Tập trận BALTOPS 2019: NATO tiếp tục đe dọa Nga ở biển Baltic

VietTimes -- Ngày 9/6, Hải quân của các quốc gia thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu tổ chức cuộc tập trận BALTOPS 2019 ở Biển Baltic. Sức ép cuộc diễn tập lần thứ 47 kéo dài đến tận ngày 21/6 này sẽ khiến giới quan sát quốc tế có cơ sở lo ngại cho gấu Nga.
BALTOPS là cuộc tập trận hàng hải tập trung hàng năm ở khu vực Baltic và là một trong những cuộc tập trận lớn nhất ở Bắc Âu, nhằm tăng cường tính linh hoạt và khả năng tương tác giữa các quốc gia đồng minh và đối tác. Trong ảnh Tàu Mount Whitney của Hoa K
BALTOPS là cuộc tập trận hàng hải tập trung hàng năm ở khu vực Baltic và là một trong những cuộc tập trận lớn nhất ở Bắc Âu, nhằm tăng cường tính linh hoạt và khả năng tương tác giữa các quốc gia đồng minh và đối tác. Trong ảnh Tàu Mount Whitney của Hoa K

Từ năm 1971 đến nay, hằng năm NATO đều tổ chức diễn trận BALTOPS dưới sự bảo trợ của Bộ tư lệnh châu Âu của Hải quân Hoa Kỳ (NAVEUR). Năm nay, cuộc diễn tập sẽ do Hạm đội 6 của Hoa Kỳ có tên Mount Whitney chỉ huy.

Theo RT, BALTOPS 2019 diễn ra ở biển Baltic lần này là lớn nhất so với các cuộc tập trận đã được tổ chức từ 1971 đến nay. Nó có sự hiện diện của quân đội 18 nước thuộc NATO, với tổng cộng 44 tàu chiến, 40 máy bay và trực thăng, cũng như khoảng 12.000 binh sĩ.

BALTOPS là một cơ hội để thúc đẩy quan hệ đối tác, sự hiện diện và tính chuyên nghiệp thông qua việc thể hiện sức mạnh rõ ràng ở khu vực Baltic. Trong ảnh quân đội Litva tại cuộc tập trận.

BALTOPS là một cơ hội để thúc đẩy quan hệ đối tác, sự hiện diện và tính chuyên nghiệp thông qua việc thể hiện sức mạnh rõ ràng ở khu vực Baltic. Trong ảnh quân đội Litva tại cuộc tập trận.

Trong mấy tháng gần đây, NATO liên tục tổ chức tập trận với các quy mô khác nhau tại các nước vùng Baltic, như: “Khiên mùa hè” với khoảng 1.000 binh sĩ đến từ 9 quốc gia; Hammer Hammer of Rage ở Latvia; Swift Leopard với khoảng 650 binh sĩ từ Đức, Na Uy, Hà Lan và Cộng hòa Séc; “Bão mùa xuân” với khoảng 10.000 nhân viên quân sự. RT dẫn lời nhà sử học quân sự Boris Yulin rằng, những cuộc diễn tập như vậy là một công cụ gây áp lực chính trị lên Nga.

Trọng tâm của cuộc tập trận là để các lực lượng mặt đất, hàng hải và không quân phối hợp với nhau trong việc thực hiện phòng không, giao thoa trên biển, chiến tranh chống ngầm, các biện pháp đối phó của tôi và các hoạt động đổ bộ, để tăng cường sự phát triển của các đội chung trên tất cả các lớp của chiến trường. Trong ảnh là bài tập quốc tế "Sói sắt" tại Latvia

Trọng tâm của cuộc tập trận là để các lực lượng mặt đất, hàng hải và không quân phối hợp với nhau trong việc thực hiện phòng không, giao thoa trên biển, chiến tranh chống ngầm, các biện pháp đối phó của tôi và các hoạt động đổ bộ, để tăng cường sự phát triển của các đội chung trên tất cả các lớp của chiến trường. Trong ảnh là bài tập quốc tế "Sói sắt" tại Latvia

Trước khi cuộc tập trận BALTOPS 2019, vào ngày 8/6, NATO đã ra mắt bãi tập trận quốc tế “Sói sắt” tại Litva với gần 4.000 nhân viên quân sự và hơn 1.000 thiết bị đến từ 10 quốc gia. NATO khẳng định, mục đích của các cuộc tập trận, nhằm tăng cường sự hợp nhất của tất cả các lực lượng và phương tiện của quân đội các nước trong khối thành một hệ thống chiến đấu duy nhất, có khả năng lên kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu một cách hiệu quả. Thế nên không lạ khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi Đức tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP.

Các quốc gia tham gia BALTOPS 2019 bao gồm Bỉ, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ
Các quốc gia tham gia BALTOPS 2019 bao gồm Bỉ, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ

Theo giới phân tích quốc tế, NATO quan niệm, bất kỳ một thành viên nào trong NATO bị tấn công cũng sẽ được coi là tấn công vào toàn bộ liên minh. Thế nên, đề phòng sức mạnh của gấu Nga, để thể hiện sức mạnh đoàn kết trong khối, các cuộc tập trận của NATO cơ bản lấy quân đội Nga làm đối tượng tác chiến. Trong thời gian tới, sức ép này sẽ không có dấu hiệu hạ nhiệt. Bởi sau cuộc họp với Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky vào ngày 4/6 vừa qua, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố tập trận chung với Ukraine ở Biển Đen vào tháng 7 tới đây.

Lý giải về động cơ để các nhà chức trách của các nước vùng Baltic tạo điều kiện cho quân NATO đến tập trận, giới quan sát quân sự quốc tế khẳng định, trong điều kiện kinh tế khó khăn, các nước khu vực Baltic mong muốn sẽ thu được lợi ích quân sự-kinh tế từ NATO để giúp họ vượt qua những áp lực.

Để phục vụ cho cuộc diễn tập BALTOPS 2019, ngay từ tháng 5, các tàu chỉ huy cùng 15 tàu chiến của NATO, bao gồm cả tàu đổ bộ Fort McHenry chở theo lính thủy quân lục chiến đã đến biển Baltic. Trước đó, từ tháng 4, các tàu hải quân thường trực số 1 của NATO, bao gồm tàu khu trục Mỹ Gravely và tàu khu trục Westminster của Anh cùng các tàu khu trục của Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Ba Lan đã đến tuần tra ở vùng Baltic.

Hiện chưa thấy có phản ứng nào từ phía Nga. Tuy nhiên, có lẽ công bố của Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 6/6 vừa qua về cuộc tập trận chiến thuật “Slavic Brotherhood-2019” diễn ra tại thành phố Pancevo của Serbia từ ngày 14 đến 27/6 giữa 3 nước Nga-Bêlarut-Serbia sẽ là câu trả lời cho sức mạnh của gấu Nga trước những đòn tấn công mang tính đe dọa của NATO.