|
Đa phần các doanh nghiệp quy mô lớn đều đã và đang chuyển đổi số trong quá trình hoạt động và vận hành. |
Ông Hà Trung Kiên - Tổng Giám đốc của mạng xã hội Gapo, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ G-Group trao đổi tại một diễn đàn diễn ra gần đây về vai trò của Nền tảng số Make in Vietnam Gapo trong việc đảm thông suốt hoạt động, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của tổ chức, doanh nghiệp.
Nền tảng giao tiếp cho doanh nghiệp GapoWork của G-Group vừa nhận giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021. Đây là giải thưởng Quốc gia, được tổ chức thường niên dưới sự chủ trì của Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tạp chí điện tử VietTimes là cơ quan tổ chức thực hiện. Giải thưởng vinh danh các cá nhân và tổ chức có những thành tựu xuất sắc đóng góp cho phát triển công nghệ số, góp phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số và phát triển kinh tế số quốc gia.
|
Ông Chu Đức Minh - Giám đốc Công nghệ của Công ty CP Công nghệ Gapo - nhận bằng chứng nhận và Cup Giải pháp Chuyển đổi số tiêu biểu của Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021 cho Nền tảng giao tiếp doanh nghiệp GapoWork |
Tại Giải thưởng năm nay, nền tảng giúp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số khi làm việc từ xa GapoWork được vinh danh hạng tại mục "Sản phẩm, giải pháp công nghệ số tiêu biểu".
Mức độ gắn kết của nhân sự ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh
Dẫn ra số liệu thống kê năm 2020, cả nước có hơn 800 nghìn doanh nghiệp hoạt động, trong năm 2021 có hơn 85 nghìn doanh nghiệp mới thành lập, gần 13 nghìn doanh nghiệp giải thể, hơn 45 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động và 28,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi dịch mất việc, giảm thu nhập, Tổng Giám đốc của mạng xã hội Gapo cho rằng đại dịch diễn ra đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp.
Chuyển đổi số giúp tối ưu chi phí vận hành, hỗ trợ lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ các hệ thống thông tin và báo cáo theo thời gian thực. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.
Đa phần các doanh nghiệp quy mô lớn đều triển khai chuyển đổi số trong qúa trình hoạt động và vận hành. Đại dịch khiến các doanh nghiệp bắt đầu nghiêm túc chú trọng hơn vào việc làm sao tối ưu được chi phí nên chúng ta thấy sẽ có sự dịch chuyển từ việc sử dụng các nền tảng dịch vụ nước ngoài sang nền tảng Make in Việt Nam.
Theo ông Hà Trung Kiên, các nền tảng Make in Việt Nam có lợi thế rõ rệt về việc hiểu rõ doanh nghiệp trong nước chúng ta cần gì, khả năng tuỳ chỉnh để thích ứng với các doanh nghiệp, đội ngũ hỗ trợ lúc nào cũng sẵn sàng và chi phí lại thấp hơn so với nền tảng nước ngoài rất nhiều tuy nhiên thì tâm lý người Việt có lẽ chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm công nghệ của Việt Nam. Đó là thực trạng, thì cũng rất mong các báo đài ủng hộ sản phẩm Việt Nam hơn, có cơ hội tiếp cận thị trường nhiều hơn.
Một trong những vấn đề, mà doanh nghiệp gặp phải và trăn trở, đó chính là mức độ gắn kết của nhân sự trong tổ chức, đang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.
|
Ông Hà Trung Kiên - Tổng Giám đốc của mạng xã hội Gapo - nêu lý do vì sao nên chọn nền tảng số Make in Vietnam. |
Để minh chứng cho nhận định trên, ông Kiên chỉ ra, một số kết quả nghiên cứu như tại nghiên cứu của Deloitte, thì 87%, doanh nghiệp gặp vấn đề, về sự kém tương tác của nhân sự, điều này tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh, tỷ lệ nghỉ việc, và hiệu suất làm việc; theo nghiên cứu của Fobes, 71% nhân sự cảm thấy công việc của mình ko tác động đến kết quả kinh doanh.
“Nếu như, chúng ta giải quyết được vấn đề tương tác của nhân viên trong tổ chức, nó sẽ tác động tích cực đến tình hình kinh doanh của tổ chức” – ông Kiên nêu quan điểm.
Mạch máu thông tin tắc nghẽn sẽ khiến doanh nghiệp “co giật”
Tại diễn đàn lớn nhất năm của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số, ông Hà Trung Kiên đặt vấn câu hỏi đối: Cần làm gì để có một tổ chức gắn kết? Câu trả lời chính là: Văn hoá.
Không phải ngẫu nhiên mà Mekong capital, quỹ đầu tư vào các công ty chưa niêm yết lại có những khoản đầu tư thành công như vậy ở thị trường Việt Nam. Họ có 2 điều tiên quyết bắt buộc đó là doanh nghiệp sau khi nhận được đầu tư phải chuyển đổi số và xây dựng văn hoá của tổ chức.
Ông Kiên nhiều lần nhấn mạnh: “Nếu nhân sự được coi là xương sống đối với doanh nghiệp thì thông tin là mạch máu lưu thông. Đây là 2 yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Mạch máu này bị tắc nghẽn sẽ khiến doanh nghiệp ‘co giật’ thậm chí là chết vì dòng chảy thông tin không được lưu thông và xử lý kịp thời”.
|
Nền tảng giao tiếp dành cho doanh nghiệp GapoWork giúp nhân sự trong công ty gắn kết. |
Tổng Giám đốc của mạng xã hội Gapo chỉ ra thực tế hiện nay đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng các công cụ giao tiếp phổ biến như Messenger, Zalo, Viber, Whatsapp, Skype cho giao tiếp hàng ngày điều này dẫn đến thông tin nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức rất dễ bị rò rỉ ra ngoài và nhân sự bị sao nhãng trong quá trình làm việc bởi những thứ bên ngoài tổ chức. Những doanh nghiệp tổ chức lớn nhận thức được điều này và đang sử dụng các nền tảng trả phí, như Teasm hơn 3 USD/người/ tháng, Workplace 4 USD/người/ tháng, quy mô tập đoàn 8 USD người/ tháng,...
“Dòng chảy thông tin trong doanh nghiệp chiếm vai trò rất quan trọng và để đảm bảo dòng thông tin xuyên suốt, mượt mà đối với doanh nghiệp là một bài toán doanh nghiệp phải giải quyết để đạt được hiệu quả kinh doanh và tối ưu hiệu suất, đặc biệt là đối với mô hình bán lẻ, tập đoàn, nhiều công ty khi phải triển khai hay thực thi thì bài toán này sẽ trở nên khó giải hơn.
Câu chuyện này cũng giống như chúng tôi. G-Group là Tập đoàn Công nghệ, chúng tôi đầu tư và sở hữu 11 doanh nghiệp công nghệ, trong quá trình phát triển, để xây dựng được một tổ chức gắn kết như bây giờ chúng tôi có hơn 3 năm sử dụng Workplace, nền tảng của nước ngoài làm nền tảng giao tiếp nội bộ và xây dựng văn hoá của tổ chức, toàn bộ hoạt động kinh doanh điều hành đều thực hiện trên này và chúng tôi phải trả với mức giá 8 USD/người/tháng và quy mô nhân sự gần 5.000 người thì một tháng chúng tôi phải chi trả 40.000 USD/tháng.
Chi phí đó là quá lớn đối với 1 doanh nghiệp Việt Nam” – ông Hà Trung Kiên nói.
Giải quyết những bài toán này, đại diện Gapo giới thiệu nền tảng giao tiếp dành cho doanh nghiệp GapoWork, giúp nhân sự trong công ty, kết nối với nhau dễ dàng, gia tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm thời gian và chi phí, thông tin truyền tải tức thì dù bất kì ở đâu.
Theo Tổng Giám đốc Gapo Work, nền tảng này đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức và trường học trong thời gian giãn cách vừa qua. Cụ thể, có hơn 263 nghìn cuộc họp Zoom được tạo ra trên nền tảng GapoWork với hơn 12,5 triệu người tham gia.
Cùng với đó, Tổng Giám đốc Gapo Work cũng cho biết, Mạng lưới thầy thuốc đồng hành sử dụng nền tảng GapoWork để kết nối hơn 10 nghìn y bác sĩ tình nguyện viên chăm sóc cho hơn 373 nghìn bệnh nhân Covid-19 chiếm 40% số F0 cả nước. F88 kết nối hơn 3000 nhân sự, 500 phòng giao dịch trên khắp cả nước và vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong mùa dịch.
HSV Group nhà phân phối bán lẻ đứng sau các chuỗi Adidas, the Face shop, Beauty Box.. sử dụng GapoWork để gắn kết nhân viên của 120 chi nhánh, tối ưu chi phí vận hành, truyền thông và đào tạo.
GapoWork mới chỉ ra mắt từ tháng 6/2021 nhưng đã được cộng đồng và các doanh nghiệp đón nhận một cách rộng rãi. Khi một tập thể có một nền tảng truyền thông vững mạnh thì gia tăng mức độ gắn kết của nhân viên và thông tin truyền tải từ trên xuống dưới có sự đồng bộ thống nhất điều này sẽ giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách tự nhiên và gắn kết tạo tiền đề cho sự bứt phá trong kết quả kinh doanh.