Tên lửa Mỹ bị hạ "rụng như sung" tại Syria: Tin được không?

VietTimes -- Nhà phân tích W.Patrick Lang chỉ ra: Trong một thời gian dài Mỹ đã dành ít ngân sách cho việc cải tiến các vũ khí của mình, cùng với việc Nga dùng phần lớn số tài nguyên ít ỏi để cải tiến và chế tạo vũ khí mới là lý do khiến hàng loạt số tên lửa Mỹ bắn vào Syria đã đi trượt mục tiêu, Unz cho biết.
Chính phủ Mỹ tuyên bố 100% trong số hơn 100 tên lửa hành trình được phóng bởi liên minh 3 nước Anh Pháp Mỹ đã đánh trúng các mục tiêu liên quan tới vũ khí hóa học của chính phủ Syria. Nhưng Syria và Nga đưa ra thông tin hàng loạt trong số tên lửa này không đến được mục tiêu dọ bị hạ.
Vậy nên tin ai?
Những tuyên bố của Mỹ khiến mọi người phải cẩn trọng khi xem xét chúng. Vì lẽ không có một hệ thống nào có thể hoạt động 100% trơn tru và hiệu quả. Thực tế, những vũ khí hiện đại thường có sai sót trong hoạt động hay có thể bị hạ. Trong một cuộc chiến thực thụ "những gì có thể sai lầm sẽ biến thành sai lầm". Các nhà sản xuất vũ khí thường đảm bảo rằng các khí tài của họ sẽ hoạt động hoàn hảo như quảng cáo nhưng đó là những lời nói dối thường xuyên của những nhà kinh doanh. Không có một hệ thống vũ khí nào hoạt động hoàn hảo. Trục trặc về hệ thống chỉ là một trong rất nhiều điều có thể khiến xảy ra sai lầm trong chiến tranh.
Tên lửa Mỹ bị hạ "rụng như sung" tại Syria: Tin được không? ảnh 1 Ngày 14.4, Liên quân Mỹ - Pháp - Anh đã bắn hơn 100 quả tên lửa hành trình vào các địa điểm được cho là nơi sản xuất vũ khí hóa học của Syria.
Không nên nghĩ những hệ thống phòng không phức hợp tại Syria chỉ đơn thuần là tập hợp của những tên lửa đất đối không (SAM), pháo phòng không, radar và những hệ thống gây nhiễu điện tử được dùng để chống lại tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến hoặc tên lửa bắn đi từ máy bay.
Những thiết bị này sẽ không thành công nếu hoạt động riêng lẻ. Trong một hệ thống được thiết kế tốt, chúng được sử dụng là một thành phần của một tổng thể, liên kết điện tử với nhau với những máy tính phòng không trung tâm - phối hợp các tác dụng của chúng. Trong rất nhiều hệ thống của Nga, radar sẽ phát hiện các mục tiêu, những máy gây nhiễu sẽ làm sai lệch hệ thống dẫn đường của tên lửa sau đó hướng tên lửa vào một mục tiêu mới vô hại.
Máy tính mạng lưới phòng không tinh vi sẽ chỉ huy các tên lửa SAM và pháo phòng không với hy vọng bên phòng thủ rằng hệ thống tên lửa và đạn pháo sẽ không cạn trước khi bên phía tấn công hết tên lửa. Trong quá khứ, người Syria không có khả năng liên kết nhiều hệ thống vũ khí khác nhau của họ để đối phó kẻ thù lớn của Syria là Israel. Thời kỳ đó đã qua và hiện tại hệ thống phòng không của Nga - Syria đã trở thành một hệ thống hợp nhất theo những tiêu chuẩn và phương thức được Nga mang tới, dù những vũ khí hiện đại nhất của Nga tại Syria vẫn chưa tham gia vào cuộc chiến.
Cũng cần lưu ý hầu hết hệ thống tên lửa phòng không hiện tại nằm trong tay chính phủ Syria đều là những thiết bị cũ kỹ từ thời Liên Xô. Phần lớn chúng không còn thích hợp và đang là mục tiêu cho những kế hoạch cải tiến để biến chúng thành những vũ khí mới và hiện đại trong chiến tranh.
Tên lửa Mỹ bị hạ "rụng như sung" tại Syria: Tin được không? ảnh 2 Trong chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ từng làm giả số liệu về hiệu quả của tên lửa Patriot. Riêng Israel đưa ra báo cáo tới hơn 90% tên lửa Patriot hoạt động không hiệu quả.
Điều này chiếm phần quan trọng trong chuỗi cung cấp của tất cả những nước sản xuất vũ khí quân sự trên thế giới. Nếu họ không làm điều đó, những vũ khí khí tài sẽ có một vòng đời ngắn và không đáng mua khi nước khác có vũ khí tốt hơn. Một ví dụ thực tế về cải tiến sản phẩm đó là vòng đời phục vụ của các tàu chiến. Những chương trình được lặp lại để hiện đại hóa các xưởng đóng tàu. Một ví dụ khác là các máy bay ném bom hạng nặng B-52 lừng danh. Năm đầu tiên được đưa ra phục vụ là năm 1952, kể từ đó tới nay B-52 vẫn là một chiến binh được cải tiến liên tục để vẫn là một máy bay hiện đại. Về khía cạnh này, không nên coi thiết kế lực lượng phòng không của Nga - Syria là lạc hậu.
Nga đã cống hiến rất nhiều trong nguồn tài nguyên công nghiệp hạn chế của họ để cải tiến những hệ thống cũ kỹ từ thời Liên Xô và phát triển nhiều vũ khí mới. Chứng kiến tiềm năng xuất khẩu những vũ khí này tại Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ cho thấy họ đã phí tổn rất nhiều trong những dự án này.
Tên lửa Mỹ bị hạ "rụng như sung" tại Syria: Tin được không? ảnh 3 Máy bay ném bom B-52 của Mỹ hoạt động từ năm 1952 và được cải tiến liên tục cho tới nay.
Mỹ đã tham gia cuộc chiến toàn cầu trong 17 năm. Đây là kiểu chiến tranh đặc biệt được thực hiện để chống lại các nhóm Hồi giáo vũ trang cực đoan và khủng bố trên toàn thế giới. Một cuộc chiến như vậy đòi hỏi khí tài khác biệt không giống như vũ khí sử dụng để chống lại các nước đặc biệt là một nước ngang hàng. Trong tình huống đó, nguồn tài chính cần thiết lại không được sử dụng để cải tiến các sản phẩm như tên lửa Tomahawk. Thay vào đó, nguồn tiền được dành hết cho các máy bay không người lái và những đội lục quân lớn không phải tham chiến.
Chính quyền tổng thống Obama muốn sử dụng quân đội nhưng lại không đặt họ lên ưu tiên hàng đầu như những gì họ cống hiến cho các chương trình xã hội. Kết quả của việc chi tiêu ngân sách quốc phòng đóng vai trò lớn cho việc vũ khí Mỹ thiếu hiệu quả khi chống lại vũ khí Nga. Cần có một sự thay đổi trong cách chi tiêu quốc phòng của Mỹ.
Vậy điều gì đã xảy ra?
Rất nhiều những nguồn tin nước ngoài có quyền truy cập những thông tin cần thiết đã xác minh rằng tuyên bố của người Nga là chính xác. Những nguồn tin này cũng thân cận với Mỹ như chính phủ của họ. Hàng loạt số tên lửa của liên minh Mỹ - Pháp - Anh phóng đi đã trượt mục tiêu. Tại sao? Tất cả những lý do chỉ ra ở trên chiếm một vai trò lớn trong sự thất bại của cuộc không kích. Những vũ khí bỏ đi cùng một hệ thống phòng không phối hợp toàn diện cùng những kỹ năng chiến đấu.
Video lật tẩy vụ bằng chứng vũ khí hóa học giả.
Hiện đang diễn ra một cuộc điều tra để xác định cần phải làm gì để thay đổi tình huống. Cùng lúc, rõ ràng có sự thỏa thuận giữa các chính phủ đảm bảo "lằn ranh đỏ" của Nga không bị vượt qua. Chứng cứ vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại thành phố Douma đã bị chính các "diễn viên" tham gia dàn dựng thú nhận là không có thực. Đoạn phim chứng cứ hiện đã bị vạch trần là một phần của chiến dịch thông tin tuyên truyền của tổ chức Mũ trắng được tài trợ bởi Ả rập Xê-út, dưới sự chỉ đạo của tình báo Anh quốc.
Có vẻ Bộ Quốc phòng Mỹ không được chia sẻ về kế hoạch tác chiến quốc tế này và đây là lý do khiến Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis bị che mắt. Những mục tiêu bị tấn công (dù thành công hay không) được tình báo Mỹ coi là cơ sở chế tạo vũ khí hóa học trước đây của chính phủ Syria. Người Nga đã được báo trước tránh xa những mục tiêu này. Một sự thỏa hiệp hợp lý đã được tạo ra bởi vị tổng thống dễ dàng bị truyền thông xã hội kích động và dưới áp lực nặng nề của những công chúng dễ dàng bị che mắt.
Nhưng dù sao, hàng chục tên lửa của liên quân Mỹ đã trượt mục tiêu và cần phải đối mặt với thất bại này.