Tham vọng chinh phục vũ trụ của các vị tỷ phú giàu nhất thế giới

VietTimes -- Một số tỷ phú giàu có đang lên kế hoạch thăm dò vũ trụ và các chính sách vũ trụ tương lai. Giám đốc điều hành SpaceX - Elon Musk đang cố gắng giảm chi phí cho chuyến bay đưa con người lên sao Hỏa và biến nó thành "hành tinh dự phòng" cho Trái Đất. Công ty của Jeff Bezos, Blue Origin cũng như Virgin Galactic của Richard Branson có kế hoạch đưa du lịch vũ trụ trở thành xu hướng chủ đạo.
Ảnh minh họa: CNN
Ảnh minh họa: CNN

Tháng trước, vệ tinh Asgardia-1 mang theo dữ liệu về môt số quốc gia và 300.000 công dân, bao gồm ảnh gia đình cùng những thông tin về quốc kỳ, quốc huy và hiến pháp của quốc gia đã được phóng lên vũ trụ bởi tỷ phú Igor Ashurbeyli. Đây là dự án tạo lập một quốc gia trên không gian đầu tiên của con người.

Asgardia vẫn chưa được công nhận bởi Liên hợp quốc, và công dân của quốc gia này là những người đã đăng ký điền vào một mẫu đơn. Mục tiêu là “cung cấp sự hiện diện vĩnh viễn của con người trong không gian”,  tỷ phú Ashurbeyli nói về chính sách đối ngoại trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Ashurbeyli không phải là tỷ phú duy nhất với những ý tưởng lạ thường về những gì con người có thể làm trong không gian. Politico và tờ New York Times vừa công bố các bài báo tiết lộ rằng một ông trùm khác, Robert Bigelow, đã thuyết phục các nhà lập pháp bí mật tại Lầu Năm Góc chi hơn 22 tỷ cho chương trình tìm kiếm và phân tích UFO.

Trên thực tế, có rất nhiều các cá nhân giàu có đang tìm cách định vị các chính sách vũ trụ tương lai thông qua tài sản hoặc qua tầm ảnh hưởng. Một trong số đó là vì lợi ích thương mại hoặc cũng do khát khao khám phá khoa học. Nhưng bất kể lý do gì, cuộc đua vũ trụ mới của họ sẽ thay đổi các quy tắc của trò chơi - không gian hiện là lĩnh vực được quan tâm của nhiều chính phủ (Outer Space Treaty - Hiệp ước thượng tầng không gian được kí kết bởi các quốc gia) và do đó sự tham gia của các tỷ phú giàu có đang thay đổi bản chất không gian vũ trụ.

Dưới đây là một số kế hoạch của nhiều tỷ phú:

1.  Sự sống trên sao Hỏa

Tham vọng chinh phục vũ trụ của các vị tỷ phú giàu nhất thế giới ảnh 1Môt kết xuất đồ họa của SpaceX trên sao Hỏa. Space/Flickr

CEO của Tesla – tỷ phú Elon Musk đang cố gắng phóng tàu vũ trụ lên sao Hỏa. Công ty đang nâng cao công nghệ tên lửa, giảm chi phí cho chuyến bay của con người - đặc biệt là sử dụng lại tên lửa và lên kế hoạch định cư trên sao Hỏa. Nhưng một số người cho rằng công cuộc thoát khỏi Trái đất của Elon Musk hướng đến mục đích thương mại hơn là động cơ thúc đẩy môi trường.

Theo Patrick McCray thuộc Đại học California, vào những năm 1970, việc đi đến hành tinh khác rồi trở về của nhiều quốc gia nhằm nâng cao nhận thức về môi trường.

“Tôi cảm thấy khá thất vọng vì mục tiêu ban đầu khi đưa số lượng lớn con người ra khỏi hành tinh này đến một hành tinh khác phần lớn là từ góc độ môi trường và cố gắng cải thiện xã hội. Tôi thực sự không thấy điều đó trong những mô tả của Elon Musk về các kế hoạch thuộc địa trên sao Hỏa”.

2.  Du lịch không gian

Tham vọng chinh phục vũ trụ của các vị tỷ phú giàu nhất thế giới ảnh 2Nhân viên của Blue Origin mừng một sứ mệnh thành công. 

Blue Origin của Jeff Bezos được thành lập năm 2000, cũng hướng đến việc giảm chi phí đi lại bằng cách sử dụng lại tên lửa. Nhưng công ty này quan tâm đến các chuyến bay đưa con người vào vũ trụ không hết một vòng quỹ đạo trái đất. Vào ngày 12/12, Blue Origin tung ra tàu vũ trụ du lịch New Shepard đầu tiên trên thế giới.

Mục tiêu của dự án tạo ra New Shepard – một phương tiện sẽ đưa khách du lịch đến với không gian bên ngoài trái đất, nơi họ có thể thỏa thích bay lơ lửng trong không trung trong vòng vài phút. Bản thân con tàu (không chứa hành khách) đã được phóng lên vũ trụ và đưa trở lại mặt đất thành công 5 lần. Theo như Jeff Bezos – CEO của Blue Origin cho biết, công ty này lên kế hoạch sẽ đón chào những hành khách đầu tiên của mình vào năm 2018.

Bezos khỏi đăng trên tweet vào tháng 12/2015 , "Xin chúc mừng @SpaceX thực hiện thành công cú hạ cánh đầu tiên của tên lửa đẩy trở về mặt đất Falcon. Chào mừng bạn đến với câu lạc bộ!". Theo Richard Branson, người sáng lập Virgin Galactic, "Elon hoàn toàn gắn với việc đi đến sao Hỏa, và tôi nghĩ đó là sứ mệnh cuộc sống của anh ấy. Jeff và bản thân chúng tôi quan tâm đến cách sử dụng không gian để làm lợi cho Trái Đất”.

Virgin Galactic đang tìm cách gửi một tàu vũ trụ có người lái lên đến độ cao hơn 50 dặm trên bề mặt Trái đất trong những tháng tới.

Du lịch vũ trụ một ngày nào đó có thể bao gồm cả việc ở trong một khách sạn không gian, theo Bigelow - người đã kêu gọi Lầu Năm Góc chi tiền để tìm kiếm UFO. Bigelow Aerospace hy vọng sẽ gửi một khách sạn có thể bơm hơi lên mặt trăng. Công ty đã có một mô hình thương mại nằm bên ngoài Trạm Không gian Quốc tế ít nhất trong vòng 3 năm.

3.  Ước mơ Alpha Centauri

Tham vọng chinh phục vũ trụ của các vị tỷ phú giàu nhất thế giới ảnh 3Tỉ phú người Nga Yuri Milner. 

Những người theo tỷ phú người Nga Yuri Milner khẳng đinh rằng họ không hướng đến mục đích kiếm tiền từ không gian giống với Bezos, Branson, và Musk. Thay vào đó, ông đã bỏ 100 triệu USD vào Dự án Breakthrough Starshot để thúc đẩy các nhà khoa học gửi một phi thuyền khám phá hệ mặt trời mới là Alpha Centauri nằm gần Trái đất nhất.

Ông cũng là một ví dụ điển hình về sự đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia dù không mấy thân thiện với nhau.

Avi Loeb, chủ tịch bộ phận thiên văn học của Đại học Harvard, và ủy ban tư vấn của Breakthrough Starshot cho biết: "Việc chuyển từ phương pháp chính trị sang phương pháp tiếp cận khoa học - thương mại mang tính toàn cầu hơn chính là một phước lành”.

Không gian, hiện nay, là một trong những sân chơi duy nhất trong đó Nga và Hoa Kỳ đứng đầu. Hai nước đã đồng ý hợp tác để xây dựng trạm vũ trụ đầu tiên lên quỹ đạo mặt trăng gần đây vào cuối tháng 9

4.  Khai thác tiểu hành tinh

Tham vọng chinh phục vũ trụ của các vị tỷ phú giàu nhất thế giới ảnh 4Công cuộc khai thác tiểu hành tinh. Nguồn: cocreateSA

Larry Page và Eric Schmidt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Chủ tịch điều hành Alphabet, công ty mẹ của Google, vừa  đầu tư  vào Planetary Resources có nhiệm vụ khai thác các tiểu hành tinh, "thêm hàng tỷ đô la vào GDP toàn cầu" và "giúp bảo đảm sự phồn thịnh của nhân loại”.

Ông Peter Marquez, phó chủ tịch phụ trách Global Planetary Resources, cho biết: "Tôi nghĩ rằng học đang phát triển chiếc bánh này dù với những việc làm khác nhau nhưng đều hướng đến khai thác không gian vũ trụ”.

5.  Các quốc gia không gian

Mô hình quốc gia không gian Asgardia. Nguồn: CNNMô hình quốc gia không gian Asgardia. Nguồn: CNN

Điều đó đưa chúng ta trở lại với Ashurbeyli, người không muốn tăng cường sự hợp tác của chính phủ. "Có một loài người, một sự thống nhất", Ashurbeyli nói.

Điều kiện để trở thành công dân của quốc gia Asgardia cũng khá đơn giản. Đó là bất cứ ai đủ 18 tuổi, biết sử dụng email, không phân biệt giới tính, quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo hay điều kiện tài chính, đều có thể được phép đăng ký làm công dân, thậm chí cả những người từng có tiền án tiền sự.

Tiến sĩ Ashurbeyli cho hay, sứ mệnh của quốc gia vũ trụ Asgardia là mang đến một xã hội hòa bình, công bằng, giúp con người có thể tiếp cận những công nghệ vũ trụ dễ dàng hơn và bảo vệ Trái Đất trước những mối đe dọa ngoài không gian như thiên thạch hoặc rác vũ trụ nhân tạo.

Tiến sĩ Ashurbeyli cho biết hiện ông là nhà tài trợ duy nhất cấp vốn cho dự án, tuy nhiên không tiết lộ số tiền cụ thể. Theo dự kiến, chuyến bay đầu tiên đưa người lên quốc gia Asgardia dự kiến sẽ diễn ra trong 8 năm tới.

Nguồn: Business Insider