Hệ thống mạng lưới sonar trinh sát chống ngầm Mỹ-Nhật Bản "Lưỡi câu – Fish Hook" SOSUS dạng mạng Net. Bản đồ được công bố trong cuốn sách của Ball và Tanter (Các công cụ của Owatatsumi -The Tools of Owatatsumi) (Nhà xuất bản ANU Press, tháng1.2015) Bản đồ 4, trang 54.
Hệ thống SOSUS khổng lồ bao trùm hầu hết các đại dượng của Mỹ có một phần quan trọng nằm ở Tây Thái Bình Dương, phần mạng SOSUS này là kết quả xây dựng chung của Mỹ và Nhật bản nhằm vào các nước XHCN, mục tiêu chủ chốt là Hải quân Xô viết.
Giai đoạn đầu của hệ thống sonar thụ động trinh sát, theo dõi tầu ngầm đáy biển, Hệ thống mạng SOSUS Mỹ-Nhật tập trung vào sứ mệnh theo dõi các tàu ngầm hạt nhân, diesel của Liên Xô / Nga đến và rời khỏi cảng Vladivostock - Biển Nhật Bản. Mạng SOSUS sau một thời gian bắt đầu giảm dần ý nghĩa khi các mối đe dọa từ tàu ngầm Liên Xô / Nga suy giảm trong những năm 1990 do chính biến ở Liên bang Xô Viết.
Vào những năm đầu 2000x Hệ thống SOSUS này khá hạn chế (được tăng cường một số cảm biến như cảm biến đo biến thiên dị thường của từ trường). Sau một thời gian, mạng SOSUSS được hiện đại hóa và mở rộng về phía Nam (xuống biển Hoa Đông, Biển Đông, dọc theo quần đảo Philippines và Indonesia và chạy ra tận Ấn Độ Dương). Ngoài ra còn có các nút trọng điểm (Trung tâm thu thập thông tin) tại các căn cứ hải quân Mỹ ở Okinawa, Guam và ở Đài Loan. Mạng SOSUS mới có sứ mệnh tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Song song cùng với việc theo dõi tàu ngầm Trung Quốc, các mối đe dọa mới từ tàu ngầm Nga và tàu ngầm Bắc Triều Tiên cũng là nguyên nhân khiến cho hệ thống “Lưỡi câu” SOSUS mở rộng.
Tuyến phòng thủ chống ngầm Lưỡi câu SOSUS Mỹ - Nhật Bản
Bắt đầu từ năm 2000, lực lượng Hải quân Mỹ và Nhật Bản đối mặt với lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc ngày một tăng về số lượng, tàu ngầm của Trung Quốc trong các chuyến tuần biển cũng tỏ ra hiếu chiến hơn, khiêu khích trực tiếp các cụm tàu sân bay Mỹ trên biển Hoa Đông.
Hải quân Mỹ quyết định tổ chức một chuỗi các sonar và cảm biến thụ động mới của một mạng lưới trinh sát cố định được thiết kế chủ yếu nhằm theo dõi mọi hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc, một bên là Biển Hoa Đông và Biển Đông, bên kia là vùng biển giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Do đó, lực lượng Hải quân liên minh Mỹ-Nhật tổ chức mạng lưới SOSUS tuyến phòng thủ ngầm đáy biển Lưỡi Câu (Fish Hook Undersea Defense Line) vào đầu năm 2005, trải dài từ Nhật Bản về hướng nam đến khu vực Đông Nam Á, có các nút trọng điểm tại Okinawa, Guam và Đài Loan.
Hệ thống các cáp sonar – cảm biến thụ động bắt đầu từ gần Kagoshima ở phía tây nam Kyushu, mạng lưới được kéo chạy xuống quần đảo Osumi đến Okinawa, sau đó đến Miyako-jima và Yonaguni ở phần phía nam của quần đảo Ryukyu, từ đó qua Đài Loan đến quần đảo Balabac ở Philippines, đến mũi Lombok trên phần phía đông của quần đảo Indonesia, qua eo biển Sunda giữa Java và Sumatra, từ phía bắc Sumatra đến quần đảo Andaman và Nicobar.
Ba khoảng trống chính: giữa Yonaguni và Suao ở phía đông bắc Đài Loan (120km), giữa Kaohsiung ở tây nam Đài Loan và quần đảo Đông Sa (Pratas) (450km), nơi Biển Hoa Đông tiếp giáp với vùng nước biển Đông, và qua eo biển Bashi (220 km) giữa Hengchun ở mũi cực nam của Đài Loan và đảo Luzon ở Philippines đã được đặt mạng lưới sonar – cảm biến.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng lắp đặt một mạng lưới hệ thống SOSUS mới, trải dài từ Sasebo xuống Okinawa vào năm 2006, khi tàu kéo cáp Mỹ USNS Zeus (T-ARC-7) hoạt động cùng với các tàu khảo sát hải dương và tàu ngầm nguyên tử ở khu vực này.
Tháng 7.2013, Bắc Kinh tuyên bố rằng Mỹ và Nhật Bản đã cùng thành lập "hệ thống giám sát dưới đáy biển rất lớn” ở đầu phía bắc và phía nam của Đài Loan. Một nhánh của hệ thống trải dài từ Yonaguni đến quần đảo Senkaku (khoảng 150km), một nhánh khác chạy dọc theo kênh Bashi xuống tận Philippines.
Như vậy, mạng lưới Lưỡi câu SOSUS của Mỹ-Nhật Bản bao vây xung quanh PLAN hiện nay kéo dài qua eo biển Tsushima giữa Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên, từ đảo chính Kyushu phía nam Nhật Bản đi xuống qua Đài Loan đến Philippines.
Các đường cong của móc trải dài trên Biển Java từ Kalimantan đến Java, qua eo biển Sunda giữa Java và Sumatra, từ mũi phía bắc Sumatra dọc theo phía đông của quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Hệ thống chia sẻ thông tin thời gian thực giữa Mỹ và Nhật Bản được kết nối với tuyến SUSUS phòng thủ đáy biển, vẽ một đường vòng cung có hiệu quả bao vây chặt chẽ xung quanh khu vực Đông Nam Á, từ Biển Andaman đến Nhật Bản."
Bằng hệ thống SOSUS Lưỡi câu Mỹ - Nhật, phối kết hợp với các máy bay chống ngầm P-8 Poseidon Mỹ, P-3 Orion, P-1 Kawasaki, các hạm tàu nổi chống ngầm. Lực lượng Hải quân Mỹ và Phòng vệ biển Nhật Bản đã biến vùng nước kéo dài từ đầu bán đảo Triều Tiến đến đảo Andaman trở lên trong suốt đối với tàu ngầm của Trung Quốc, chiếm một lợi thế quan trọng trong cuộc chiến tàu ngầm Trung Quốc – Mỹ và đồng minh.
Đây thực chất cũng là yếu tố quan trọng khiến Trung Quốc thúc đẩy hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo mà thực tế là xây dựng các căn cứ tiền phương cho các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, do được bảo vệ bởi các ô phòng không và hệ thống chống ngầm mà Trung Quốc cũng chủ động xây dựng nhằm chống lại các tàu ngầm của Mỹ, Nhật Bản, Úc và các đồng minh khác.
Đồng thời, đây cũng là lý do khiến Việt Nam muốn sở hữu các máy bay P-3 Orion đã cũ của Mỹ, với mục đích tham gia cùng chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu chống ngầm của Mỹ - Nhật trên biển Đông, đồng thời phát triển hệ thống chống ngầm của chính mình.
Hệ thống mạng sonar - cảm biến từ trường Trung Quốc
Mạng lưới giám sát đáy biển SOSUS của Trung Quốc đặc biệt trú trọng bảo vệ các cảng chính, ưu tiên căn cứ cảng quân sự Ngọc Lâm-Tam Á (đảo Hải Nam), nơi đồn trú của tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo SSBN thuộc Hạm đội Nam Hải.
Trung Quốc có thể ưu tiên hệ thống sonar - cảm biến từ trường nhằm bảo vệ các căn cứ hải quân và sau đó vùng biển theo thứ tự sau: Bột Hải biển, biển Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và sau đó là Biển Đông. Gần với vùng biển Bắc Kinh có thể là một tiêu chí ưu tiên. Các quan chức và chính trị gia Bắc Kinh đặc biệt lo lắng về khả năng chống tên lửa hành trình của các tàu ngầm Mỹ.
Hệ thống mạng sonar giám sát đáy biển của Hải quân Trung Quốc, được xây dựng và phát triển bởi Ukraine và Trung Quốc kể từ năm 1996, được lắp đặt dọc theo vùng lãnh hải của Trung Quốc từ năm 2012, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm nay - 2016.
Các thành phần của hệ thống giám sát ngầm được đặt trên đáy biển của mạng này bao gồm các mảng anten sonar và cảm biến phát hiện từ trường dị thường đặt dọc theo dây cáp truyền dẫn âm thanh sâu dưới đáy biển "định hướng thông thường" để xác định hướng anten mảng sonar.
Tính năng kỹ thuật này sẽ kết hợp với trinh sát hàng hải bằng các tàu chống ngầm/ máy bay chống ngầm ASW, hình thành một mạng lưới chống ngầm nhiều tầng. Hệ thống SOSUS Trung Quốc chưa đủ khả năng và độ tin cậy để trải dọc theo các vùng biển mà tập trung ở các khu vực biển quan trọng ven bờ. Trong đó mục tiêu ưu tiên là những căn cứ hải quân và công nghiệp quốc phòng ven biển.
Những căn cứ hải quân đầu tiên được bảo vệ bởi mạng SOSUS Trung Quốc là các căn cứ tàu ngầm của PLA tại bốn địa điểm:
1. Nhà máy đóng tàu Bột Hải ở ĐảoHồ Lô đảo trên biển Bột Hải ( đảo Hồ Lô nằm cách khoảng 400 km về phía đông), Đây là nơi đóng tất cả các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc
2. Căn cứ hải quân Đảo Tiểu Bình là căn cứ được tái trang bị của Hạm đội Bắc Hải gần Đại Liên, nơi các tàu ngầm nguyên tử SSBN được trang bị tên lửa đạn đạo SLBM phóng tên lửa thử nghiệm từ biển Bột Hải băng qua Trung Quốc vào Delingha trên sa mạc Thanh Hải và sa mạc Lop Nor ở Tân Cương;
3. Căn cứ Hạm đội Bắc Hải tại Jianggezhuang (Lão Sơn), có vị trí địa lý khoảng 18 km phía Đông Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông;
4. Các căn cứ Hạm đội Nam Hải tại Du Lâm gần Tam Á trên mũi phía nam của đảo Hải Nam.
Các thành phần cấu thành mạng sonar - cảm biến dưới đáy biển của Trung Quốc. Các cảm biến có thể treo lơ lửng hay đặt dưới đáy biển để theo dõi sự hiện diện của tàu ngầm, tàu ngầm không người lái hoặc các tàu vận tải mặt nước khác, xác định hướng đi và tốc độ. Sau đó các tổ hợp cảm biến trong trạng thái dưới mặt nước hoặc nổi trên mặt nước sẽ cảnh báo qua các kênh truyền thông đến Trung tâm thu thập thông tin và cung cấp cho các phương tiến chiến đấu dưới và trên mặt nước (tàu ngầm, chiến hạm chống ngầm, các phương tiện trên bờ biển như các khẩu đội tên lửa).
Năm 2001, một nhà nghiên cứu tại Viện 715 Hải quân Trung Quốc đã công bố bản nghiên cứu về công nghệ giám sát đại dương, trong đó có kết quả một cuộc thảo luận chi tiết về chương trình SOSUS của Mỹ .... Một bản phân tích khác của một số nhà nghiên cứu PLA vào cuối năm 2012 đã thảo luận quan điểm này, những ứng dụng quân sự của hệ thống thiết bị sonar - cảm biến dưới đáy biển, đồng thời có thể sử dụng vào mục đích dân sự, bao gồm cả bảo vệ môi trường, kiểm soát giao thông biển, phòng chống thiên tai.
Bản phân tích so sánh cấu hình khác nhau cho các mạng cảm biến đáy biển, bao gồm các phương án thiết kế tuyến tính, hình tròn, dạng cây, đánh giá các khoản chi phí, cấp độ bảo mật và độ tin cậy của trang thiết bị. Bản phân tích đề cập đến việc sử dụng Trạm Xiaoqushan làm cơ sở cho một mạng lưới lớn hơn “ Hệ thống cảm biến đáy biển dạng mạng trên biển Đông Thái Bình Dương (East Sea Ocean Floor Sensor Network) sẽ hoàn thành vào năm 2016. Các phân tích cũng đã đề cập đến mô hình trạm sonar di động dưới biển và mạng cảm biến cố định đáy biển.
Trung Quốc triển khai hệ thống mạng sonar – cảm biến để giám sát và theo dõi các hạm tầu trong thời bình, trong thời gian chiến tranh có thể được sử dụng như hệ thống cung cấp thông tin tọa độ mục tiêu nhằm hủy diệt các tàu ngầm thù địch.
Khi phát hiện vị trí của tàu ngầm, Trung Quốc có thể tấn công bằng tên lửa đạn đạo chống tàu mang theo ngư lôi loại nhỏ. Ngư lôi chống ngầm được lắp trong tên lửa hành trình, tàu ngầm, máy bay hoặc kích hoạt các trận địa thủy lôi – có thể treo lơ lửng, đặt dưới mặt đáy biển hoặc trong một phương tiện cơ động ngầm hàng hải không người lái.
Đầu năm 2013, Tạp chí Khoa học Trung Quốc Hàng ngày công bố một bài viết có tiêu đề: “ Tại đấy lặng lẽ nghe đại dương: Toàn bộ câu chuyện xây dựng hệ thống Cảm biến Giám sát Đáy biển đầu tiên của Trung Quốc”.
Theo bài báo này, những nố lực phát triển hệ thống được bắt đầu vào năm 1996 và một mẫu thử nghiệm ban đầu của hệ thống sonar cảm biến giám sát đáy biển được thử nghiệm vào năm 2005 trong vùng nước xung quanh căn cứ Hải quân tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Một bài viết khác cho biết về một hệ thống chống ngầm, giám sát đáy biển được triển khai tháng 4. 2009, đưa vào hoạt động vào năm 2010, hệ thống SOSUS này được tích hợp với hệ thống giám sát biển trên không và trên vũ trụ. Năm 2013, có hai bài bào đăng trên tạp chí Kỹ thuật điện tử, xác nhận mạng SOSUS Trung Quốc đang trong giai đoạn triển khai hoạt động thử nghiệm.
Một bài viết nữa cũng đề cập đến những thách thức về nguồn điện cho cảm biển, trong đó có đưa ra khái niệm tổ hợp thiết bị sonar – từ trường mà nguồn điện của tổ hợp này thuộc giải pháp kỹ thuật “chế độ thức – ngủ ",
Bài viết cũng đề cập đến các vấn đề quan trọng như bắt giữ tàu ngầm đối phương dưới biển cũng như phương pháp truyển tải thông tin trong bối cảnh “bùng nổ truyền thông” để nâng cao tính hiệu quả của hệ thống.
Do khả năng phải đối mặt với tàu ngầm đối thủ tiềm năng từ Phương Tây – Nhật Bản trong điều kiện công nghệ sonar – từ trường dị thường chưa phát triển cao. Việc xây dựng hệ thống này tập trung trước hết vào các căn cứ tàu ngầm nguyên tử mang đầu đạn hạt nhân.
Theo những bức ảnh vệ tinh mới và phân tích của tổ chức USNI News được chia sẻ ngày 03.01.2016. Lực lượng PLA đã xây dựng căn cứ máy bay trực thăng trên Biển Đông, sẽ là một điểm chốt quan trọng trong mạng lưới hệ thống chống ngầm của Trung Quốc (ASW) trong khu vực,
Những bức không ảnh được công bố trên trang The Diplomat cho thấy những hoạt động bồi đắp, mở rộng để hình thành một căn cứ sân bay trực thăng chống ngầm trên đảo Quang Hòa, cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 dặm trên quần đảo Hoàng Sa Việt Nam.
Điều đó cho thấy, có thể Trung Quốc sẽ lập hệ thống chống ngầm xung quanh quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam), tiếp theo là hệ thống chống ngầm trên 7 rạn san hô mà Trung Quốc bồi đắp.
Nếu liên kết hệ thống từ đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh đã có xương sống của hệ thống SOSUS trên toàn bộ biển Đông
TTB