Phần 2: Thế lực nào gây ra Thế chiến II? (Phần cuối)

VietTimes -- Trong bối cảnh thế giới tưởng niệm 80 năm bùng phát Thế chiến II (1/9/1939-1/9/2019), đang có những tranh cãi về vai trò của các quốc gia trong việc tiêu diệt chế độ phát xít, cũng như thế lực thực sự gây ra Thế chiến II. Đại tá Lê Thế Mẫu đã có bài viết gửi riêng cho VietTimes đề cập đến vấn đề này.

Phát xít Đức tiến công Liên Xô theo lệnh của Mỹ

Để làm suy yếu Liên Xô, Mỹ cần phải nhanh chóng phát động cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào Liên Xô để phá hoại kế hoạch công nghiệp hóa của Stalin và đưa Liên Xô trở lại tình trạng công nghiệp năm 1925. Bản chất của kế hoạch tiến công chớp nhoáng của Đức là đưa quân đội chiếm đóng toàn bộ phần phía tây của Liên Xô, kéo dài tới dãy Uran, loại bỏ khoảng 80% tiềm lực công nghiệp của Liên Xô. Nghĩa là, sau khi quân Đức chiếm đóng phần lãnh thổ phía tây của Liên Xô, tiềm lực công nghiệp của Liên Xô giảm 4,5 lần và phải quay về tình trạng năm 1925 trước khi thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Trong khi đó, tướng Đức Manstein cho biết, trước tháng 3/1939, Bộ tư lệnh tối cao Đức chưa có kế hoạch triển khai chiến lược để tấn công Ba Lan [13]. Chính Hitler trong năm 1937 đã lên kế hoạch bắt đầu các cuộc chinh phạt quy mô lớn ở Châu Âu chỉ vào năm 1943, chứ không phải vào năm 1939 [14]. Như vậy, Hitler cũng chưa có kế hoạch tấn công Liên Xô vào năm 1941.

Kết quả nghiên cứu của các nhà lịch sử S. Mitchell và D. Mueller chứng tỏ, mãi tới tháng 03/1941, Tổng tư lệnh quân đội Đức, Thống chế Keitel, mới được biết kế hoạch của Hitler tấn công Liên Xô, nghĩa là chỉ 3 tháng trước khi nổ ra cuộc chiến với Liên Xô. Với thời gian 3 tháng không thể nào chuẩn bị kịp cho một chiến dịch chiến lược quy mô lớn như vậy. Sau khi biết được kế hoạch này, Thống chế  Keitel viết bản báo cáo nêu rõ những luận cứ của ông phản đối kế hoạch này và đến gặp Hitler. Keitel và Hitler đã tranh luận gay gắt. Do không thuyết phục được Hitler chưa nên vội phát động chiến tranh, Keitel đã đệ đơn xin từ chức. Hitler kiên quyết phản đối quyết định từ chức của Keitel và yêu cầu ông ta phải chấp hành vô điều kiện.

Cùng với Keitel còn có nhiều tướng lĩnh của Đức phản đối kế hoạch chiến tranh với Liên Xô, trong đó Thống chế Leeb - Tư lệnh quân đội Đức ở Đông Phổ, về sau là Tư lệnh tập đoàn quân Phương Bắc của Hitler; thống chế Bock, Tư lệnh quân đội Đức ở Ba Lan, về sau là Tư lệnh Tập đoàn quân Trung tâm; Trung tướng Thomas, Cục trưởng Cục kinh tế của Đức quốc xã [15].

Các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô ném cờ của Đức Quốc xã dưới chân tường Điện Kremlin trong cuộc duyệt binh Chiến thắng (24/6/1945). Nguồn ảnh: Sputnik.
Các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô ném cờ của Đức Quốc xã dưới chân tường Điện Kremlin trong cuộc duyệt binh Chiến thắng (24/6/1945). Nguồn ảnh: Sputnik.

Cách ứng xử của Hitler trong cuộc xung đột với giới chỉ huy quân sự về kế hoạch phát động chiến tranh với Liên Xô chứng tỏ, kế hoạch này không phải do Hitler soạn thảo. Theo logic và tính cách của Hitler, lẽ ra phải cách chức tất cả các tướng lĩnh phản đối kế hoạch này nhưng ông ta đã không làm như vậy và cũng không chấp nhận đơn xin từ chức của họ. Động thái của Hitler đối với các tướng lĩnh Đức phản đối kế hoạch tấn công Liên Xô chứng tỏ, ông ta không có lập luận gì để phản bác lập luận của những người dưới quyền. Rõ ràng, kế hoạch tấn công Liên Xô không do các tướng lĩnh của Hitler soạn thảo ra, mà được soạn thảo ở Washington. 

Vì chưa muốn phát động một cuộc chiến tranh với Liên Xô vào năm 1941, Hitler đã cử Gess, cấp phó tin cẩn nhất bí mật đáp máy bay sang London để đàm phán nhằm ký kết hiệp ước liên minh với Anh. Tuy nhiên, giới cầm quyền Anh lúc đó từ chối đề xuất của Hitler vì chính họ lúc đó đã bị Mỹ kiểm soát hoàn toàn. Điều này đã được chứng minh trong kết quả điều tra công bố trong bài viết của F.V.Volcov với tựa đề “Cuộc nhảy dù bất thành của Gess” đăng trong tạp chí “Thế giới mới”, số 6/1968 [15]. Vì thế, quyền lực thực tế ở Đức quốc xã không thuộc về Hitler.

Theo số liệu của nhà nghiên cứu L.Garanin, lãnh đạo thực tế bộ máy cầm quyền của Đức quốc xã là Schacht-Chủ tịch Ngân hàng Đức và Bộ trưởng kinh tế và cấp phó đầu tiên của ông ta là Goering. Hitler chỉ làm chức năng đại diện của họ mà thôi, còn tất cả bộ máy ngân hàng và kinh tế Đức lúc đó đã thuộc quyền kiểm soát của các tập đoàn tài phiệt Mỹ [16].

Trong chuyên khảo có tựa đề “Nhân vật số 2 của Đức quốc xã”, Garanin cho biết, trước khi lên cầm quyền, Hitler sống và tồn tại trong một thời gian dài bằng tiền của Goering. Chính Goering cũng là một nhân vật tin cậy của các tập đoàn tài phiệt Đức trong Đảng Quốc xã mà vào thời gian đó đã nằm dưới quyền kiểm soát của các tập đoàn tài phiệt Mỹ. Chính Goering là người đề xuất sáng kiến và tổ chức vụ đốt nhà Quốc hội Đức. Trong số những người lãnh đạo của Đảng Quốc xã, Goering có thái độ thù ghét nhất đối với Liên Xô và bày tỏ sự không thiện cảm đối với Hiệp ước không tấn công lẫn nhau Xô-Đức kể từ khi bắt đầu ký kết vào tháng 08/1939.

Sau khi Đức phát động chiến tranh chống Liên Xô, kịch bản diễn biến tiếp theo các sự kiện đã được Thượng nghị sĩ của Đảng dân chủ Harry Truman, trình bày rõ vào mùa thu năm 1941: “Một khi nhận thấy Đức giành chiến thắng, chúng ta phải giúp đỡ Nga. Còn nếu Nga giành chiến thắng, chúng ta phải giúp đỡ Đức. Bằng cách đó chúng ta để họ tàn sát lẫn nhau. Tôi hoàn toàn không muốn Hitler giành chiến thắng trong bất kỳ tình huống nào”. Từ năm 1944, Harry Truman là Phó tổng thống và từ tháng 04/1945 đến tháng 01/1953 là Tổng thống Mỹ [12].

Nước Nga tổ chức duyệt binh Ngày chiến thắng trong Chiến tranh giữ nước vì đại trên Quảng Trường Đỏ. Nguồn ảnh: RT..
Nước Nga tổ chức duyệt binh Ngày chiến thắng trong Chiến tranh giữ nước vì đại trên Quảng Trường Đỏ. Nguồn ảnh: RT.. 

Về sau, chính Hitler đã nhận thấy hậu quả của cuộc phưu lưu chiến tranh do Mỹ dẫn dắt sau khi quân đội Đức bị thất bại thảm hại trong tháng 12/1941 ở ngoại ô Moscow. Một phương án loại bỏ Hitler đã được Mỹ dàn dựng để lập nên một chính phủ mới ở Đức. Theo toan tính của Mỹ, chính phủ mới không có Hitler sẽ đàm phán với Liên Xô và yêu cầu Stalin không tiếp tục tiến quân về Đông Âu.

Để thực hiện phương án này, một vụ ám sát Hitler và đảo chính quân sự diễn ra ở Berlin vào ngày 20/7/1944 nhưng không thành. Hitler sống sót, Thế chiến II vẫn tiếp diễn với kết cục là Hồng quân Liên Xô giải phóng nhiều nước Đông Âu và thực hiện thành công chiến dịch chiến lược đập tan chủ nghĩa phát xít ngay tại sào huyệt của chúng ở Berlin, buộc phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện và kết thúc Thế chiến II ở Châu Âu [17].

(Hết)

Tài liệu tham khảo

[1] Захарова: В настолько глупое положение Варшава давно себя не загоняла. https://vz.ru/news/2019/9/1/995430.html

[2] Внезапное прозрение украинцев: нацисты с факелами мечтают о еврейских погромах.
 https://politikus.ru/events/100420-vnezapnoe-prozrenie-ukraincev-nacisty-s-fakelami-mechtayut-o-evreyskih-pogromah.html

[3] Ukraine premier’s pro-Nazi version of World War II: USSR invaded Ukraine, Germany.

https://www.wsws.org/en/articles/2015/01/19/yats-j19.html

[4] Президент Германии поблагодарил Америку за победу над нацизмом. https://m.vz.ru/news/2019/9/1/995448.html

[5] D-Day And The Myth That The U.S. Defeated The Nazis. https://www.moonofalabama.org/2019/06/d-day-and-the-myth-of-a-us-victory.html

[6] Anglo-American Money Owners Organized World War II. https://www.voltairenet.org/article187508.html

[7] History of World War II: Nazi Germany was Financed by the Federal Reserve and the Bank of England. https://www.globalresearch.ca/history-of-world-war-ii-nazi-germany-was-financed-by-the-federal-reserve-and-the-bank-of-england/5530318

[8] Кредит на Мировую войну Гитлер взял у Америки. https://svpressa.ru/war/article/13438/

[9]Ralph Epperson. The Unseen Hand: An Introduction Into the Conspiratorial View of History, 1982 

[10]Как американские банкиры развязали Вторую мировую войну. http://www.warandpeace.ru/ru/analysis/view/34556/

[11] Борьба за Вторую мировую войну. https://topwar.ru/145469-borba-za-vtoruju-mirovuju-vojnu-chast-1.html 

[12] Эрих фон Манштейн. Утерянные победы. Aльманах “Севастополь”, №5, 1997, с. 151.

[13] В. Пруссаков, “Оккультный мессия и его рейх”, М., “Молодая гвардия”, 1992, с. 59-60).

[14] С. Митчелл и Д. Мюллер, “Командиры Третьего рейха”, Смоленск, “Русич”, 1997, с. 24, 47, 71, 82).

[15]Новая и Новейшая история. №6, 1968, с.107-120.

[16] Л.Н. Гаранин. Второй человек в рейхе. Вопросы истории. №1, 1992, с. 163-165.

[17]Н.Н. Яковлев, “Гарри Трумэн: политический портрет”. “Новая и Новейшая история”, №2, 1967, с. 51).