Philippines kiện Trung Quốc về “Đường lười bò”: PCA chuẩn bị quyết 7 vấn đề

VietTimes -- Những vấn đề này cụ thể là gì? Đó là câu hỏi mà VietTimes đã đặt ra với ông Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển.
Ông Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển.
Ông Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển.

Theo ông Hoàng Ngọc Giao, Philippines chính thức đề nghị PCA xem xét và ra phán quyết với 15 nội dung kiện và tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính và PCA sẽ tập trung phán quyết 7 vấn đề gồm:

15 nội dung kiện

Thưa ông, xin ông cho biết những nội dung chính mà Philippines tuyên bố kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế! 

- Như chúng ta đều biết, ngày 22/01/2013, Philippines tuyên bố khởi kiện Trung Quốc với nội dung gồm 13 vấn đề tập trung vào 3 nội dung then chốt: Một là, “Đường lưỡi bò” vi phạm Công ước 1982 và không có giá trị. Hai là, các quốc gia không được chiếm hữu hay áp đặt chủ quyền đối với các bãi ngầm nếu chúng không nằm trên lãnh hải hoặc thềm lục địa (TLĐ) của mình. 

Cụ thể, Trung Quốc chiếm đóng trái phép các bãi Vành Khăn, Kennan, Gaven và Xu Bi. Việc Trung Quôc yêu sách vùng biển hơn 12 hải lý đối với Scarborough, Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập là phi pháp. 

Ba là, Philippines tuyên bố có quyền đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) và TLĐ của mình. Yêu cầu Trung Quốc chấp dứt ngăn cản Philippines thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình.

Sau khi nhận được đơn kiện của Philippines, ngày 21/6/2013, Tòa Trọng tài đã được thành lập với 5 trọng tài viên do Thẩm phán TS. Thomas Mensah, người Gahna làm Chủ tịch và các thẩm phán của Pháp, Đức, Hà Lan và Ba Lan.

Thái độ của Trung Quốc như thế nào trước việc Philippies tuyên bố kiện họ ra tòa?

-Hai tháng sau khi Philippines tuyên bố khởi kiện, ngày 19/3/2013, Trung Quốc đã ra tuyên bố bác bỏ và trả lại Philippines Công hàm và Tuyên bố khởi kiện. Trung Quốc tuyên bố: “Bản chất tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines  là tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo, đá và vùng biển chồng lấn ở một số khu vực; hai bên đã thỏa thuận giải quyết thông qua đàm phán”.

Được biết, ngày 13/7/2015,  Philippines chính thức đề nghị Tòa xem xét và ra phán quyết với 15 nội dung kiện và tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính. Ông có thể nói cụ thể hơn về vấn đề này được không?


- Philippines chính thức đề nghị Tòa xem xét và ra phán quyết với 15 nội dung kiện và tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính như sau:

Thứ nhất, các yêu sách biển của Trung Quốc cũng như của Philippines ở Biển Đông không được vượt quá giới hạn Công ước 1982 cho phép. Thứ hai, Trung Quốc đòi quyền chủ quyền và quyền tài phán và “các quyền lịch sử” theo Đường lưỡi bò (ĐLB) là trái với Công ước và không có giá trị pháp lý. 

Thứ ba, bãi cạn Scarborough không có quyền có ĐQKT và TLĐ riêng; Trung Quốc đã ngăn cản trái phép ngư dân Philippines thực hiện quyền đánh cá trong vùng biển truyền thống. 

Thứ tư, Vành Khăn, Ga Ven, Mắc Ken Nan (bao gồm cả đá Hu gơ), Cỏ Mây và Xu Bi là các bãi cạn nửa nổi nửa chìm không có lãnh hải, ĐQKT và TLĐ; không thể được chiếm hữu bằng chiếm đóng. Năm là, Vành Khăn và Cỏ Mây (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV) là một phần của vùng ĐQKT và TLĐ của Philippines; đá Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập không có vùng ĐQKT và TLĐ.

Manila cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines đối với vùng ĐQKT và TLĐ, bao gồm cả các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và các công trình khác trên đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam-PV) và các hoạt động nguy hại đến môi trường và hệ sinh thái biển.

Tại phiên tranh tụng, Philippines tập trung chứng minh các nội dung kiện nêu trong Thông báo và Tuyên bố khởi kiện cũng như trong bản Lập luận đều là những vấn đề liên quan đến việc giải thích và áp dụng các quy định của Công ước 1982. Những nội dung này đều không bị loại trừ khỏi thẩm quyền của Tòa bởi Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc theo điều 298 của Công ước.

Vậy Tòa phán quyết như thế nào về thẩm quyền đối với 15 nội dung kiện của Philippines, thưa ông?

-29/10/2015, Tòa ra phán quyết về vấn đề thẩm quyền đối với 15 nội dung kiện của Philippines. Với 150 trang tài liệu, 5 trọng tài viên nhất trí bác bỏ tất cả các lập luận mà Trung Quôc trình bày trong Văn kiện lập trường ngày 7/12/2014. 

Đường lưỡi bò phi pháp do Trung Quốc tự vẽ, tự tuyên bố và đòi hỏi.
Đường lưỡi bò phi pháp do Trung Quốc tự vẽ, tự tuyên bố và đòi hỏi (ảnh: Infonet)

Tòa khẳng định dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện nhưng Trung Quốc vẫn là một bên trong vụ kiện và phải chịu sự ràng buộc pháp lý của bất kỳ phán quyết nào mà Tòa đưa ra. Tuy Trung Quốc không tham gia nhưng Tòa luận công bằng và tạo điều kiện để Trung Quôc có thể tham gia vào bất cứ giai đoạn nào. Phán quyết của Tòa không có nội dung nào ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền của bất cứ bên nào ở Biển Đông.

Về lập luận của Trung Quốc viện dẫn Tuyên bố DOC, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), các tuyên bố chung và thỏa thuận song phương khác giữa hai nước, Tòa cho rằng không có bất kỳ nội dung nào trong các văn kiện này cản trở thẩm quyền của tòa.

Tòa dành một mục riêng trình bày quan điểm của Việt Nam trong Tuyên bố 5/12/2014.

Còn quan điểm của Việt Nam trong vấn đề này thì như thế nào, thưa ông?

-Việt Nam ủng hộ thẩm quyền của Tòa, bác bỏ bất kỳ yêu sách nào của Trug Quốc dựa trên “đường 9 đoạn”. Đồng thời Việt Nam không phải là bên thứ 3 không thể thiếu được và do đó việc Việt Nam không can dự vào vụ kiện không phải là cản trở đối với Tòa.

7 Vấn đề có thẩm quyền và phán quyết

Như báo chí đã đưa tin sẽ có 7 vấn đề mà Tòa có thẩm quyền phán quyết. Ông có thể cho biết cụ thể là những vấn đề gì?

-7 vấn đề mà PCA có quyền phán quyết, cụ thể là: (1) Bãi cạn Scarborough không có EEZ và TLĐ; (2) Bãi Vành khăn, Cỏ Mây và đá Xu Bi không có EEZ và thềm lục địạ; (3) Đá Ga Ven và đá Ken Nan, bao gồm đá Tư Nghĩa, là các bãi nửa nổi nửa chìm không có lãnh hải, EEZ và thềm lục địa; (4) Đá Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập không có EEZ và thềm lục địa; (5) Trung Quốc ngăn cản trái phép ngư dân Philippines thực hiện các hoạt động đánh cá truyền thống ở Scarbogough; (6) Trung Quốc vi phạm các nghĩa vụ theo Công ước Luật biển về bảo vệ, bảo tồn môi trường biển ở Scarbogough và (7) Trung Quốc vi phạm các nghĩa vụ theo Công ước Luật biển do để tàu thực thi pháp luật một cách nguy hiểm, gây nguy cơ va chạm với tàu thuyền của Philippin xung quanh Scarborough.

Đây là những vấn đề mà Tòa có thẩm quyền do không liên quan đến tranh chấp về chủ quyền cũng như phân định biển.

Còn 7 vấn đề mà PCA sẽ phán quyết thì sao, thưa ông?

-PCA sẽ tập trung phán quyết 7 vấn đề sau: (1) Các vùng biển mà Trung Quốc chiếm được ở Biển Đông không được vượt quá phạm vi vào Công ước Luật biển cho phép; (2) Các yêu sách của Trung Quốc về quyền chủ quyền, quyền tài phán, “các quyền lịch sử” ở Biển Đông trong phạm vi đường yêu sách 9 đoạn trái với Công ước; (3) Bãi Vành Khăn và Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam-PV) là một phần của vùng ĐQKT và TLĐ như tuyên bố và đòi hỏi của Philippines; 

(4) Trung Quốc can thiệp một cách trái phép việc Philippines thực hiện quyền chủ quyền đối với vùng ĐQKT và TLĐ của mình; (5) Trung Quốc không ngăn cản công dân và tàu thuyền Philippines khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng ĐQKT của Philippines; (6) Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng tại Vành Khăn vi phạm  Công ước liên quan đến đảo nhân tạo và nghĩa vụ bảo tồn môi trường biển; (7) Sau khi có vụ kiện Trung Quốc đã mở rộng tranh chấp.

Còn 1 vấn đề Tòa Trọng tài yêu cầu Philippines thu hẹp nội dung là việc Philippines yêu cầu Trung Quôc không có thêm các hoạt động bất hợp pháp để Tòa xem xét thực chất sau.

Ông có thể cho biết thực chất tranh tụng diễn ra như thế nào và tác động của vụ kiện sẽ ảnh hưởng ra sao đến những vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam chúng ta?

-Có thể nói phiên tranh tụng về thực chất của Vụ  kiện đã diễn ra Từ 23 đến 31/11/2015. Có 7 nước tham gia với tư cách quan sát viên: Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản (đã tham gia Phiên đầu), Singapore, Úc (tham gia Phiên 2). 

Tiếp đến ngày 1/4/2016, Tòa đề nghị Philippines và Trung Quốc bình luận về 3 tài liệu của Đài Loan và 1 của Trung Quốc mới đưa ra và 60 tài liệu từ Hồ sơ cơ quan Thủy văn của Anh liên quan đến các cấu trúc địa lý ở Trường Sa. 

Ngày 29/4/2016, Philippines gửi lập luận của Manila cho Tòa về nhóm hai tài liệu này. (đảo Đài Loan cũng đã yêu cầu Tòa xem xét lợi ích của Đài Loan: Ba Bình (thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện do quân đội Đài Loan chiếm đóng trái phép) có vùng ĐQKT và TLĐ, có ý trì hoãn Tòa ra phán quyết và muốn tham gia dưới danh nghĩa Hiệp hội Luật pháp quốc tế Đài Loan).

Còn tác động của vụ kiện, có thể khẳng định, sẽ mở ra cục diện pháp lý mới trên Biển Đông, mở ra khả năng giải quyết các tranh chấp bằng cơ chế tài phán quốc tế (Trung Quôc chỉ muốn đàm phán song phương với từng nước). Bản án có tính chất tối hậu thư và không được kháng cáo. Trung Quốc buộc phải chấp hành mặc dù từ chối tham gia vụ kiện. Trung Quốc sẽ mất uy tín trên trường quốc tế nếu bất chấp phán quyết của Tòa.

Kết quả của vụ kiện ảnh hưởng tới Việt Nam và các nước xung quanh Biển Đông, đặc biệt là về tuyên bố đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc. Về mặt pháp lý, kết quả vụ kiện chỉ ràng buộc giữa Philippines và Trung Quốc nhưng nội dung của phán quyết vẫn có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông.

                                                                 Diễn biến vụ kiện

-20/8/2013, Tòa Trọng tài đưa ra án lệnh số 1 thông qua Quy tắc tố tụng của vụ kiện.

-27/8/2013, Tòa Trọng tài đưa ra án lệnh số 2: 30/3/2014 Philippines phải  nộp bản lập luận.

-16/12/2014 Trung Quốc phải nộp bản phản biện.

-28/2/2014, Philippines đề nghị Tòa cho phép sửa đổi lại nội dung Thông báo và tuyên bố khởi kiện, bổ sung thêm bãi Cỏ Mây và nội dung vụ kiện. Ngày 11/3/2014, Tòa đồng ý.

-30/3/2014, Philippines đã đệ trình Hồ sơ gồm 4.000 trang tài liệu cho Tòa.

-20/4/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan gửi Công hàm cho Tòa đề nghị Tòa cung cấp bản sao các văn bản tố tụng và các tài liệu có liên quan khác,

-24/4/2014, Tòa cung cấp các tài liệu liên quan trong đó có Bản lập luận của Philippines.

-30/7/2014, Philippines gửi Công hàm cho Tòa đề nghị quan tâm việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa.

-5/12/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa Tuyên bố về lập trường của Việt Nam đối với vụ kiện: Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; đề nghị Tòa quan tâm lợi ích pháp lý của Việt Nam.

-7/12/2014, TQ công bố Văn kiện lập trường về vấn đề thẩm quyền của Tòa; khẳng định Tòa không có thẩm quyền. 

-16/12/2014, Tòa xác nhận Trung Quốc không đệ trình văn bản Phản biện; ra Án lệnh số 3 y/c Philippines cung cấp bổ sung lập luận trước ngày 15/3/2015.

-16/3/2015, Phil đệ trình Bản lập luận bổ sung, trả lời 26 câu hỏi của Tòa, gồm 12 chương với 3.000 trang, trong đó có 200 bản đồ.

-21/4/2015, Tòa ra Án lệnh số 4, chia vụ kiện làm 2 giai đoạn (xem xét thẩm quyền và xem xét nội dung thực chất).

-22/4/2015, Tòa ghi nhận Việt Nam đã gửi tuyên bố đến Tòa và Philippimes đã đưa Tuyên bố của Việt Nam vào Phụ lục số 468 trong lập luận bổ sung.

-11/6/2015, Đại sứ quán Malaysia tại Hà Lan cho rằng lợi ích của Malaysia bị ảnh hưởng, đề nghị Tòa cung cấp các bản sao hồ sơ và tham dự tranh tụng với tư cách quan sát viên.

 -26/6 và 29/6/2015, ĐSQ Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia đề nghị tham dự với tư cách QSV và được chấp nhận.

Phiên tranh tụng về thẩm quyền từ 7 đến 14/7/2015 tại cung điện Hòa Bình, trụ sở của ICJ và PCA. Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái và Nhật Bản dự (vai trò quan sát viên)


                                                                                                                                            (còn nữa)