Putin buộc Mỹ chùn bước với "thông điệp hạt nhân”

Chuyến thăm Moskva ngày 15.12.2015, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry không tập trung vào việc loại bỏ ông Bashar Assad mà đề nghị hợp tác trong vấn đề Syria. Đã có sự thay đổi trong ngữ  điệu, dấu hiệu cho thấy chính sách của Mỹ đảo chiều, điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc chiến chống  IS. 
Putin buộc Mỹ chùn bước với "thông điệp hạt nhân”

Sau cuộc gặp của ông Kerry với tổng thống Nga Putin, nhiều chính khách Mỹ cho rằng, Washington đang xuống thang trong quan hệ với Moscow về vấn đề Syria.

Tuy nhiên, các nhà phân tích đang tự hỏi, liệu Kerry có phải đơn giản là cố gắng tìm kiếm điểm chung với Nga tại thời điểm mà quan hệ giữa hai nước đang căng thẳng cao độ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Phát biểu tại Nga vào ngày 15 tháng 12, trong cuộc họp với các quan chức cấp cao của Nga bao gồm cả Tổng thống Vladimir Putin, Kerry nhắc lại rằng Mỹ không coi Assad là một phần của chính phủ Syria trong tương lai, ông Kery sử dụng những thuật ngữ mơ hồ hơn so với các thành viên khác của chính quyền Obama khi thảo luận về Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.

“Mỹ cùng đồng minh và các đối tác chính trị của mình không tìm cách thay đổi chế độ ở Syria. Chúng tôi không cho rằng, ông Assad có cơ hội trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai, nhưng hôm nay, chúng tôi không tập trung sự chú ý vào những khác biệt về quan điểm giữa Nga và Mỹ.”

"Mỹ và các đối tác không tìm kiếm cái gọi là thay đổi chế độ," ông Kerry nói.

Đây dường như là một sự "xuống nước" theo lập trường trước đó của Mỹ, Washington nhiều lần tuyên bố rằng bất kỳ tiến trình chính trị nào ở Syria phải đi cùng với việc loại bỏ quyền lực của Tổng thống Assad.

Các nhà phân tích tự hỏi, có phải Mỹ cuối cùng cũng đồng ý cho phép ông Assad ở lại, thậm chí tạm thời, như một sự đổi chác với Nga để đạt được một sự hợp tác tốt hơn trong cuộc chiến chống IS.

Lực lượng Nga có mặt ở Syria từ tháng Chín để hỗ trợ chính quyền ông Assad, đồng minh lâu năm của Nga. Nhưng từ khi Nga thực hiện các cuộc không kích, Lầu Năm Góc cáo buộc rằng những cuộc không kích của Nga chủ yếu là nhắm vào các nhóm nổi dậy chống Assad chứ không phải lực lượng IS.

Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã chỉ trích khá gay gắt ý kiến của ông Kerry. 

"Một kẻ đã giết chết 240.000 người dân nước mình, sử dụng vũ khí hóa học và khiến cho hàng triệu người tị nạn (có thể được phép tại vị) là một sự xuống thang trong lịch sử ngoại giao của Mỹ", ông McCain phát biểu với Defense News.

John McCain cho rằng  Syria "cần một chính phủ khác, chúng ta sẽ cần một chính phủ ở Syria mà nhiều người dân Syria cho là hợp pháp."

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, John Kirby bác bỏ luồng ý kiến cho rằng Kerry đã phát biểu khác với các chính sách cơ bản hiện nay của Mỹ. 

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Capt. Jeff Davis đã từ chối bình luận cụ thể về ý kiến ​​của ông Kerry, nhưng cho biết: ưu tiên duy nhất của Bộ Quốc phòng là chống IS và chúng tôi đang làm điều đó, chúng tôi đang làm việc đó ở Iraq và Syria, chúng tôi đang làm điều đó trên toàn bộ lãnh thổ Syria nơi IS đang hoạt động.

Davis cũng cho biết hành động rút 12 máy bay chiến đấu F-15 từ căn cứ không quân Incirlik Thổ Nhĩ Kỳ về không liên quan đến bất kỳ tín hiệu tiềm năng về sự tan băng trong quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Chuyên gia Emma Ashford thuộc Viện Nghiên cứu Cato (Mỹ) cho biết, ý kiến ​​của Kerry phù hợp với luồng ý kiến cho rằng "chính quyền ( Washington) dường như càng tiến gần quan điểm cho rằng Assad không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc đàm phán về Syria, hoặc ít nhất là đó là vấn đề có thể sắp xếp giải quyết sau trong tiến trình hòa bình."

Emma Ashford cũng có cùng ý kiến với Kerry, cần sẵn sàng tập trung vào những vấn đề chung trong đàm phán, những vấn đề bất đồng sẽ giải quyết sau. 

Frederic Hof, một cựu cố vấn cao cấp về Syria của chính quyền Obama cho biết: “Kerry có thể cố gắng phối hợp tốt với Nga, chính phủ Mỹ muốn Assad ra đi. Kerry hy vọng Nga sẽ giúp, theo quan điểm của tôi điều đó là không thực tế. Nhưng John Kerry đã có rất nhiều niềm tin vào sức hút của riêng mình”.

Dường như Kerry cũng đảm bảo rằng cuộc đàm phán sẽ đưa ra thêm một giải pháp chính trị tại Syria.

Giáo sư Kathryn Stoner tại Đại học Stanford cho rằng, "tôi sẽ không giải thích về việc những cuộc họp như trên là dấu hiệu của sự tan băng trong quan Mỹ-Nga. Mặc dù Mỹ muốn có một số giải pháp tương tự như lệnh ngừng bắn và các thỏa thuận hòa bình có thể ở Syria, tôi không nghĩ rằng chúng ta nên mong đợi một sự hợp tác chặt chẽ về các vấn đề khác trong thời gian tới. Mỹ sẽ không làm bất cứ điều gì đáng kể với Nga cho đến khi quân đội Nga rút khỏi miền Đông Ukraine."

Theo QPAN