Quốc gia châu Phi đóng mạng internet di động để ngăn gian lận

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong tháng 9/2020, hơn 500.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tại Sudan sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học. Để giảm thiểu việc gian lận của các thí sinh dự thi, mạng internet di động sẽ bị tắt 3 giờ/ngày trên phạm vi toàn quốc.
Sudan đóng mạng internet để ngừa gian lận thi cử (Ảnh: OC)
Sudan đóng mạng internet để ngừa gian lận thi cử (Ảnh: OC)

Sudan đã từng có lịch sử tắt mạng internet trong các cuộc biểu tình, nhằm phá vỡ đường dây liên lạc giữa những người tham gia. Nhưng trong năm nay, quốc gia này đang sử dụng việc tắt internet như một biện pháp để ngăn chặn “gian lận quy mô lớn” trong kỳ thi tuyển sinh đại học.

Đúng 8 giờ sáng, ngày 16/9 vừa qua, toàn bộ người dân Sudan dù đã đăng ký gia hạn và thanh toán các gói mạng nhưng dịch vụ internet di dộng của họ vẫn không hoạt động. Sau khi nhận được hàng nghìn khiếu nại, các nhà điều hành mạng internet thông báo rằng, Chính phủ đã ra lệnh đóng internet di dộng mỗi ngày đến hết ngày 24/9. Đây là một biện pháp ngăn chặn gian lận thi cử đối với các thí sinh dự thi.

Theo hãng tin EFE, cách đây 3 năm, đề thi đại học từng bị rò rỉ trên mạng và Bộ Giáo dục Sudan đã phải tổ chức kỳ thi thứ hai. Do đó, chính phủ Sudan đã quyết định áp dụng biện pháp gây nhiều tranh cãi này, nhằm ngăn chặn nạn gian lận thi cử quy mô lớn.

Theo đó, từ 8 giờ đến 11 giờ mỗi ngày, mạng internet di động sẽ bị tắt trên toàn quốc.

Điều này sẽ khiến khoảng 13 triệu thuê bao sử dụng dữ liệu di động không thể truy cập các trang web trên di động của họ. Biện pháp này chỉ ảnh hưởng đến mạng internet di động. Các tổ chức quan trọng của Chính phủ cũng như các ngân hàng hay các công ty sử dụng kết nối cáp vẫn hoạt động bình thường.

Trong vài năm trở lại đây, một số biện pháp ngăn gian lận đã được đề cập tới. Ví dụ như bắt học sinh đội hộp các-tông trên đầu hay yêu cầu học sinh cởi đồ lót, nhưng trường hợp đóng cửa mạng internet di động như ở Sudan có lẽ là biện pháp mạnh mẽ nhất.