Trong đó, pháo AK-630 CIWS được đánh giá là có khả năng bắn hạ tên lửa hành trình.
Tuy nhiên, tầm bắn hiệu quả ngắn (khoảng 2,5km) khiến các tàu chiến có thể bị tổn thương nếu AK-630 không thể bắn chặn kịp, hoặc bắn chặn ở cự ly quá gần tàu — có thể khiến mảnh quả đạn tên lửa vẫn gây hư hại cho tàu, thủy thủ.
Tạp chí Mỹ cho rằng, rất có thể hệ thóng tên lửa phòng không SeaRAM sẽ được Hải quân Việt Nam lựa chọn để trang bị cho các tàu tên lửa để làm nhiệm vụ chống, đánh chặn mục tiêu là tên lửa hành trình.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm gần SeaRAM được hãng Raytheon phát triển dựa trên hệ thống hệ thống pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS Mk-15 Block 1B vốn đang được Hải quân Mỹ trang bị cho các tàu chiến của nước này.
Về thiết kế tổng thể thì Phalanx CIWS và SeaRAM gần như tương đồng, chỉ có khác biệt duy nhất là toàn bộ tổ hợp pháo M61A1 Gatling 20mm của Phalanx CIWS được thay thế bằng một tổ hợp ống phóng gồm 11 tên lửa phòng không trên hạm RIM-116.
Các tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống radar và quang điện tử vốn được tích hợp sẵn trên SeaRAM tương tự như trên Phalanx CIWS.
SeaRAM cũng có thể được xem là biến thể thu nhỏ của hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 được hải quân Mỹ và các nước đồng minh đưa vào trang bị từ đầu những năm 1990 cho tới nay.
Khác với SeaRAM, người tiền nhiệm của nó là RIM-116 được trang bị tới 21 tên lửa đất đối không và có kích thước lớn hơn khá nhiều, tuy nhiên nó lại không sử dụng hệ thống radar hoặc hệ thống dẫn dẫn đường quang hồng ngoại được tích sẵn như trên SeaRAM.
Các tên lửa đất đối không của RIM-116 hay SeaRAM có trọng lượng khoảng 73.5kg và được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng 11.3kg với chiều dài gần 2.8m có thể bay với tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh.
Tầm bắn hiệu quả của RIM-116 lên tới 9km và có thể được dẫn đường bằng nhiều chế độ khác nhau.