Số phận cư dân Greenland sẽ ra sao nếu hòn đảo này trở thành lãnh thổ Mỹ?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump dường như sẽ không từ bỏ việc thâu tóm Greenland. Vấn đề đặt ra lúc này là số phận của cư dân trên hòn đảo băng giá nhưng giàu tài nguyên này sẽ ra sao.

Greenland giá lạnh nhưng giàu tài nguyên dầu khí và đất hiếm. Ảnh: NetEasy.
Greenland giá lạnh nhưng giàu tài nguyên dầu khí và đất hiếm. Ảnh: NetEasy.

Mỹ sẽ tìm mọi cách để kiểm soát Greenland

Ngay cả khi Greenland gia nhập Mỹ, liệu người dân trên đảo có thể trở thành công dân Mỹ không? Người dân Greenland cần bình tĩnh suy nghĩ về điều này. Tuy nhiên, việc gia nhập Mỹ chưa hẳn đã là con đường tốt đối với họ.

Những phát biểu gần đây của ông Donald Trump về việc muốn mua Greenland và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để kiểm soát hòn đảo này đã gây ra ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Hai nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu là Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean Barrot và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã lần lượt lên tiếng cảnh báo ông Trump cần tôn trọng biên giới có chủ quyền của châu Âu. Phía Đan Mạch nói rằng Greenland có tiềm năng để trở thành một quốc gia độc lập.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã tổ chức một cuộc họp giới lãnh đạo cấp cao khẩn cấp để thảo luận về cách ứng phó và đưa ra yêu cầu với ông Trump về việc đối phó với Trung Quốc, nhưng ông Trump đã không trả lời.

Trong khi đó, tỷ phú Elon Musk bày tỏ trên mạng xã hội: “Nhiệt liệt hoan nghênh Greenland trở thành một phần của Mỹ”. Con trai cả của ông Trump là Donald Trump Jr. lại chạy khắp Greenland với lá cờ Mỹ. Điều này khiến cho nhiều người có cảm giác như việc Greenland gia nhập Mỹ là điều sắp xảy ra.

Ong Trump hop bao.png
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 7/1 tuyên bố không loại trừ khả năng dùng vũ lực để kiểm soát Greenland gây rúng động. Ảnh: Getty.

Greenland có thể trở thành một phần của nước Mỹ?

Trên thực tế, có khả năng Greenland sẽ gia nhập Mỹ theo cách sau: Đầu tiên, Greenland sẽ ly khai khỏi Đan Mạch, thành lập một quốc gia, sau đó tổ chức trưng cầu dân ý để chính thức gia nhập Mỹ.

Về mặt lịch sử Greenland là thuộc địa của Đan Mạch và Na Uy, nhưng trước đây không ai chú ý nhiều đến một nơi lạnh giá như Greenland với dân cư trên đảo thưa thớt, chỉ khoảng 50.000 người. Vì vậy ngay cả sau Thế chiến II, Greenland cũng không được chuẩn bị đòi độc lập, họ tồn tại ở Đan Mạch dưới hình thức một lãnh thổ tự trị.

Trong trường hợp Greenland muốn trở thành một quốc gia độc lập, Đan Mạch thực sự không có lý do chính đáng nào để ngăn cản. Còn việc họ có gia nhập Mỹ sau khi giành được độc lập hay không thì không còn liên quan đến Đan Mạch.

Con ong Trump den dao.png
Donald Trump Jr. , con trai cả ông Trump, đến Greenland tiếp xúc với cư dân hòn đảo này. Ảnh: NetEasy.

Bởi vậy, xét theo góc độ này, khả năng Greenland tìm cách gia nhập Mỹ là có thể. Ông Trump cũng hiểu rất rõ vấn đề này nên đã cử con trai mình đến Greenland để đi tiền trạm. Theo nội dung lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người dân Greenland đã thể hiện mong muốn gia nhập Mỹ.

Cư dân Greenland có thể trở thành công dân Mỹ?

Câu hỏi đặt ra là, nếu Greenland được Mỹ mua, liệu người dân trên đảo có thực sự trở thành công dân Mỹ không?

Trong lịch sử, chính phủ Mỹ đã mua lại một số đảo thuộc địa của Đan Mạch ở vùng Caribe, cụ thể là St. Croix, St. Thomas và St. John. Những hòn đảo này hiện được gọi là “Quần đảo Virgin thuộc Mỹ”. Hơn 100 năm đã trôi qua, những hòn đảo này là lãnh thổ của Mỹ, nhưng người dân trên đảo có phải là người Mỹ hay không thì vẫn còn là điều gây bàn cãi.

Trên thực tế, những người sống trên những hòn đảo này chỉ là người Mỹ trên danh nghĩa, nhưng họ không có quyền bỏ phiếu bầu chính quyền liên bang, cũng không thể tự do đến lục địa Mỹ và ở lại đó. Nói một cách thẳng thắn, cách đối xử với họ chẳng khác gì người nước ngoài vì họ còn không có quyền bỏ phiếu.

Trong chính trường Mỹ, nơi mọi thứ đều dựa trên phiếu bầu, không một nghị sĩ nào chú ý đến cư dân của những nơi này.

Lieu nguoi dan Greenlan co duoc cap ho chieu My.png
Nếu Greenland gia nhập Mỹ, cư dân đảo này có thực sự trở thành công dân Hoa Kỳ hay không vẫn là câu hỏi lớn. Ảnh: NetEasy.

Theo một số chuyên gia, Greenland với dân số chỉ hơn 50.000 người khó có thể xứng đáng trở thành một tiểu bang của Mỹ bởi hòn đảo này tuy có diện tích lớn nhưng lại ít người.

Ông Trump có thể hứa hẹn một số điều kiện để họ gia nhập Mỹ, nhưng sau khi họ thực sự gia nhập, liệu Mỹ có thực hiện lời hứa của mình không vẫn là điều không chắc chắn.

Theo NetEasy