Quốc gia nào cảm thấy lo ngại với “tin giả” nhất?

VietTimes – Thuật ngữ “tin giả” (fake news) bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến kể từ cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm 2016. Hiện nay, chính phủ các nước và các công ty công nghệ lớn đang phải tìm cách chống lại sự gia tăng các bài báo giả và các tin tức gây hiểu nhầm.
Tin giả là một vấn nạn khiến nhiều quốc gia lo ngại (ảnh: Yahoo)
Tin giả là một vấn nạn khiến nhiều quốc gia lo ngại (ảnh: Yahoo)

Trong biểu đồ thống kê dưới đây của hãng Statista, chúng ta thấy mức độ lo ngại đối với tin giả của nhiều quốc gia vẫn còn khá cao. Brazil là nước cảm thấy lo ngại với tin giả nhất. Cũng không có gì là ngạc nhiên, bởi theo một báo cáo năm 2016 của BBC Brazil, trong tuần lễ mà cựu Tổng thống nước này là ông Dilma Rousseff bị tố cáo hành vi sai phạm, 3 trong số 5 tin tức chia sẻ trên Facebook là tin giả. Không chỉ Brazil, rất nhiều các quốc gia khác đã bị ảnh hưởng bởi tin tức giả. Facebook và CEO Mark Zuckerberg đã thừa nhận việc này và mạng xã hội lớn nhất thế giới cam kết sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn vấn nạn tin giả.

Quốc gia nào cảm thấy lo ngại với “tin giả” nhất? ảnh 1Biểu đồ thống kê mức độ lo ngại về tin giả tại một số quốc gia (nguồn: Statista)

Nước Đức được cho là sẽ trở thành “nạn nhân” của tin giả khi quốc gia này tiến hành bầu cử chính phủ mới, nhưng rốt cuộc lại không bị ảnh hưởng gì. Người Đức tỏ ra ít lo lắng nhất về tin giả. Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Oxford phát hiện ra rằng mặc dù tin giả đã được lan truyền qua Twitter rất nhiều, nhưng người Đức lại thường sử dụng Twitter để chia sẻ các tin tức đáng tin cậy hơn những người ở Hoa Kỳ và Liên hiệp Anh.