Tại sao Ấn Độ không thể "học bài" Trung Quốc

VietTimes -- Sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Narendra Modi đề ra chiến lược Made in India, được báo Mỹ cho là đang sao chép mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nhưng mô hình này... không còn phù hợp.
Thủ tướng Narendra Modi đưa ra chiến lược "Make in India". Ảnh: Quartz.
Thủ tướng Narendra Modi đưa ra chiến lược "Make in India". Ảnh: Quartz.

Tờ Quartz Mỹ ngày 14/9 đăng bài viết của tác giả Shyam Saran cho rằng khi nhìn vào chiến lược phát triển hiện nay của Ấn Độ trong đó có chiến lược "Sản xuất tại Ấn Độ" (Made in India) thì sẽ phát hiện Ấn Độ thực sự đang sao chép mô hình tăng trưởng của Trung Quốc, nhưng cách làm này rất khó thành công.

Kỷ lục tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc được xem như là sự thành công của mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa trên đầu tư và xuất khẩu của một số nền kinh tế Đông Á trước đây, cốt lõi là ngành chế tạo với chi phí thấp và tập trung sức lao động.

Chiến lược này còn dựa trên một giả định lành mạnh trong cung ứng năng lượng và các nguồn lực. Nhưng, sau cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu trong các năm 2007 - 2008, kinh tế toàn cầu xuất hiện sự chuyển đổi cơ cấu to lớn, giả định lành mạnh này đã không còn tồn tại.

Trung Quốc sở dĩ có thể trở thành một trung tâm ngành chế tạo chi phí thấp và nước xuất khẩu dẫn trước là do họ được lợi từ nhân tố kinh tế quốc tế có lợi tương đối dài hạn.

Các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, EU và Nhật Bản tương đối cởi mở và mở rộng. Tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu bình quân hàng năm trên 6%, vượt xa tốc độ tăng GDP toàn cầu.

Hơn nữa, hơn một nửa hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc được sản xuất bởi các công ty con 100% vốn của công ty đa quốc gia hoặc công ty liên doanh giữa Trung Quốc với các đối tác nước ngoài.

Gần đây, Trung Quốc ngày càng hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty đa quốc gia như Apple, Microsoft. Mức độ tham gia của Ấn Độ trong những chuỗi cung ứng này tương đối yếu.

Trong giai đoạn trước đây, các công ty nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc là do họ coi Trung Quốc như là một nơi gia công với chi phí thấp, các sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ ở thị trường phương Tây, chứ không phải là thị trường Trung Quốc.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa tiến hành chuyến thăm Ấn Độ. Ảnh: India Today.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa tiến hành chuyến thăm Ấn Độ. Nhật Bản vừa khởi công xây dựng dự án đường sắt cao tốc tại Ấn Độ. Ảnh: India Today.

Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị phần xuất khẩu của họ ở thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản tăng mạnh. Nhưng môi trường kinh tế quốc tế - một cực hỗ trợ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng - đã không còn nữa.

Cho dù những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, kinh tế toàn cầu được khôi phục đầy đủ, thì môi trường này cũng không có nhiều khả năng xuất hiện trở lại.

Có một số động lực dài hạn hơn đang phát huy tác dụng, những động lực này có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế và thương mại toàn cầu, có thể làm cho chiến lược chủ yếu dựa trên đầu tư và xuất khẩu của Ấn Độ không thể đạt được hiệu quả dự kiến.

Tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu đã chậm lại đến mức ngang với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Vì vậy, tất cả những điều này đều làm cho Ấn Độ ở trong một thị trường toàn cầu không còn tăng trưởng mạnh như trước.

Có quan điểm cho rằng Ấn Độ muốn đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thì phải tìm cách trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng chuỗi cung ứng chủ yếu của toàn cầu và khu vực lấy Trung Quốc làm trung tâm đã hội nhập rất cao, rất khó tham gia vào, đặc biệt là khi Ấn Độ còn tồn tại vấn đề trên các phương diện như hạ tầng cơ sở, logistics và chất lượng.