1. "Người bốc hơi" của Nhật Bản
|
Không có gì tệ hơn cho một người Nhật khi mất đi sự tôn trọng của xã hội. Một kỳ thi không thành công, mất việc làm, ly dị, và nợ nần chỉ là một số thất bại khiến mọi người tự xua đuổi bản thân và gia đình của họ qua cơn phẫn nộ. Một số người tự sát trong khi những người khác biến mất vĩnh viễn.
Có đến 80.000 đến 100.000 nghìn người biến mất ở Nhật Bản hàng năm. Thông thường, cả cảnh sát lẫn gia đình đều không tìm kiếm những người mất tích vì cho rằng họ đã tự tử. Nói về những "người bốc hơi" này được coi là điều cấm kỵ.
2. Otaku là một cách để trốn thoát
|
Một cách biến mất khác rất phổ biến trong giới trẻ là sống như otaku. Otaku là kiểu người muốn một cuộc sống giống như nhân vật hoạt hình yêu thích của họ. Họ tạo ra thực tế này ở nhà bằng cách bắt chước đặc trưng của anime, mặc trang phục của các nhân vật yêu thích và sống cuộc sống ngoài xã hội. Một số otaku khác thích dành thời gian ở các câu lạc bộ ở khu vực Akihabara nơi bán hàng hóa dành riêng cho Otaku.
3. Bạn bè và gia đình cho thuê
|
Tiền có thể không có khả năng mua tình yêu, nhưng ở Nhật Bản, nó chắc chắn có thể mua sự xuất hiện của tình yêu. Bạn có thể thuê một diễn viên chuyên nghiệp để đóng bất kỳ vai trò nào. Bạn thậm chí có thể thuê một em bé trong một vài ngày.
Mục tiêu chính là giúp mọi người đối phó với sự mất mát hoặc cô đơn. Một đại lý đã phải thực hiện toàn bộ đám cưới với sự tham gia của 50 diễn viên. Khách hàng đã trả 18 triệu USD cho điều đó!
4. Thị trấn phía sau bức tường
|
Khi trận động đất lớn tấn công Đông Nhật Bản vào năm 2011 gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima, chính phủ quyết định xây dựng các bức tường biển để bảo vệ các thị trấn ven biển. Các bức tường cao 12.5 mét. Ngay cả khi sóng thần mức độ mạnh diễn ra, bức tường vẫn chống đỡ được một khoảng thời gian và đảm bảo thêm thời gian để di tản.
Ban đầu, người dân địa phương ủng hộ việc xây dựng nhưng họ đã thay đổi ý kiến sau đó. Một số người cảm thấy không thoải mái, những bức tường quá cao và ngăn chặn cảnh biển - một số công dân nói rằng họ cảm thấy như họ đang ở trong tù. Tuy nhiên, một số người nói rằng những bức tường này sẽ đảm bảo rằng một thảm họa như năm 2011 sẽ không bao giờ xảy ra nữa.
5. Dịch vụ xin lỗi
|
Thật không dễ để xin lỗi, và hầu hết mọi người đều muốn tránh hoàn toàn nếu có thể. Có những đại lý đặc biệt ở Nhật Bản sẽ làm điều đó thay bạn. Bên cạnh đó, “các chuyên gia xin lỗi” trong các đại lý là những nhà tâm lý học tốt và có thể giúp bạn thoát khỏi những tình huống khó khăn.
Giá dịch vụ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại lời xin lỗi và kích thước của đại lý. Lời xin lỗi cá nhân có giá trung bình 240 USD, điện thoại hoặc email xin lỗi giá khoảng 96 USD. Một số đại lý có thể tính phí theo giờ (trung bình 33 USD mỗi giờ).
6. “Phòng nhàm chán” cho nhân viên
|
Khi một vị trí trong công ty bị loại bỏ, nhân viên vị trí đó sẽ bị sa thải. Tuy nhiên, các quy tắc sa thải ở Nhật Bản rất khác so với những quy tắc thế giới thường sử dụng và thường là cực kỳ bất lợi cho người sử dụng lao động. Ví dụ, gói hưu trí sớm tại Sony tương đương với 5 tháng lương.
Các công ty Nhật đã đưa ra giải pháp “phòng nhàm chán”, nơi nhân viên phải dành thời gian làm việc mà không làm gì cả. Họ có thể đọc các tài liệu đặc biệt hoặc xem video trực tuyến. Vào cuối ngày, họ phải nộp báo cáo về các hoạt động này.
7. Câu lạc bộ geisha hàng đêm
|
Một cách người đàn ông Nhật Bản đối phó với cô đơn là đi đến một câu lạc bộ "kyabakura" để nói chuyện và uống với phụ nữ xinh đẹp, tất nhiên là phải mất tiền. Kyabakura rẻ hơn sẽ có giá khoảng 27 USD trong 40-60 phút, trong khi chi phí đắt hơn là 45 USD - 137 USD trong 45-90 phút.
Các cô gái làm việc trong một kyabakura thường được gọi là geisha, kyaba-jo, hoặc nữ tiếp viên. Công việc của họ là giải trí cho khách hàng bằng đồ uống và trò chuyện. Trong kyabakura truyền thống, các cô gái không cung cấp dịch vụ tình dục. Thực tế, khách hàng có thể bị đuổi khỏi câu lạc bộ nếu cố gắng ôm một cô gái.
9. Quán cà phê có chỗ cho khách hàng cô đơn
|
Moomin Bakery & Café là một quán cà phê ấm cúng ở Tokyo có biệt danh "chống cô đơn". Đối với những khách hàng đến một mình, nhân viên sẽ đặt một Moomin nhồi bông khổng lồ trên ghế kế tiếp để cùng người dùng uống cà phê.
Ý tưởng này trở nên vô cùng phổ biến trong giới Nhật Bản cũng như rất nhiều khách du lịch, tất cả đều chờ đợi thành hàng dài ở lối vào Moomin Bakery & Café để lấy chỗ ngồi của họ.
10. Dự án nhà ở nhỏ gọn
|
Nhà siêu nhỏ hoặc kyosho jutaku trở nên rất phổ biến ở Nhật Bản vào những năm 1990 khi giá nhà ở bắt đầu tăng nhanh. Không giống như một khu nhà ở phức hợp, nhà siêu nhỏ không chiếm nhiều không gian và phù hợp với khu đất với các hình dạng dài, hẹp hay tam giác,…
Chỉ với diện tích đất khá khiêm tốn, các kiến trúc sư đã tạo ra một không gian sống độc đáo, tuy nhỏ gọn nhưng vẫn đầy đủ chức năng.
11. Máy bán hàng tự động cho mọi thứ
|
Máy bán hàng tự động rất phổ biến ở Nhật Bản. Không cần trợ lý bán hàng, giá cho thuê thấp, mức độ tội phạm thấp và dòng tiền lớn, các máy bán hàng tự động này rất phổ biến. Bên cạnh đó, chúng làm việc 24/7 và có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Không có gì ngạc nhiên khi bạn có thể mua mọi thứ ở đó.
Những máy này có thể bán bất cứ thứ gì như trứng, đồ chơi, quà lưu niệm, giày dép, cà vạt và ô dù thậm chí cả đồ lót.
12. Hiệu sách chỉ bán một cuốn sách
|
Yoshiyuki Morioka có ý tưởng bán sách rất độc đáo, trong một khoảng thời gian, ông chỉ trưng bày và bán duy nhất một cuốn sách tại cửa hiệu nhỏ của mình ở Ginza, Tokyo.
Điểm độc đáo là cửa hàng bán sách cũng chính là phòng trưng bày sách, khiến nội dung của nó sinh động và chân thực hơn với các khách hàng. Cửa hàng thay đổi thiết kế phù hợp với sách đã chọn. Ví dụ khi bán một cuốn sách về các loài hoa, cửa hiệu sẽ trưng bày loại hoa xuất hiện trong cuốn sách đó. Bằng cách đó độc giả có thể cảm nhận mình đang thực sự sống cùng tác phẩm.
Theo Bright Side