Phe ôn hòa tại Trung Quốc: Đã đến lúc Bắc Kinh phải thay đổi chính sách Biển Đông

VietTimes -- Gần đây tranh chấp Biển Đông đã gây chú ý cho cộng đồng quốc tế. Vừa qua, báo Mỹ tiết lộ, cấp cao Trung Quốc có 3 phe phái trong vấn đề Biển Đông, gồm phe thực tế, phe cứng rắn và phe ôn hòa.Thế chân vạc
Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc.

Báo Mỹ chỉ ra 3 phe phái trong chính trường Trung Quốc

Tờ Foreign Policy Mỹ ngày 23/6 đăng bài viết "Đấu tranh trong nội bộ Trung Quốc liên quan đến Biển Đông" cho rằng các quan chức Bắc Kinh mặc dù nhiều lần nhấn mạnh (điều vô lý) các đảo đá ở Biển Đông "từ xưa đã là lãnh thổ Trung Quốc", các hành động ở Biển Đông được ngụy biện là những "biện pháp hợp pháp bảo vệ chủ quyền", nhưng Trung Quốc hoàn toàn không hiểu rõ họ muốn đạt được cái gì từ Biển Đông.

Các nhà phân tích và xây dựng chính sách Bắc Kinh chủ yếu phân thành 3 phe phái: phe thực tế, phe cứng rắn và phe ôn hòa.

Phe thực tế

Phe thực tế cho rằng chính sách Biển Đông hiện nay là "hợp lý", không cần thay đổi. Họ thừa nhận danh dự quốc tế của Trung Quốc bị tổn hại (nghiêm trọng), nhưng họ cho rằng sự hiện diện thực tế và khả năng đạt được lợi ích vật chất của Trung Quốc trên quốc tế quan trọng hơn so với hình tượng quốc tế.

Phe cứng rắn

Phe cứng rắn cho rằng Trung Quốc cần tăng cường hiện diện (bất hợp pháp) ở 7 thực thể của quần đảo Trường Sa ( thuộc chủ quyền của Việt Nam), đồng thời ủng hộ mở rộng lãnh thổ và thực lực quân sự (bất hợp pháp) ở Biển Đông, bao gồm xây dựng đảo đá thành các căn cứ quân sự nhỏ, "chinh phục" (xâm chiếm) phần lớn đảo đá do nước khác kiểm soát.

Phe ôn hòa

Phe ôn hòa cho rằng Trung Quốc đã đến lúc thay đổi chính sách Biển Đông, hiện nay tính mơ hồ và ý đồ chiến lược liên quan đến yêu sách lãnh thổ và hoạch định chiến lược của Bắc Kinh làm cho thế giới lo sợ và không tin Trung Quốc. 

Họ cho rằng các hành động cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông đẩy họ về mặt đối lập với các nước Đông Nam Á và Mỹ.

Bài viết cho rằng Mỹ và ASEAN cần tạo điều kiện có lợi cho chính sách của Bắc Kinh hướng theo hòa giải và hợp tác hơn, nâng cao tầm quan trọng của phe ôn hòa trong các quyết sách.

Các lực lượng quân sự, hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam hồi tháng 5/2014.

Trong ba phe phái trên chỉ có phe cứng rắn kiên quyết tìm kiếm bá quyền quân sự, nếu các quan chức Mỹ đơn giản cho rằng loại quan điểm này là quốc sách của Trung Quốc, có thể sẽ gây trở ngại cho trao đổi giữa hai bên.

Từng chủ ý gấy chuyện phá rối Biển Đông?

Trước đây có bài báo cho rằng các hành động (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông như tiến hành khai thác dầu mỏ, xây dựng đường băng máy bay đã bắt chước cách làm của phe cứng rắn trong Quân đội Trung Quốc do Giang Trạch Dân chủ trương.  Trong phe này có Lương Quang Liệt, Quách Bá Hùng.

Vụ giàn khoan Trung Quốc xâm phạm Việt Nam

Trong các vấn đề quốc tế liên quan đến tranh chấp chủ quyền trước đây cũng tồn tại bất đồng trong cấp cao Trung Nam Hải, hai phe Giang Trạch Dân - Tập Cận Bình đã đấu đá kịch liệt với nhau, chẳng hạn sự kiện giàn khoan 981 trong năm 2014.

Ngày 9/5/2014, giàn khoan 981 của tập đoàn CNOOC tiến vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam tiến hành "khoan thăm dò" phi pháp, sau đó mâu thuẫn giữa Trung-Việt bùng phát lớn.
 
Ngày 17/5/2014, phóng viên NHK Nhật Bản viết rằng "Do gần đây ông Tập Cận Bình có động thái lấn át ông Giang Trạch Dân, nên để ông Tập không rảnh quan tâm đến mình và mặc cả trong vấn đề công bố vụ án Chu Vĩnh Khang, ông Giang Trạch Dân đã điều giàn khoan dầu mỏ khổng lồ đến vùng biển tranh chấp (vùng biển Việt Nam), dẫn tới Việt Nam phản đối mạnh mẽ". 

Cùng ngày, trên Twitter của phóng viên này tiếp tục viết rằng giàn khoan dầu mỏ khổng lồ này không phải do nhà cầm quyền điều đi.

Tập đoàn CNOOC được coi là ông trùm hậu trường của "phe dầu mỏ", địa bàn của Tăng Khánh Hồng - nhân vật số 2 của phe Giang Trạch Dân.

Ngày 16/7/2014, báo chí Trung Quốc cho biết, giàn khoan 981 của CNOOC đột ngột kết thúc hoạt động (bất hợp pháp) ở vùng biển đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam), chuyển đến vùng biển Lăng Thủy, Hải Nam. 

Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ trên Biển Đông. Ảnh: Sina

Điều đáng chú ý là, việc giàn khoan 981 rút đi sau khi Từ Tài Hậu, thân tín của ông Giang Trạch Dân ngã ngựa được hai tuần, tức là vào ngày 30/6/2014.

Đầu tháng 6/2016, khi tham dự Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ vòng thứ 8, ông Tập Cận Bình khuyến nghị Trung Quốc và Mỹ cần kiên trì nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng; "đề phòng mây giăng che mắt, tránh phán đoán nhầm chiến lược".

Thông tin trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo, giúp dư luận có thêm được các dữ liệu, phân tích, góc nhìn đa chiều để so sánh, đối chiếu và nhìn nhận về các sự kiện quan trọng liên quan đến vấn về an ninh, ổn định tại khu vực.

  Mời độc giả tham khảo loạt bài viết về chính trường Trung Quốc của tác giả Lê Thọ Bình


Bài 1: Chính trường Trung Quốc: Ai sẽ kế nhiệm ông Tập Cận Bình?


Bài 2: Nhân sự Thường vụ khóa 19 Đảng Cộng Sản Trung Quốc: Những diễn biến mới khó lường

Bài 3: Chính trường Trung Quốc: “Hoàng hôn” của phái Đoàn thanh niên đã đến?

Bài 4: Chính trường Trung Quốc: Hồ Xuân Hoa sẽ kế nhiệm Tập Cận Bình?

Bài 5: Chính trường Trung Quốc: Đã tới hồi “giương cung, tuốt kiếm”?