Phát huy kinh nghiệm Việt Nam, Nga bao phủ Syria bằng mái vòm vô hình tác chiến điện tử

VietTimes -- Hệ thống phòng không truyền thống, vang danh của Liên Xô và được Việt Nam mang lại vinh quang, được triển khai chiến đấu ở Syria. Những sơ đồ chiến thuật được Liên Xô thiết kế, kết hợp với kinh nghiệm tác chiến của phòng không Việt Nam sẽ phối hợp với khí tài tác chiến điện tử mới nhất (EW).
Hệ thống tác chiến điện tử Nga trên chiến trường Syria. Ảnh minh họa: E-News.
Hệ thống tác chiến điện tử Nga trên chiến trường Syria. Ảnh minh họa: E-News.

Cố vấn phó tổng giám đốc thứ nhất của tập đoàn “Công nghệ vô tuyến điện từ” KRET Vladimir Mikheev trong cuộc phỏng vấn với tạp chí “Tiêu chuẩn quân đội” cho biết về hướng phát triển tiếp theo của phòng không Nga ở Syria.

Trong cuộc phỏng vấn, ông nhấn mạnh rằng, các bộ khí tài tác chiến điện tử EW Nga đã tham chiến trên ở Syria trong hơn 3 năm. Lực lượng phòng không viễn chinh này sẽ được tăng cường. Cùng với hệ thống phòng không S-300 tiên tiến, các hệ thống tác chiến điện tử được chuyển đến khu vực, có khả năng chế áp truyền thông vô tuyến VHF.

chuyên gia KRET giải thích: "Tính năng kỹ chiến thuật này sẽ tự động chiếm quyền kiểm soát các phương tiện bay thâm nhập vào không phận Syria. Nó có khả năng kiểm soát mọi loại vũ khí trang bị trong mọi môi trường tác chiến – trên không, trên đất liền, trên biển". 

Chuyên gia tác chiến điện tử Nga cho biết, kẻ thù của nước Nga trong khu vực sẽ phải đối phó với thực tế là một môi trường tác chiến đầy sương mù, các radar không làm việc, hệ thống thông tin liên lạc và điều hành tác chiến bị cắt đứt hoàn toàn, các hệ thống dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh, truyền thông chiến thuật đều bị chế áp tuyệt đối.

Các hệ thống tác chiến điện tử không chỉ chế áp các máy bay trinh sát đường không. EW Nga sẽ chế áp các loại vũ khí mà không quân mang theo hoặc bay độc lập, bất kể số lượng và quỹ đạo đường đạn. Hệ thống tác chiến điện tử có sự chú trọng đặc biệt vào bom có điều khiển và các loại tên lửa thông minh, các máy bay không người lái tấn công và sẽ phá hủy các phương tiện này đầu tiên.

Theo chuyên gia, không phận Syria đã hoàn toàn bị phong tỏa đối với các phương tiện bay thù địch. Trên lãnh thổ Syria là hệ thống phòng không Liên Xô – Việt Nam, được phát triển trên một tầm cao mới hoàn toàn với sự tăng cường hệ thống tác chiến điện tử siêu mạnh và hệ thống nhất thể hóa, tự động điều hành tác chiến. Cho đến nay, hệ thống phòng không Việt Nam – Liên Xô từng được thừa nhận là tốt nhất thế giới.

Vladimir Mikheev cho biết, hệ thống phòng không Syria là một trường tác chiến điện tử không giới hạn độ cao, hệ thống pháo – tên lửa tầm gần, hệ thống tên lửa tầm trung, các tổ hợp tên lửa tầm xa và hệ thống bảo vệ các tổ hợp tên lửa tầm cận gần. Ngoài ra còn có trung đoàn không quân tiêm kích phòng không.

Trên chiến trường Syria, các tổ hợp trinh sát – chế áp hỏa lực đối phương đang trực sẵn sàng chiến đấu. Tính năng đặc biệt của tổ hợp khí tài tác chiến điện tử này là, khi các máy bay nguy cơ tiềm năng của đối phương đang lăn bánh, hệ thống tác chiến điện tử này tự động xác định đây là mục tiêu và đánh số thứ tự, chuyển thông tin sang hệ thống chỉ huy -điều hành tác chiến, từ đó lên phương án đánh trả hợp lý nhất.

Xác định tính năng kỹ chiến thuật mục tiêu và khả năng tác chiến, mục tiêu được thiết lập trên bản đồ kỹ thuật số, hệ thống phòng không được tự động nâng trạng thái sẵn sàng chiến đấu lên toàn bộ. Đồng thời, hệ thống tác chiến điện tử bắt đầu chuẩn bị tấn công chế áp.

Các chuyện gia quân sự Nga hiểu rất rõ, các đối thủ nước ngoài bắt đầu tìm cách tấn công tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các phương tiện tác chiến điện tử Nga và nước Nga đã sẵn sàng cho một khái niệm chiến tranh mới, chiến tranh điện tử.

Vladimir Mikheev nhận xét, trong những năm gần đây, nước Nga phải đối mặt với sự phát triển không ngừng, áp sát biên giới Nga về các phương tiện tấn công có độ chính xác cao, khả năng hủy diệt lớn và chiến tranh điện tử. Nga phát triển mạnh các phương tiện tác chiến điện tử như một giải pháp phi đối xứng, vô hiệu hóa sức mạnh quân sự tiềm tàng của phương Tây.

Nguyên nhân nằm trong vấn đề các quốc gia phương Tây đang cố đẩy mạnh vũ khí tiến công mà bỏ qua vũ khí phòng thủ. Kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam cho thấy, dù lực lượng tấn công có sức mạnh bao nhiêu, nhưng khi lực lượng phòng ngự, dù yếu kém đã tìm ra yếu điểm và tấn công mạnh vào đó, sức mạnh tấn công đương nhiên thất bại.

Sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ chủ yếu tiến hành các cuộc chiến tranh với các nước yếu, vũ khí trang bị hiện đại có giới hạn và Mỹ không cần thiết phải phát triển mạnh công nghệ tác chiến điện tử. Nga cùng học thuyết chiến tranh phòng ngự, đối mặt với sức mạnh của hàng chục quốc gia tiên tiến, buộc phải phát triển hết sức mình, đòi hỏi rất cao trong tương lai lĩnh vực tác chiến điện tử.

Không chờ đợi cuộc đối đầu bùng phát, tác chiến điện tử Nga có thể khiến đối phương kinh hoàng về những khả năng chưa từng có. Tất cả các hệ thống tác chiến điện tử Nga, trên không, trên biển và trên đất liền, đều được phát triển bằng công nghệ kỹ thuật số độc lập.

Với Nga, tác chiến điện tử đã thực sự trở thành vũ khí phòng ngự với ưu thế rất lớn. Mục đích của các phương tiện tác chiến điện tử Nga là loại bỏ hiệu quả tác chiến của đối phương hiện tại và tương lai. Ví dụ như một số hệ thống điện tử có thể tác động lên cơ sở dữ liệu của các vũ khí thông minh đối phương. Biến các loại vũ khí này trở thành vũ khí thông thường và bị vô hiệu hóa.

Hiện nay, lực lượng tác chiến điện tử Nga ở Syria có hình thái chiến đấu khó ngăn chặn như cung cấp các tọa độ giả, chế áp và thay đổi hệ thống định vị vệ tinh mà không có nó, các tên lửa không thể tự định vị vị trí. Những thông tin làm rối loạn hệ thống điều khiển trang thiết bị, khiến đầu tự dẫn thông minh rối loạn, lệch hướng khỏi mục tiêu và rơi hoặc thực hiện giải pháp “tự hủy”. Thậm chí có thể thay đổi thông tin bằng cách đưa tọa độ và hình ảnh của các mục tiêu đối phương, ngăn chặn kế hoạch tấn công của đối phương vào các mục tiêu trong vùng chiến đấu của các lực lượng đồng minh như Syria – Iran.