên đang dủy hiệt kinh tế đất nước, đánh dấu gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Thủ lĩnh phe thiểu số Chuck Schumer (trái) và Thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell rất nỗ lực để thông qua gói cứu trợ (Ảnh: Politico)
Thủ lĩnh phe thiểu số Chuck Schumer (trái) và Thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell rất nỗ lực để thông qua gói cứu trợ (Ảnh: Politico)

“Đây là một thứ dịch bệnh ỳ lạ và xấu xa” – Thủ lĩnh phe thiểu số Thượng viện Chuck Schumer nói trước khi cuộc bỏ phiếu thông qua gói cứu trợ được tổ chức – “Khi chúng ta phê chuẩn dự luật này, thay vì ôm lấy nhau, chúng ta sẽ vẫy tay nhau từ xa”.

Dự luật này sẽ cung cấp khoản tiền hỗ trợ trực tiếp 1.200 USD (một lần duy nhất) cho người trưởng thành ở Mỹ, tạo nên một chương trình cho vay với nguồn vốn 500 tỷ USD cho các doanh nghiệp, các thành phố và các bang của nước Mỹ, ngoài ra là nguồn vốn 367 tỷ USD dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Kế hoạch này cũng cung cấp khoản tiền 130 tỷ USD cho các bệnh viện và mở rộng chương trình bảo hiểm thất nghiệp.

Thượng viện Mỹ đã nhất trí hông qua dự luật về gói cứu trợ này với 96 phiếu thuân, 0 phiếu chống.

Hạ viện Mỹ dự kiến sẽ tổ chức bỏ phiếu để thông qua dự luật này trong hôm 27/3. “Chúng tôi đang làm việc đểbảo rằng những người khong thể trở lại Washington vẫn có thể thể hiện quan điểm của mình về dự luật từ xa” – Thủ lĩnh phe đa số tại Hạ viện Steny Hoyer nói trong một tuyên bố.

Các nhà lập pháp trong hôm 25/3 vừa qua đã phải chật vật để giải quyết các bất đồng liên quan tới dự luật cứu trợ đồ sộ này. Một điều sửa đổi đưa ra vào phút chót, được một số thượng nghị sĩ Cộng hòa đưa ra, cuối cùng thất bại. Nhóm nghị sĩ này phàn nàn rằng dự luật sẽ khiến cho giới công nhân chăm chăm nhận tiền thất nghiệp thay vì đi làm.

Sau khi bỏ lá phiếu của mình, bà Elizabeth Warren, đảng viên Dân chủ, nói: “Đây không phải dự luật mà tôi mong muốn, nhưng dù sao thì những khoản đầu tư tức thì này là rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa đủ, chúng ta cần phải hành động nhiều hơn, và phải thật sớm”.

Thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell cũng đã phản ánh lại những thương thảo khó khăn giữa hai chính đảng để có thể thông qua dự luật này. “Đó là một con đường dài đầy khó khăn, vô số khúc ngoặt và ngã rẽ” – ông nói – “Nhưng vì hàng triệu người dân Mỹ, điều đó là xứng đáng. Sẽ là xứng đáng khi hỗ trợ hàng triệu doanh nghiệp nhỏ, giữ lấy hàng chục triệu việc làm”.

Thượng nghị sĩ John Thune đã không thể tham gia cuộc bỏ phiếu vừa qua do đang phải tự cách lý vì có một số triệu chứng bệnh COVID-19. Thượng nghị sĩ Rand Paul, đã mắc COVID-19, và các thượng nghị sĩ Mitt Romney và Mike Lee – cũng dương tính với virus corona chủng mới, đang tự cách ly – cũng không thể bỏ phiếu.

Nhân viên phun thuốc khử trùng tại thành phố Las Vegas (Ảnh: Guardian)
Nhân viên phun thuốc khử trùng tại thành phố Las Vegas (Ảnh: Guardian)

Gói cứu trợ lần này có quy mô lớn hơn nhiều so với gói kích thích trị giá 800 tỷ USD năm 2009 để giúp nền kinh tế Mỹ thoát khỏi ảnh hưởng của Đại suy thoái. Thế nhưng dù có giá trị trên 2 nghìn tỷ USD, gói cứu trợ khẩn cấp này dự kiến chỉ là một giải pháp tạm thời để giúp bình ổn lại nền kinh tế đang có dấu hiệu mất kiểm soát. Các thượng nghị sĩ Mỹ đã đánh tín hiệu hiệu rằng họ sẽ sớm làm việc để soạn thảo ra một gói cứu trợ tiếp theo.

Tổng thống Trump trong tối ngày 25/3 xác nhận rằng ông sẽ ký thông qua gói cứu trợ này ngay khi nhìn thấy nó trên bàn làm việc của mình, thêm rằng đó sẽ là việc ký kết “tuyệt vời”.

Trong một cuộc họp báo về công tác chống virus corona chủng mới, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói rằng gói cứu trợ có thể giúp củng cố nền kinh tế Mỹ trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, trong phát ngôn mâu thuẫn với các chuyên gia y tế, Tổng thống Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ sớm mở cửa và mọi người có thể đi làm trở lại trong vòng tuần lễ.

Dự luật về gói cứu trợ cũng sẽ cấm các doanh nghiệp sở hữu bởi Tổng thống Trump, gia đình ông, cùng các thành viên Quốc hội Mỹ nhận các khoản cho vay và đầu tư từ các chương trình của Bộ Tài chính.

“Nhưng người tham gia viết luật như chúng tôi không nên hưởng lời từ luật đó” – ông Schumer nói với CNN.

Việc các nhà lập pháp Mỹ thông qua gói cứu trợ khẩn cấp lớn chưa từng có đã tạo động lực cho các thị trường cổ phiếu trên toàn thế giới. Các chỉ số ở châu Âu và châu Á đã tăng chỉ một ngày sau khi chỉ số Dow Jones trải qua ngày tốt nhất kể từ năm 1933. Chỉ số FTSE-100 ở London, Anh đã tăng 4,45% lên mức 5688.