Trong nhiều thập kỷ, các công ty hàng tiêu dùng đã có một con đường định sẵn để tiếp cận khách hàng của họ thông qua các cửa hàng tại địa phương. Họ nhận ra tầm quan trọng của các kênh trực tiếp đối với người tiêu dùng nhưng không coi các kênh đó là cần thiết nữa - đại dịch bùng phát đã làm các doanh nghiệp phải thay đổi suy nghĩ của họ.
Tốc độ thay đổi nhanh đến chóng mặt trong hành vi của khách hàng diễn ra gần như chỉ trong một đêm. Không thể mua sắm tại các cửa hàng truyền thống và lo ngại về sức khỏe, an toàn, khiến xu hướng mua hàng của người tiêu dùng đã truyển sang phương thức trực tuyến.
Điều này tạo ra những thách thức và cơ hội khác nhau cho các công ty hàng tiêu dùng trong việc tạo ra các phương thức mua hàng mới và các chiến lược tiếp cận người dùng phù hợp.
Đẩy mạnh triển khai kênh bán hàng trên mạng xã hội
Khi đại dịch bùng phát khiến các phương thức mua hàng của người dùng cũng thay đổi theo đó, mạng xã hội nay được coi là kênh bán hàng hiệu quả bậc nhất. Để kết nối với khách hàng trực tuyến, doanh nghiệp cũng cần những chiến lược tiếp thị đặc biệt hướng đến lượng khách hàng mục tiêu của mình:
Tiếp thị cảm xúc - Các kênh xã hội như Facebook và Instagram đòi hỏi cao sự tương tác từ khách hàng. Các thương hiệu bắt buộc phải kết nối với người tiêu dùng bằng cách sử dụng những nội dung thông minh, cuốn hút như lời chứng thực của khách hàng, câu chuyện chuyển đổi và đánh giá. Các doanh nghiệp có thể biến sản phẩm của mình trở nên sống động thông qua các video ngắn nhằm đẩy mạnh lượng tương tác của người dùng.
Bán hàng dựa trên người có sức ảnh hưởng - Điều quan trọng là phải hiểu phong cách sống của người tiêu dùng và tầm ảnh hưởng của những người có ảnh hưởng. Nhiều người dùng theo dõi những người nổi tiếng và muốn biết sản phẩm họ sử dụng. Những người có ảnh hưởng trên các nền tảng trực tuyến và sự chứng thực của họ là một chiến lược rất hiệu quả để tạo ra sức hút thương hiệu.
Phương thức mua hàng hấp dẫn - Trong các kênh mạng xã hội phổ biến nhất - Instagram, Facebook và WhatsApp - thông thường quá trình mua hàng của người tiêu dùng là cảm thấy hào hứng với sản phẩm, kết nối với thương hiệu, tìm hiểu thông tin về sản phẩm lập tức và hoàn tất mua hàng ngay trong ứng dụng! Điều quan trọng là doanh nghiệp phải nắm bắt được những khoảnh khắc này và cung cấp cho giúp người tiêu dùng những phương pháp mua hàng liền mạch nhất có thể.
Tạo trang web thương hiệu nhằm tăng trải nghiệm người dùng
Các trang web thương hiệu không nhất thiết phải là một kênh bán hàng khác. Mục đích tạo ra một trang web thương hiệu như một tác nhân thúc đẩy người tiêu dùng trong hành trình quyết định mua hàng của họ. Các thương hiệu nên định vị trang web của họ như một nơi cung cấp các thông tin, mục đích và việc sử dụng sản phẩm. Để tạo ra sự khác biệt về thương hiệu, các công ty cần phải có những lỗi thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu của từng doanh nghiệp.
Là đích đến - Các trang web thương hiệu phải có đánh giá chi tiết về, thông tin, cách sử dụng của sản phẩm. Trình bày nội dung hấp dẫn và sâu sắc là chìa khóa. Mục tiêu là biến trang web thành điểm dừng đầu tiên cho người tiêu dùng tìm kiếm thông tin sản phẩm.
Thêm dấu ấn cá nhân - Hiện nay, tất cả các khía cạnh của trải nghiệm khách hàng đều đang trở nên cá nhân hóa và sản phẩm của doanh nghiệp cũng cần như vậy. Doanh nghiệp cần cân nhắc việc cá nhân hóa sản phẩm như khắc logo, in hình ảnh, thêm thông điệp đặc biệt vào các sản phẩm tiêu chuẩn... Tuy nhiên có một vài thị trường điển hình không thể cá nhân hóa các sản phẩm của mình - chúng được thiết kế theo tiêu chuẩn, quy trình thống nhất, khó có thể thay đôi. Đây là cơ hội để các trang web tạo dấu ấn với khách hàng.
Cung cấp nhân viên tư vấn sản phẩm thông minh - Một điều mà người tiêu dùng bỏ lỡ khi mua sắm trực tuyến là sự tư vấn từ nhân viên cửa hàng thân thiện và hiểu biết. Đây luôn là sự khác biệt giữa các cửa hàng thương hiệu, các nhà bán lẻ đặc biệt và các cửa hàng bách hóa thông thường. Các công ty cần đầu tư vào các cố vấn sản phẩm ảo do AI điều khiển trên tất cả các sản phẩm để tạo những trải nghiệm mua hàng giống thực nhất.
Khai thác sản phẩm một cách tối đa - Các nhà bán lẻ hay chợ chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Nhưng đối với khách hàng, hành trình với sản phẩm sau khi mua là rất quan trọng. Đây là lúc trang web thương hiệu cần đưa ra các mẹo và đề xuất để tận dụng tối đa tác dụng của sản phẩm.
Sự khác biệt trong Thị trường Trực tuyến và Trang web Bán lẻ
Thay vì đi đến các cửa hàng bán lẻ và trung tâm thương mại, các chợ trực tuyến và các trang web bán lẻ là nơi mà phần lớn các giao dịch mua bán diễn ra ngày nay. Thương hiệu cần nổi bật trong danh sách dài các sản phẩm hiển thị khi người tiêu dùng tìm kiếm một danh mục trực tuyến. Để thành công tạo ra đơn hàng thì các thương hiệu cần tập trung vào mọi thứ xung quanh một sản phẩm để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Hình ảnh và bao bì sản phẩm sáng tạo - Hình ảnh và bao bì sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong tới việc ra quyết định đối mua hàng của người dùng. Bao bì sáng tạo, gây ấn tượng mạnh cho người dùng là nhân tố giúp họ thúc đẩy ý định mua hàng. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng đang dần hướng sự quan tâm đến các sản phẩm với bao bì được làm từ chất liệu bảo vệ môi trường.
Gói sản phẩm - Các gói sản phẩm cũng là một cách hữu dụng để thu hút người mua bởi nó sẽ cung cấp cho họ một trải nghiệm hoàn chỉnh. Ví dụ: một gói có thể bao gồm thảm tập yoga, khăn tập và các công cụ tập yoga... Các gói sản phẩm này còn có thể giúp người dùng mua hàng ở một mức giá hấp dẫn hơn, thu hút một lượng lớn người dùng.
Tùy chọn giao hàng: Các thương hiệu cần đa dạng hóa các phương thức, thời gian giao hàng tùy theo từng mức giá. Từ đó đáp ứng được nhu cầu của từng khách hàng khác nhau và gia tăng sự hài lòng của họ trong quá trình mua hàng.
Dịch vụ giá trị gia tăng: Để thúc đẩy việc quay lại mua hàng, điều quan trọng là người tiêu dùng phải có những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình sử dụng. Các gói dịch vụ giá trị gia tăng như nội dung / hướng dẫn / video về cách sử dụng sản phẩm phải được đóng gói cùng với sản phẩm. Việc kết hợp các dịch vụ giá trị gia tăng sẽ xây dựng niềm tin của người tiêu dùng và cung cấp một cơ hội khác để tương tác, bán thêm hoặc bán kèm những sản phẩm khác.
Nhìn chung, ngày nay các thương hiệu cần một chiến lược trực tuyến sáng tạo để tạo sự khác biệt so với đối thủ. Các sản phẩm cần có những cách tiếp thị mới, sử dụng các kênh trực tuyến để tạo ra hình ảnh, phong cách riêng biệt và cung cấp những trải nghiệm mua hàng liền mạch nhằm nâng cao sự trung thành, sẵn sàng quay lại mua hàng của người dùng.
Theo Wipro Digital