Phần 3: Thế tiến thoái lưỡng nan của ông Trump

VietTimes – Tất cả người dân Mỹ đang tự hỏi: bạo loạn, đại dịch và kinh tế sẽ hiệp lực để bầu hay phế đương kim tổng thống vào tháng 11 tới đây?
 Người dân Mỹ tiếp tục đổ ra đường biểu tình trong suốt hai tuần qua. Ảnh: AP
Người dân Mỹ tiếp tục đổ ra đường biểu tình trong suốt hai tuần qua. Ảnh: AP

Phần 1: Cảnh đốt phá ở Mỹ - Phiên bản 2020
Phần 2: Những điều chưa từng thấy trong làn sóng biểu tình ở Mỹ

Điều động quân đội

Với mức độ bạo lực trong các cuộc biểu tình nhân danh cái chết của Floyd, đã có nhiều lời kêu gọi kích hoạt Vệ binh Quốc gia, và thậm chí cả Quân đội Hoa Kỳ để giành lại quyền kiểm soát các cuộc bạo loạn. Vấn đề là ở đây là: cảnh sát ở nhiều thành phố không có đủ khả năng quản lý các cuộc biểu tình, và hậu quả là bạo lực xảy ra.

Các thống đốc và thị trưởng đã ứng phó chậm trễ với các cuộc biểu tình khi bạo loạn nổ ra. Cuối cùng, các chính quyền tiểu bang đã kêu gọi triển khai Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ cho cảnh sát. Trong nhiều trường hợp, Vệ binh Quốc gia không có đủ lực lượng để ứng cứu khiến mọi việc càng trầm trọng hơn.

Tin nóng: Thị trưởng Washington Bowser đã tuyên bố từ chối trả tiền chi phí khách sạn cho các binh sĩ Vệ binh Quốc gia được điều động về bảo vệ thành phố khỏi những kẻ bạo loạn. Tổng thống Trump đã can thiệp và xử lý sự việc.

Một nhóm cực đoan tham gia biểu tình (Ảnh: NYT)
Một nhóm cực đoan tham gia biểu tình (Ảnh: NYT)

Tổng thống đã quyết định gây sức ép với các chính quyền tiểu bang, yêu cầu họ có lập trường cứng rắn hơn trước những kẻ bạo loạn. Đảng Dân chủ ngay lập tức tuyên bố ông Trump đang tấn công người da màu vô tội (và những người khác).

Ông Trump tái khẳng định quan điểm và đe dọa sẽ điều động Vệ binh quốc gia trên phạm vi toàn quốc và triển khai hoạt động chính quy của Quân đội Mỹ.

Ông Trump đang ở trong thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu ông đáp trả bạo động bằng sức mạnh quân sự thì ông sẽ bị buộc tội kích động bạo lực. Nếu ông kìm chế thì ông sẽ bị buộc tội để mặc cho những kẻ bạo loạn làm càn.

Tình hình rất bế tắc. Khó khăn lúc này của ông Trump là ông đang phải nỗ lực để lấy lại niềm tin của cộng đồng người da màu, còn phe Dân chủ thì sẽ làm mọi cách để phá.

Phải làm gì để đối phó?

Trong khi những người biểu tình hướng sự tức giận của họ vào sự tàn bạo của cảnh sát thì trên thực tế, vấn đề bao trùm rộng lớn hơn nhiều trong cuộc chơi này là: Người da màu phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc trong gần như mọi khía cạnh của cuộc sống.

Người da màu muốn công lý, bình đẳng, tôn trọng và trân trọng, tương tự như những điều mà những người khác được nhận. Trong khi các phản ứng về phân biệt chủng tộc đã phần nào thành công thì vẫn còn rất nhiều việc khác cần được xử lý.

Một vấn đề cần cân nhắc: Sau các cuộc bạo loạn ở các thành phố khắp nước Mỹ năm 1960, Ủy ban Kerner được thành lập vào năm 1968 để tìm hiểu nguyên nhân của các cuộc bạo loạn này và xác định những việc cần làm. Sau 50 năm, phân biệt chủng tộc vẫn là một vấn đề.

Hầu hết các thành phố đã thực hiện một số phiên bản tùy ứng của các chính sách và hành động sau đây trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các tiểu bang do người của phe Dân chủ lãnh đạo.

Các sở cảnh sát trên cả nước tuyển đã thêm nhiều sỹ quan và nhân viên từ các nhóm thiểu số, trong đó có người da màu. Các vị trí “cấp cao” do sỹ quan thuộc các nhóm thiểu số nắm giữ đã gia tăng.

Các đơn vị thực hiện các chương trình tập huấn, đào tạo để giúp cảnh sát giảm tình huống bạo lực có thể xảy ra, yêu cầu nhân viên tham gia vào các lớp học quản lý sự tức giận, thúc đẩy tôn trọng sự đa dạng…

Cảnh sát chuyển các hoạt động tập trung đến các khu dân cư để các sĩ quan phối hợp chặt chẽ với người dân địa phương. Các bộ phận chịu trách nhiệm về sự cố bạo lực liên quan đến cảnh sát sử dụng đánh giá độc lập. Ban giám sát dân sự thực hiện giám sát các sở cảnh sát.

Dưới thời tổng thống Obama, các sở cảnh sát đã được đánh giá để xem liệu họ có vi phạm quyền dân sự hay không, và nếu có, tòa án sẽ yêu cầu các sở cảnh sát phải khắc phục thiếu sót.

Chính quyền các thành phố thuộc phe Dân chủ thường bị công đoàn cảnh sát và hiệp hội sỹ quan cảnh sát cáo buộc không hỗ trợ họ. Chính quyền đối xử với cảnh sát như thể kẻ thù, còn không bằng cách họ đối xử với tội phạm.

Tại thành phố New York, thị trưởng De Blasio không được lòng dân đến nỗi nhiều cảnh sát, khi tham dự một đám tang, đã quay lưng lại với ông để phản đối. Trong các cuộc biểu tình phản đối cái chết của Floyd, hàng ngàn người biểu tình đã la ó phản đối ông De Blasio khi ông này cố gắng biện minh cho hành động của mình. Ngay cả thống đốc đảng Dân chủ của tiểu bang New York cũng nói rằng ông có thể sa thải ông De Blasio.

Khi chính quyền không ủng hộ cảnh sát, họ có xu hướng không thực thi luật nếu họ nghĩ rằng điều đó sẽ có thể gây hậu họa cho họ. Việc thiếu thực thi luật như thế này được gọi là “hiệu ứng Ferguson”, được đặt tên theo những cuộc bạo loạn ở Feguson. Hậu quả của việc này là tội phạm gia tăng.

Một phần của vấn đề chính là công đoàn cảnh sát. Công đoàn đứng ra bảo vệ những cảnh sát vi phạm kỷ luật có hành vi tàn bạo. Không ai giải thích được việc này bởi phe Dân chủ vốn có truyền thống liên minh với công đoàn.

Những nỗ lực mới nhất để giải quyết “vấn đề này”, duy nhất tại các thành phố do phe dân Dủ cầm quyền hiện giờ là kêu gọi “cắt ngân sách” của cảnh sát và tinh giản bộ máy của các sở cảnh sát. Đảng Dân chủ xã hội Hoa Kỳ, một đảng chính trị với đại diện quen thuộc là ông Bernie Sanders, người đã hai lần thất bại trong cuộc đua giành chiếc ghế tổng thống đã xác định và đề xuất việc này từ lâu trước khi nổ ra biểu tình.

Họ cũng muốn “bãi bỏ” Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE). Những thành viên có tư tưởng cấp tiến của đảng Dân chủ hiện đang tham gia kêu gọi giảm sự hiện diện của cảnh sát.

Báo Washington Post lên tiếng ủng hộ, kêu gọi hủy bỏ tất cả các chương trình truyền hình của cảnh sát; bởi cho rằng các chương trình này khiến người xem hiểu không đúng về cảnh sát.

Các quan chức Dân chủ tin rằng nếu họ chi nhiều tiền hơn vào các khu dân cư thì họ có thể không cần đến cảnh sát. Ôi trời!

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc cắt giảm lực lượng cảnh sát thực sự ảnh hưởng đến các khu dân cư của người da màu nhiều hơn các khu khác. Đây chính là nơi bọn tội phạm rình rập các nạn nhân. Hiệu ứng Ferguson đã xác nhận điều này.

Cảnh sát trấn áp người biểu tình (Ảnh: Reuter)
Cảnh sát trấn áp người biểu tình (Ảnh: Reuter)

Bất chấp những lời chỉ trích nặng nề của phe Dân chủ, Tổng thống Trump đã giải quyết các vấn đề lớn hơn của nạn phân biệt chủng tộc trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình. Ông đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ cảnh sát, quân đội và cựu chiến binh, và chính sách của ông là không đối đầu với họ.

Ông Trump đã tài trợ cho chương trình phát triển cộng đồng có tên gọi Chương trình “Khu vực cơ hội” (“Opportunity Zone program”) rót 75 tỷ đô la tiền từ ngân sách đầu tư tư nhân cho các khu dân cư nghèo, phần nhiều là nơi người da màu sinh sống. Ông đã thúc đẩy cải cách tư pháp hình sự từ đó cải cách công tác tuyên án – điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người da màu.

Ông đã thiết lập một chương trình để giúp các cựu tù nhân tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt giúp họ tìm kiếm việc làm. Ông đã giải cứu 107 trường đại học và cao đẳng có lịch sử lâu đời của người da màu khỏi bị đóng cửa bằng cách phân bổ 250 triệu đô la cho các hoạt động của họ.

Ông thiết lập các chương trình cai nghiện để giải quyết vấn nạn này trong cộng đồng người da màu. Và ông đã tiếp sức cho các chương trình của các trường bán công, cho phép phụ huynh chuyển con cái họ ra khỏi các trường công lập quản lý yếu kém để nhập học tại trường tư.

Liên quan đến các cuộc biểu tình này, Tổng thống đã ngay lập tức ra lệnh cho Bộ Tư pháp mở cuộc điều tra dân quyền đối với bốn sĩ quan cảnh sát đã sát hại Floyd. Điều này cho phép chính phủ liên bang bổ sung thêm các cáo buộc khác đối với bốn sĩ quan cảnh sát.

Ông Trump cũng đặt nhu cầu chăm sóc y tế cho người da màu trong đại dịch Covid-19 là ưu tiên hàng đầu của chính quyền liên bang.

Phải chờ đến vài năm nữa chúng ta mới có thể có câu trả lời xem cách tiếp cận nào tốt hơn: sự trả đũa của đảng Dân chủ đối với cảnh sát hay chương trình đa phương diện của Tổng thống Trump giúp cải thiện cuộc sống của người da màu.

Triển vọng cho tương lai

Tất cả người dân Mỹ đang tự hỏi: bạo loạn, đại dịch và kinh tế sẽ hiệp lực để bầu hay phế đương kim tổng thống vào tháng 11 tới đây.

Trước hết, hầu hết cảnh sát không phải “kẻ xấu”. Trong các cuộc bạo loạn ở Ferguson, Đại úy Ron Johnson thuộc Lực lượng tuần tra cao tốc tiểu bang Missouri, khi phải đối mặt với những người biểu tình bạo lực, đã cởi mũ bảo hiểm và áo giáp bảo vệ, tiến thằng vào giữa cuộc xung đột, và khiến những kẻ nổi loạn phải “lùi bước”.

Các cuộc bạo loạn đang nguội dần, nhường chỗ cho các cuộc biểu tình ôn hòa, vì vậy sẽ không cần điều động quân đội nữa. Đại dịch dường như đã bị lãng quên, ít nhất là ở thời điểm này, nhưng nguy cơ bùng phát trở lại rất lớn sau biểu tình và mở lại kinh tế.

Vừa mới đây, nền kinh tế Mỹ dã ghi nhận một trong những mức tăng trưởng cao nhất trong lịch sử, việc làm tăng, thất nghiệp giảm và thị trường chứng khoán phục hồi. Dưới thời của Tổng thống Trump, người da màu có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong lịch sử. Tất cả những điều này là tin tốt lành cho ông Trump, cho nhiều người dân Mỹ, và cả người Mỹ gốc Phi.

Đối thủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông Joe Biden và đảng Dân chủ đã áp dụng chiến lược tấn công tất cả mọi động thái của ông Trump: nào là ông Trump đã hành động quá vội vàng hoặc quá chậm chạp; lẽ ra ông ấy đã phải làm nhiều hơn hoặc chỉ nên làm ít hơn; ông ấy là một kẻ độc tài; ông ấy cần phải làm đúng chức năng vai trò lãnh đạo; hoặc ông ấy ủy thác quá nhiều trách nhiệm cho các tiểu bang và thành phố.

Dường như điểm đặc biệt dễ tổn thương nhất của ông Trump là việc điều động quân đội trấn áp bạo loạn khi phe Dân chủ vẫn bang quan. Hành động này của ông rơi đúng vào kịch bản tuyên truyền của phe này về một chế độ độc tài mang tên Trump.

Thị trường DC cho sơn vàng dòng chữ Black Lives Matter (Mạng sống của người da đen cũng quan trọng) lên các tuyến phố dẫn đến Nhà Trắng (Ảnh: AFP)
Thị trường DC cho sơn vàng dòng chữ Black Lives Matter (Mạng sống của người da đen cũng quan trọng) lên các tuyến phố dẫn đến Nhà Trắng (Ảnh: AFP)

Đảng Dân chủ hầu như đã không làm gì nhiều để thúc đẩy các chương trình cực tả của mình kể từ khi ông Biden trở thành ứng cử viên được chọn. Những chương trình mà họ đã đề xuất trong chính sách liên quan đến bạo loạn đều vẫn “án binh bất động”: cắt giảm ngân sách của cảnh sát, nhập cư và bảo vệ biên giới, và quân đội.

Mọi thứ có thể đang thay đổi đối với đảng Dân chủ. Ông Shaun King, một trong những người lãnh đạo Black Lives Matter, đã khiến các nhà quan sát chính trị choáng váng khi ông bình luận với 1 triệu người theo dõi tài khoản trên Twitter của mình như thế này: “Đảng Dân chủ từ trên xuống dưới, đang điều hành các thành phố để xảy ra sự tàn bạo của cảnh sát bằng những chính sách tồi tệ nhất ở Mỹ.”.

Bỏ phiếu cho đảng Dân chủ và coi đó là giải pháp thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì.

Vì vậy, vẫn như mọi khi, khả năng tái đắc cử của đương kim Tổng thống phụ thuộc vào sự phục hồi của nước Mỹ sau đại dịch và đóng cửa kinh tế.

Mọi thứ đều có thể đổi chiều./.