Tầm quan trọng của công nghệ đối với hoạt động mua bán và sáp nhập

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các doanh nghiệp cần phải giải quyết nhiều thách thức về cơ sở ứng dụng để có một môi trường CNTT tối ưu hóa, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh, quy định và hoạt động của doanh nghiệp sau khi sáp nhập.
Ảnh: Wipro Digital
Ảnh: Wipro Digital

Hai năm qua cho thấy nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp khi đại dịch COVID-19 hoành hành trên khắp thế giới. Dịch bệnh khiến các doanh nghiệp phải đẩy mạnh chuyển đổi số và sẵn sàng cho “sự bình thường mới”.

Hoạt động mua bán và sáp nhậ (M&A) được chứng minh là một cách để giải quyết những thách thức. M&A được dự báo sẽ tiếp tục trên khắp các ngành trên toàn cầu. Sáp nhập được coi là một cách khác để tạo ra giá trị cho các doanh nghiệp.

Thật không may, tỷ lệ thất bại của các hoạt động M&A tương đối cao, khoảng 70-90%. Trong khi nhiều khía cạnh góp phần vào thành công của M&A, thì công nghệ đóng một vai trò ảnh hưởng quan trọng. Các doanh nghiệp cần phải giải quyết nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng và ứng dụng để có một môi trường CNTT được tối ưu hóa đáp ứng các yêu cầu kinh doanh, quy định và hoạt động để thành công.

Tích hợp CNTT luôn là một vấn đề cấp thiết cho cách doanh nghiệp ngày nay. Nếu không được lập kế hoạch phù hợp, các hoạt động M&A có thể dẫn đến chi phí đầu vào lớn và những thách thức phải đối mặt trong hoạt động. Công nghệ là yếu tố thúc đẩy hầu hết các quy trình kinh doanh, do đó, bối cảnh CNTT bắt buộc phải phù hợp với các lĩnh vực kinh doanh sau khi thực hiện các hoạt động M&A.

Khi hợp nhất phải giải quyết các ứng dụng/phần mềm không cần thiết

Bối cảnh CNTT của một doanh nghiệp bao gồm một loạt các ứng dụng/phần mềm để thực hiện các quy trình kinh doanh khác nhau, từ tính lương, CRM đến xử lý đơn đặt hàng và quản lý chuỗi cung ứng. Khi các doanh nghiệp hợp nhất, không thể tránh khỏi sự dư thừa trong các ứng dụng và nguồn dữ liệu làm giảm sự linh hoạt của doanh nghiệp sáp nhập, đồng thời tăng thêm chi phí CNTT. Điều này có thể tác động tiêu cực đến việc ra mắt sản phẩm, hiệu quả hoạt động, dịch vụ khách hàng và các chức năng chính khác.

Các ứng dụng cần được đánh giá xem có thừa hoặc thiếu hụt trong việc đáp ứng các yêu cầu về kinh doanh, công nghệ hay không. Tốt nhất, tất cả các phần dư thừa của ứng dụng nên được loại bỏ càng sớm càng tốt để đảm bảo chi phí hoạt động tối thiểu.

Các tổ chức nên xác định và hợp lý hóa các ứng dụng kinh doanh phù hợp nhất để thực hiện các mục tiêu của danh mới được hợp nhất. Các ứng dụng/phần mềm trùng lặp có thể được giữ lại trong một thời gian ngắn, nhưng cuối cùng chúng phải ngừng hoạt động. Trong giai đoạn “trùng lặp”, các tổ chức có thể bắt đầu bằng cách chỉ định các ứng dụng/phần mềm theo khu vực để giải quyết quy trình kinh doanh - ví dụ: sử dụng hệ thống quản lý đơn hàng đang chạy ở EU để xử lý các đơn đặt hàng cho một khu vực cụ thể khác. Thông thường, cách tiếp cận hợp lý hóa các ứng dụng/phần mềm này bao gồm:

- Phân loại các ứng dụng/phần mềm thành một trong bốn loại: ngừng hoạt động, chuyển đổi/hiện đại hóa, hợp nhất hoặc giữ lại.

- Đánh giá tác động của chúng đối với các ngành nghề kinh doanh, quy trình, sản phẩm, quốc gia và hợp đồng (khách hàng).

- Đánh giá tác động đối với các ứng dụng, kho dữ liệu và cơ sở hạ tầng khác.

Bắt buộc phải có chiến lược hợp lý hóa ứng dụng để đảm bảo rằng công ty xem xét các yếu tố đầu vào chính như mức độ ưu tiên của ứng dụng, mức độ quan trọng, sự phụ thuộc và độ phức tạp. Các yếu tố đầu vào khác nên bao gồm sự liên kết chiến lược với các quy trình kinh doanh, chiến lược CNTT, lộ trình, độ phức tạp kỹ thuật và các yêu cầu phi chức năng.

Ảnh: Wipro Digital

Ảnh: Wipro Digital

Các ứng dụng/phần mềm sẽ là một phần của bối cảnh CNTT mới, chúng phải được xây dựng theo các tiêu chuẩn ngành và các phương pháp hiện đại nhất để tích hợp chung theo thời gian thực.

Khi hợp nhất nên thiết lập các quy trình trùng lặp

Đối với việc sáp nhập, các ứng dụng chính, quan trọng cần được nhân rộng trong môi trường mới. Nền tảng cần được xác định cho ứng dụng mới phải được tạo ra và dữ liệu cần được tải vào ứng dụng. Tương tự như các phương pháp tiếp cận tích hợp cho việc hợp nhất, tải dữ liệu ban đầu có thể là một tập hợp các công việc ETL theo sau là một tập hợp các tích hợp tạm thời nhằm gửi dữ liệu từ ứng dụng gốc sang ứng dụng mới. Điều này có thể được duy trì cho đến khi các quy trình kinh doanh thay đổi.

Để thiết lập quy trình này, các nhà lãnh đạo phải đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng về:

- Ngăn xếp công nghệ - có nên tái tạo hay chọn một nền tảng mới

- Phương pháp tiếp cận tách tích hợp - có tái tạo các tích hợp như hiện tại hay tạo ra các tích hợp mới

- Xác định các tích hợp để triển khai đa dạng hóa - sử dụng phương pháp tiếp cận tập trung vào ứng dụng/phần mềm, tập trung vào doanh nghiệp, tập trung vào khu vực.

Nhóm các ứng dụng/phần mềm phụ thuộc lẫn nhau nên được tích hợp để đem lại hiệu quả làm việc, năng suất cao hơn. Doanh nghiệp không nên sửa chữa các ứng dụng trong quá trình tách. Tận dụng nền tảng tích hợp để rút gọn hệ thống và bảo vệ các ứng dụng khỏi những thay đổi.

Chiến lược công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của các hoạt động mua bán và sáp nhập. Điều quan trọng là phải đưa ra quyết định về bối cảnh ứng dụng mục tiêu với sự hiểu biết rõ ràng về ứng dụng/nền tảng nào sẽ được giữ lại và ứng dụng /nền tảng nào sẽ được hợp nhất và ngừng hoạt động. Các chiến lược cần được tạo ra thông qua nhiều các chuyển đổi/hợp nhất để đảm bảo thành công. Bằng cách tuân theo chiến lược hợp lý hóa ứng dụng, các doanh nghiệp có thể loại bỏ dư thừa, giải quyết các thách thức về cơ sở hạ tầng và ứng dụng bắt buộc, đồng thời đạt được một môi trường CNTT được tối ưu hóa đáp ứng các yêu cầu kinh doanh, quy định và kế hoạch, định hướng dẫn đến thành công.

Theo Wipro Digital