Tân Hoa xã, tình hình quốc tế năm 2016 vẫn “ổn định“?

Những ngày cuối năm, sau thời gian dài im lặng, là tiếng nói của nền kinh tế thứ hai và cũng là một trong 3 siêu cường quốc tế. Tân Hoa Xã có đưa ra những phân tích đánh giá tình hình địa chính trị toàn cầu. Có vẻ như IS và Al Qaeda không ảnh hướng lắm đến Trung Quốc
Tân Hoa xã, tình hình quốc tế năm 2016 vẫn “ổn định“?

Trong năm 2015, một số quốc gia lớn trên thế giới và khu vực tận dụng trật tự mới trên trường quốc để mở rộng cuộc chơi và các nước cạnh tranh đan xen trong các yếu tố mới và cũ, nhưng tình hình chính trị quốc tế cho thấy tốc độ tái thiết đang được đẩy nhanh.

Trong khi đó, năm 2015 là một năm bất thường, mở đầu bằng việc Liên Hợp Quốc và các quốc gia thế giới kỷ niệm 70 năm chiến thắng chống phát xít, các quốc gia và các nhóm tham gia vào các cuộc cạnh tranh, tuy vậy các bên cũng bày tỏ quyết tâm của họ trong việc duy trì hòa bình, theo đuổi sự phát triển.

Một số vấn đề nóng trong một số khu vực đã có những tiến bộ tích cực, nhất là vai trò ngoại giao càng được cộng đồng quốc tế công nhận là chìa khóa của quyền lực chính trị nhằm để giải quyết các cuộc xung đột quốc tế.

Sự cố Su-24 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 24.11, một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga đã bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi, sự việc này gây nên những tác động nghiêm trọng đối với mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, Theo tờ "Kommersant" của Nga đánh giá rằng, đây là sự việc nghiêm trọng nhất trong thời hậu Xô Viết giữa Moskva và khối quân sự NATO. 

Nguyễn Tông Trạch (Ruan Zongze), Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) cho rằng, cuộc xung đột giữa Nga-Thổ Nhĩ Kỳ là kết quả của những mâu thuẫn giữa hai nước về vấn đề Syria đã được nhen nhóm liên tục, đây là một trường hợp điển hình của cuộc chơi địa chính trị. Tác động của sự việc máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi sẽ không thể nguôi ngoai trong ngắn hạn, mà thậm chí còn có thể leo thang, nhưng tình hình vẫn nằm trong vòng kiểm soát, khả năng dẫn tới xung đột vũ trang là rất nhỏ.

Trần Cần Long (Chen Xulong), Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế thuộc Học viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc cho biết, mặc dù Nga được gọi là "quốc gia hiếu chiến", nhưng nước Nga sẽ không vì một sự kiện bất ngờ này mà dễ dàng đánh mất trọng tâm chiến lược quốc gia, để đưa đất nước đến chiến tranh, cái này gọi là "lõ rò nhỏ làm chìm tàu lớn".  Nước Nga có đủ khả năng để giữ mình cần phải bình tĩnh và kiềm chế, nhằm duy trì và lập kế hoạch chiến lược tại khu vực Trung Đông và toàn bộ lục địa Á-Âu.

Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một đồng minh NATO, trong tình hình hiện nay, một khi Nga và NATO có va chạm trực diện, hậu quả sẽ là một thảm hoạ lớn. Vì vậy, trong thời gian này, Nga sẽ chứng minh bằng các hành động để chứng  tỏ họ không phải là một kẻ yếu đuối đến nỗi những ma sát trong khu vực mà không trụ vững, nhưng cùng lúc đó Nga vẫn sẽ đưa vấn đề máy bay Su-24 bị bắn rơi ra để tạo sự can thiệp chiến lược tổng thể ở mức tối thiểu, hợp lý để kiểm soát tình hình.

"Mối thù" và "kẻ thù" trong quan hệ Mỹ và Cuba

Hoa Kỳ và Cuba hai quốc gia đã nằm trong tình trạng thù địch hơn một nửa thế kỷ, nay đã có những bước tiến khá xa trong quá trình bình thường hóa quan hệ. Vào tháng Bảy năm nay, Hoa Kỳ đã chính thức nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba, mở lại đại sứ quán trên lãnh thổ của nhau, mở ra một trang mới trong quan hệ song phương.

Hoa Kỳ và Cuba tiếp tục tan băng ngoại giao là một minh chứng cho việc giải quyết các vấn đề lịch sử thông qua các kênh ngoại giao để giải quyết vấn đề. ông Long lưu y rằng nguyên nhân của việc nối lại quan hệ ngoại giao Mỹ và Cuba có một  số lý do chính.  Thứ nhất là các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong những năm qua đã quá lỗi thời và không có tác dụng thực sự, gây sự bất bình và chỉ trích từ cộng đồng quốc tế. Thứ hai là việc cải thiện quan hệ với Cuba là nhằm mục đích xây dựng một hình ảnh tích cực của Hoa Kỳ ở châu Mỹ Latin, qua đó giúp tránh các tác động của Nga và các nước châu Mỹ Latin khác, tăng cường sự thống trị khu vực, kiểm soát "sân sau truyền thống."

Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn còn có một số trở ngại để bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Cuba, chẳng hạn như Hoa Kỳ vẫn chưa hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại cũ. Về vấn đề này, chuyên gia Tông Trạch cho rằng, Hoa Kỳ đã quyết định làm "tan băng" mối quan hệ lịch sử với Cuba, mặc dù không thể một sớm một chiều để mọi vấn đề được giải quyết, mà cần phải có thời gian, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nâng cấp mối quan hệ này và nó sẽ thăng trầm trong sự phát triển . "

Vấn đề hạt nhân Iran và CHDCND Triều Tiên

Việc Hoa Kỳ nối lại quan hệ đã đóng băng quá lâu với Cuba là một thông điệp tích cực, thì vấn đề hạt nhân của Iran khi đạt được một thỏa thuận toàn diện là việc giải quyết hòa bình các tranh chấp khu vực trong năm nay là một trong những điểm khá nổi bật.

Trong tháng Bảy, sáu quốc gia và Iran đã ký kết một thỏa thuận toàn diện cho vấn đề hạt nhân của Iran. Vào giữa tháng mười hai, IAEA đã quyết định chấm dứt nghi ngờ và điều tra về chương trình hạt nhân của Iran. Động thái này được xem như một cột mốc quan trọng trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.

Đối với cộng đồng quốc tế, vấn đề hạt nhân của Iran như vậy là đã đạt được một bước đột phá lịch sử cũng là một minh chứng quan trọng có ý nghĩa. Kể từ tháng 2 năm 2003, Iran thông báo việc phát hiện và khai thác uranium, từ đó vấn đề hạt nhân của Iran đã nổi lên, vấn đề đã gây nên cuộc khủng hoảng kéo dài hơn một thập kỷ, một vấn đề khó khăn như vậy, chúng ta vẫn có thể giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, điều đó cho thấy một lần nữa rằng, những tình huống khó khăn có thể được điều chỉnh thông qua phương tiện chính trị, từ  đó tăng cường nhiều hơn nữa sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế, Tông Trạch cho biết.

Trong tháng 12, Bắc Triều Tiên chính thức công khai tuyên bố rằng họ đã có thể sản xuất bom nhiệt hạch, điều đó đã gây ra mối quan tâm rộng rãi trong cộng đồng quốc tế.

Vấn đề hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên lại khác nhau, CHDCND Triều Tiên tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 2005. Trong trường hợp này, khó áp dụng mô hình phương cách như đã sử dụng để giải quyết vấn đề với Iran. 

Tuy nhiên, chuyên gia Tông Trạch cho rằng, những phát triển tích cực trong vấn đề hạt nhân của Iran đã để lại một mẹo nhỏ rất quan trọng để giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, đó là việc phải khởi động lại ngay các khuôn khổ có thể giúp đối thoại để giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán, đây là con đường duy nhất.

Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên với khuôn khổ đàm phán sáu bên kể từ nửa cuối năm 2008 đã bị gián đoạn cho đến nay vẫn chưa khởi động lại, ưu tiên hiện nay là phải nối lại đối thoại này càng sớm càng tốt, Tông Trạch nhấn mạnh.

Nền tảng chung hiện nay là các cường quốc lớn có sự cạnh tranh và hợp tác lẫn nhau cùng tồn tại, tình hình quốc tế cũng đang đẩy nhanh tốc độ tái thiết. Nhìn về năm 2016, các cường quốc lớn vẫn sẽ tiếp tục cuộc chơi của họ, các hệ thống quốc tế đang thay đổi và phát triển theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển, tình hình quốc tế nói chung vẫn phát triển ổn định và tốt hơn. 

Theo QPAN