Tencent và Alibaba: Những ông trùm đầu tư của Trung Quốc

Hai gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đang khuấy đảo thị trường startup trong cuộc đua mà nhiều người cho rằng sẽ ảnh hưởng tới sự sáng tạo.

Rất khó từ chối đề nghị từ Tencent và Alibaba

10 năm trước, Xie Guomin đã bắt tay vào xây dựng một dịch vụ nghe nhạc trực tuyến tại Trung Quốc. Mất hơn 8 năm vất vả để xin cấp phép được sử dụng hàng nghìn bài hát, Xie đã thành công trong việc xây dựng một thư viện âm nhạc cho ứng dụng với thị phần lớn nhất nội địa. Tuy nhiên, trong năm 2016, Xie đưa ra quyết định khá bất thường cho một công ty đang dẫn đầu thị trường: vị CEO đã ký kết vào thương vụ sát nhập với tỷ lệ 50 - 50 với một đối thủ nhỏ hơn và kém thành công hơn nhiều. Công ty của Xie, China Music, có lợi nhuận và số lượng người dùng nhiều gấp đôi đối tác của nó, QQ Music.

Thực tế là Xie và đối tác cổ phần của mình, Shan Weijian, Chủ tịch và CEO của công ty đầu ty từ Hồng Kông PAG, không có nhiều sự lựa chọn. QQ Music được sở hữu bởi Tencent Holdings, đại gia Internet của Trung Quốc. Sẽ có thời điểm các bản quyền mà China Music tốn nhiều công sức để thu thập phải gia hạn, và Xie biết chắc Tencent có thể dễ dàng trả giá để vượt qua công ty của ông nhằm nắm các bản quyền đó.

Tencent và Alibaba: Những ông trùm đầu tư của Trung Quốc - Ảnh 1

Những con người đứng sau hai người khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba và Tencent, Jack Ma và Pony Ma (Nguồn: Nikkei)

Tại thời điểm vụ sát nhập, Xie chia sẻ: "Chúng tôi hiện có nhiều người dùng hơn Tencent. Nhưng nếu họ muốn tham gia cuộc đấu, và nếu họ không bận tâm về vấn đề tiền bạc, họ có thể điều khiển thị phần của mình nhanh chóng. Họ có thể trả gấp 10 lần chúng tôi cho các bài hát". Rất ít người có thể từ chối đề nghị từ Tencent hoặc đối thủ lớn nhất của nó, Alibaba. Hai hãng lớn có nguồn tiền lớn thừa sức đánh bại mọi công ty ở Trung Quốc, nhờ vào cổ phiếu giá cao và giá trị vốn hóa thị trường khoảng 400 triệu USD, cùng nhiều ưu thế khác.

Trong khi đó, hai công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, Tencent tập tung vào social media và game, Alibaba thống trị thương mại điện tử, đang ngày càng theo sát nhau để tranh giành các cơ hội đầu tư. Kết quả là một cuộc đấu điên cuồng giữa hai trong số những công ty giàu và tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới để dẫn đầu trong các ngành từ AI cho đến nội dung phim ảnh, giao đồ ăn tới công nghệ tài chính và nghiên cứu gen tới nhận diện giọng nói. Có thể nói, họ đang chuyển dịch từ kinh doanh công nghệ sang công ty đầu tư quy mô lớn.

Tencent và Alibaba: Những ông trùm đầu tư của Trung Quốc - Ảnh 2

So sánh giữa các ông trùm của Trung Quốc và Mỹ, có thể thấy mặt Alibaba và Tencent trong gần như mọi lĩnh vực, từ AI, Thương mại điện tử, tới công nghệ tự động, khách hàng (Nguồn: Nikkei)

Cùng tiêu tốn hàng tỷ USD cho các thương vụ mua bán, sát nhập

Cả hai công ty đều tiêu tốn hàng tỷ USD vào các vụ mua bán sát nhập đình đám trong những năm gần đây. Alibaba trả 4,7 tỷ USD cho công ty trình duyệt UCWeb vào năm 2014 và Tencent chi 8,6 tỷ USD vào Supercell, nhà sản xuất Thụy Điển của những game như Clash of Clans. Ngoài những thương vụ tiêu điểm nói trên, cũng có những bản hợp đồng mua bán nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn. Hơn 50 startup và doanh nghiệp nhỏ đã về tay Alibaba với giá khoảng 1,72 tỷ USD từ 2013; còn Tencent bỏ ra khoảng 780 triệu USD trong cùng khoảng thời gian. Con số này chỉ thống kê 50 thương vụ nhỏ nhất mà các công ty này thực hiện từ năm 2013.

Có lúc Tencent và Alibaba cùng quan tâm tới một vài công ty. Nhưng đa phần, họ là những đối thủ quyết liệt. Chính từ sự cạnh tranh chiếm lĩnh toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, họ đang định hướng sự sáng tạo cải tiến, khi đưa ra quyết định ai sẽ thành công, còn ai không.

Với quyền lực thị trường và văn hóa đầu tư công nghệ "được ăn cả, ngã về không" của thị trường đông dân nhất thế giới, những người đầu tư vào cổ phiếu của Alibaba và Tencent đương nhiên được hưởng lợi. Nhưng đó là tin xấu cho các nhà đầu tư còn lại. Có lẽ công ty đầu tư duy nhất ngoài Trung Quốc đặt được bước chân gần nhất bên cạnh các gã khổng lồ là SoftBank, ngân hàng tới từ Nhật Bản, hiện giữ quỹ đầu tư 100 tỷ USD Vision Fund. Nhưng kể cả SoftBank cũng không thể nào có nguồn tài chính, quyền lực thị trường và hiệu ứng lan tỏa mà Alibaba và Tencent sở hữu.

Các nhà phân tích nhận định sự thống trị của Alibaba và Tencent đem lại nhiều hệ quả, đặc biệt tới sự sáng tạo và cạnh tranh ở Trung Quốc. "Họ đang nắm quá nhiều quyền lực, dẫn đến sự kiềm nén của thị trường. Điều đó không hề có lợi", nhận xét từ Kai Fang, Giám đốc quản lý của China Renaissance, một ngân hàng thương mại chuyên trách các thương vụ kỹ thuật có trụ sở tại Bắc Kinh.

Tencent và Alibaba: Những ông trùm đầu tư của Trung Quốc - Ảnh 3

Giá trị vốn hóa thị trường của Alibaba và Tencent vượt xa Baidu (Nguồn: Nikkei)

Thế ba chân kiềng của Internet Trung Quốc

Ở tầm vĩ mô, hai gã kếch xù cùng với Baidu - nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm lớn nhất - tạo nên thế ba chân kiềng của Internet Trung Quốc, viết tắt là "BAT", đã làm thay đổi hàng triệu cuộc đời ở quốc gia này. Hàng triệu việc làm được tạo ra, thu hẹp khoảng cách giàu và nghèo, làm giảm sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc. Thậm chí, cả Jack Ma và Pony Ma còn nắm trong tay quyền lực mềm được đánh giá lớn hơn cả các cơ quan ngôn luận của chính phủ như tờ Nhật báo Nhân Dân hay Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV.

Hai mươi năm trước, các công ty tài chính tư nhân Mỹ là các nhà đầu tư quyền lực nhất ở thị trường đại lục, cung cấp vốn cho các công ty Trung Quốc như China Pacific Insurance hay Shenzhen Development Bank, rồi bán đi với lượng tiền bỏ túi gấp nhiều lần vốn ban đầu. Sau đó đến lượt các thái tử đỏ, những người tận dụng các mối quan hệ với Thủ tướng Ôn Gia Bảo hay Chủ tịch Giang Trạch Dân để kiếm lợi từ các thương vụ mà các công ty khác khó có thể tiếp cận. Ví dụ, một trong số các lãnh đạo của Boyu Capital là Alvin Zhang, cháu trai của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Trong những năm gần đây, Boyu có thể tiếp cận với một chuỗi các cửa hàng miễn thuế tại các sân bay ở Trung Quốc trong một giao dịch mà không một đối thủ nào được biết.

Trong thời gian gần đây, các thái tử đỏ cũng dần dần bị lu mờ. Các công ty đầu tư mạo hiểm với nguồn tiền từ Hoa kiều đang nổi lên. Neil Shen, một cái tên nổi bật từ Thung lũng Silicon, đã lập nên Sequoia Capital China và trở thành một trong số các nhà đầu tư được kính trọng nhất tại Trung Quốc. Chuyên chú vào các doanh nghiệp ở bước ban đầu, Shen có những trực giác phi thường cho các công ty còn ở trong trứng nước.

Khả năng đòn bẩy đóng góp thêm phần Shen đang cố gắng giữ thế trung lập trong cuộc chiến giữa Tencent và Alibaba. “Nếu bạn lấy tiền từ một bên, bên kia sẽ giết bạn ngay”, sáng lập viên của một startup về AI, nhắc tới Tencent và Alibaba. Doanh nghiệp này đã lấy nguồn vốn ban đầu từ Shen, với lời giải thích nhận nhận tài chính từ Sequoia kể cả khi mức định giá có thấp hơn. Nếu nhận nguồn đầu tư từ Alibaba, doanh nghiệp sẽ có thể không bao giờ làm ăn với các ngân hàng Trung Quốc được do ứng dụng thanh toán trực tuyến Ant Financial của Alibaba được coi là đối thủ cạnh tranh trong ngành tài chính ngân hàng. Tương tự, một doanh nghiệp ở Thượng Hải nói rằng họ đã mắc sai lầm khi nhận vốn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, trong đó có cả Tencent, để xây dựng một nền tảng media. Tencent có hẳn phương tiện chia sẻ nội dung trực tuyến lớn nhất quốc gia này, Wechat.

Tencent và Alibaba: Những ông trùm đầu tư của Trung Quốc - Ảnh 4

Mạng lưới các ứng dụng chân rết của Alibaba và Tencent (Nguồn: Nikkei)

Tập trung quyền lực và đối đầu căng thẳng

“Bạn không có tiền từ Alibaba. Điều đó có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị Alibaba giết chết” Một nhà đầu tư mạo hiểm quốc tế với nhiều kinh nghiệm tại thị trường Trung Quốc chia sẻ. Kể cả khi đã nhận tiền từ Alibaba, vẫn có khả năng bị xử lý do xu thế đầu tư của các ông lớn vào nhiều công ty cùng cạnh tranh và hạ dần các đối thủ yếu hơn.

Nếu so sánh quang cảnh đầu tư công nghệ của Trung Quốc với Thung lũng Silicon, sự tập trung quyền lực và đối đầu căng thẳng chắc chắn hai ông lớn đại lục sẽ kinh khủng hơn. Văn hóa Trung Quốc không chỉ là “được ăn cả”, mà “được xử tất cả”. Kai Fang nói thêm “Nếu JD.com, một đối thủ thương mại điện tử của Alibaba, không được Tencent hậu thuẫn, Alibaba chắc chắn đã hạ bệ công ty này từ lâu rồi”.

Hãy xem ví dụ về ngành giao đồ ăn online để thấy cuộc chiến khốc liệt như thế nào. Mới gần đây, Meituan, Dianping và Ele.me là các công ty riêng biệt với các nhãn hàng khác nhau. Meituan và người sáng lập của nó, Xing Wang, ở dưới trướng Alibaba, còn Tencent hậu thuẫn Dianping. Nhưng theo thời gian, các mô hình kinh doanh dần thay đôi và tất cả cùng lao vào cung cấp dịch vụ giao đô ăn online. Maituan sát nhập với Dianping vào cuối năm 2015. Đương nhiên Alibaba không muốn dính dáng tới Tencent bằng mọi giá, nên đã phá giá cổ phiếu của Meituan dưới mức định giá của thực thể hợp nhất trong các đợt bán cổ phiếu, gây áp lực lên các nhà đầu tư, bao gồm cả Tencent.

Vấn đề trên có thể xảy ra một phần do chưa có các cơ chế kìm nén pháp lý từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ ở Thung lũng Silicon, có sự thống nhất về quyền lực nhằm làm mờ đi ranh giới giữa lĩnh vực kinh doanh chính và hoạt động đầu tư của 5 ông lớn: Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Google, với khoảng 5% số lượng đầu tư mạo hiểm. Trong khi đó, Alibaba, Tencent, và Baidu chiếm khoảng 40 đến 50% nguồn vốn đầu tư ở Trung Quốc đại lục. Chỉ có thể so sánh với Microsoft với thời kỳ những năm 1990s thống lĩnh thị trường với Windows. Nhưng thế độc quyền của Microsoft cũng đang phải đối mặt với những cuộc kiện tụng tại tòa. Trong khi Trung Quốc vẫn có luật chống độc quyền, các luật lệ này chưa đủ mạnh để có thể dằn mặt các ông lớn như cách Luật chống độc quyền của Mỹ đã khiến cho AT&T lao đao trước đây. Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực như bao vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng nếu không triển khai các quy định để kiểm soát cạnh tranh, chắc chắn thị trường sẽ tiếp tục bị lũng đoạn bơi những thế lực không thể chống đỡ.

Theo ICT News

http://ictnews.vn/kinh-doanh/tencent-va-alibaba-nhung-ong-trum-dau-tu-cua-trung-quoc-164525.ict