SCMP: Trung Quốc mượn diễu binh Quốc khánh để phô trương sức mạnh hạt nhân và gửi tín hiệu đến Mỹ

VietTimes -- Một số nhà phân tích thời sự quốc tế cho rằng Bắc Kinh sẽ lợi dụng cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh năm nay để phô trương lực lượng hạt nhân của họ, trong bối cảnh quan hệ Trung - Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại và các vấn đề khác.
Trung Quốc sẽ lợi dụng cuộc diễu binh ngày 1/10 tới đây để phô trương lực lượng hạt nhân của họ
Trung Quốc sẽ lợi dụng cuộc diễu binh ngày 1/10 tới đây để phô trương lực lượng hạt nhân của họ

Tờ South China Morning Post (SCMP) của tỷ phú Jack Ma xuất bản tại Hồng Kông ngày 22/9 đăng bài nói, Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc diễu binh có quy mô chưa từng có vào ngày 1/10 năm nay để kỷ niệm 70 năm Quốc khánh. Theo các chuyên gia quân sự, trong cuộc diễu binh này, Bắc Kinh sẽ tập trung thể hiện sự phát triển hiện đại hóa đạt được trong lĩnh vực sức mạnh răn đe hạt nhân. Trong bối cảnh thương chiến với Mỹ đang nóng bỏng, Trung Quốc cần phải thể hiện sức mạnh của đối với người Mỹ.

Bài báo viết, vào tháng 9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố ông sẽ cắt giảm 300.000 quân số của PLA và giảm số lượng binh sĩ  xuống còn 2 triệu. Động thái này nhằm mục đích biến PLA thành một đội quân nhạy bén, hùng mạnh hơn và đạt được trình độ quốc tế. Lực lượng pháo binh Hai (Second Artillery Corps) được chia thành hai quân chủng: Tên lửa (Rocket Force) và Lực lượng hỗ trợ chiến lược (Strategic Support Force). Trong đó Lực lượng  hỗ trợ chiến lược chủ yếu hỗ trợ giúp quân đội Trung Quốc giành được ưu thế trong các chiến trường như vũ trụ, ngoài vũ trụ và mạng Internet.

Cuộc diễu binh nhân dịp 70 năm Quốc khánh sẽ là dịp ông Tập Cận Bình phô diễn kết quả của cuộc cải cách quân đội
Cuộc diễu binh nhân dịp 70 năm Quốc khánh sẽ là dịp ông Tập Cận Bình phô diễn kết quả của cuộc cải cách quân đội

Theo các thông tin được tiết lộ, cuộc diễu binh này sẽ có 48 khối lục quân tham gia; trong đó, 33 khối là vũ khí và trang thiết bị. Dự kiến các vũ khí chiến lược mới được phô diễn sẽ bao gồm tên lửa liên lục địa phóng từ mặt đất Dongfeng-41 (DF-41); tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21 (DF-21), tên lửa đạn đạo siêu thanh Dongfeng-17 (DF-17) và tên lửa đạn đạo phóng từ biển Julang-2 (JL-2), v.v. Những vũ khí trang bị này thể hiện khả năng của Trung Quốc trong lĩnh vực răn đe hạt nhân chiến lược.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc hiện được cho là có tầm bắn xa nhất thế giới
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc hiện được cho là có tầm bắn xa nhất thế giới

Adam Ni, một nhà nghiên cứu tại Macquarie University, Australia, cho biết, tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể phóng trên bệ phóng di động Dongfeng-41 ngoài tầm bắn cao và xa, còn có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân và mồi nhử; cũng khó bị phát hiện hơn so với những tên lửa phóng từ giếng phóng dưới lòng đất. Loại tên lửa này khó bị phát hiện, khiến nó có xác suất sống còn cao hơn sau đòn tấn công đầu tiên. Do đó, tên lửa đạn đạo liên lục địa Dongfeng-41 sẽ trở thành một trong những vũ khí tiên tiến thế hệ tiếp theo của PLA. Mặc dù tên lửa Julang-2 có tầm bắn ngắn hơn, nhưng nó có thể được phóng từ tàu ngầm hạt nhân Type 094 của PLA. Còn tên lửa siêu thanh Dongfeng-17, mặc dù bên ngoài dự đoán chỉ có thể đưa vào tác chiến sớm nhất năm 2020, nhưng nếu loại tên lửa này xuất hiện trong cuộc diễu binh này, thì cho thấy nó đã ở vào trạng thái phục vụ trong biên chế. Trước đó, quân đội Trung Quốc đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm công khai loại tên lửa này.

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21

Nhà quan sát quân sự Hồng Kông Tống Trung Bình (Song Zhongping) cho rằng các vũ khí hạt nhân được thể hiện trong cuộc diễu binh Quốc khánh này trong tương lai sẽ được sử dụng để nâng cao khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc. Ngoài ra, theo Sách trắng “Quốc phòng Trung Quốc trong thời đại mới” do Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố hồi tháng 7 năm nay, “ngăn chặn các quốc gia khác sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Trung Quốc để bảo vệ an ninh chiến lược quốc gia” đã trở thành một trong những mục tiêu phát triển của quốc phòng Trung Quốc trong thời đại mới.

Tên lửa siêu thanh DF-17 đang triển khai chuẩn bị phóng
Tên lửa siêu thanh DF-17 đang triển khai chuẩn bị phóng

Nhà quan sát quân sự Trung Quốc Chu Thần Minh (Zhou Chenming) thì cho rằng trong bối cảnh cuộc chiến thương mại hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ, PLA cần thể hiện sức mạnh với Mỹ; nhưng để tránh hiểu lầm, các vũ khí và trang thiết bị thể hiện trong cuộc diễu binh lần này chủ yếu là vũ khí chiến lược chứ không phải chiến thuật, để tránh khơi dậy sự giận dữ của Mỹ.

Theo tìm hiểu, mặc dù nhóm kinh tế và thương mại Trung - Mỹ đã tổ chức một cuộc tham vấn cấp thứ trưởng vào hai  ngày 19-20 tháng 9, “đạt kết quả mang tính xây dựng”, nhưng ngày 20, phái đoàn Trung Quốc đã hủy bỏ kế hoạch thăm các bang nông nghiệp Mỹ và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra tuyên bố “không cần phải đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trước khi bắt đầu cuộc bầu cử tổng thống năm 2020”. Ngay sau tuyên bố đó, thị trường chứng khoán Mỹ, vốn ban đầu được thúc đẩy bởi việc cắt giảm lãi suất của Fed, dự kiến sẽ quay trở lại mức cao nhất lịch sử đã lập tức tụt dốc.

Một trong 2 vụ phóng thử nghiệm tên lửa DF-17 được đưa tin
Một trong 2 vụ phóng thử nghiệm tên lửa DF-17 được đưa tin

Cho đến lúc này, bản thân ông Trump có thể do bận rộn với các vấn đề đối ngoại nên không đưa ra nhiều bình luận trên mạng xã hội; nhưng điều đáng chú ý là ngày 22/9, ông Trump trong bản tweet cáo buộc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jay Powell về chính sách tiền tệ đã không trực tiếp nhắc đến tên Trung Quốc, mà là được thay thế bởi cụm từ “other countries” (các quốc gia khác), điều này có vẻ hơi khác so với trước đây.

DF-41: (NATO gọi là CSS-X-10), là loại tên lửa đạn đạo liên địa di động 3 tầng sử dụng thuốc phóng rắn,có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân hoặc nhiều hơn, tầm bắn xa nhất 14.000km (loại cải tiến mới nhất có thể đạt 15.000km), tốc độ lớn nhất có thể đạt 25 Mach, độ chính xác 100-200m. Phóng từ Trung Quốc, DF-41 có thể bắn tới mọi mục tiêu trên Trái Đất. Hiện có 2 phiên bản phóng trên xe tải và phóng trên xe lửa. DF-41 được đưa vào biên chế từ 2017. Lần phóng thử mới nhất (lần thứ 9): ngày 27/5/2018.

Chỉ số kỹ thuật: tên lửa dài 19m, đường kính: 2m, trọng lượng 55 tấn. Có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân có đương lượng từ 20 đến 250 kỹ thuật, hoặc 1 đầu đạn 5,5MT.

DF-21, (NATO gọi là CSS-5) là loại tên lửa đạn đạo tầm trung, sử dụng thuốc phóng rắn 2 tầng, phóng trên bệ phóng di động. DF-21 là tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới.

Chỉ tiêu kỹ thuật: đạn tên lửa dài 10.7m. đường kính 1.4m; có thể mang 1-5 đầu đạn hạt nhân loại 200; có thể mang 1-5 đầu đạn hạt nhân loại 200, 300 hoặc 500KT. Trọng lượng đầu đạn: 600kg. Tầm băn hiệu quả: 1.700 đến 3.100km; độ chính xác: 100m. Tốc độ: 8 Mach.

Tên lửa liên lục địa JL-2 phóng từ tàu ngầm
Tên lửa liên lục địa JL-2 phóng từ tàu ngầm

DF-17: hiện mới chỉ được biết đến là loại tên lửa đạn đạo tinh nhuệ mang đầu đạn như chiếc tàu lượn “có tốc độ cao gấp nhiều lần máy bay, khiến nó có thể dễ dàng xuyên thủng mọi hệ thống phòng ngự tên lửa của các siêu cường”. Hiện các chỉ số kỹ thuật của DF-17 chưa được công khai, nhưng theo báo chí, nó có tầm bắn từ 1,800 đến 2.500km, đầu đạn được thiết kế theo kỹ thuật “tàu lượn siêu tốc” (Hypersonic glide vehicle, HGV) với phương thức cơ động đa dạng và phức tạp khiến nó không thể đánh chặn.

Báo chí Trung Quốc nói, DF-17 là loại tên lửa đạn đạo siêu thanh với đầu đạn HGV đầu tiên trên thế giới, đã được thử nghiệm 2 lần.

JL-2 (NATO gọi là CSS-NX-4) là tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm thế hệ 2 của Trung Quốc, sử dụng thuốc phóng rắn 3 tầng. Tầm bắn xa nhất 7.400km; kiểu cải tiến có thể tăng lên tới 10.000 – 12.000km, có thể mang 1-3 đầu đạn hạt nhân.

Chỉ số kỹ thuật: chiều dài đạn: 13m, đường kính: 2m; trọng lượng 42 tấn, đầu đạn: 900 đến 1.350kg, có thể mang 3 đầu đạn hạt nhân./.

(Theo Đa Chiều)