Tại vòng đua xe điện Công thức E tổ chức mới đây đã lập Kỷ lục Guinness Thế giới về chiếc xe chạy nhanh nhất trong nhà khi EV giới thiệu công nghệ Genbeta thế hệ tiếp theo đạt tốc độ 218,7 km/h.
Tay đua 29 tuổi người Anh trong cuộc đua Công thức E Neom McLaren Jake Hughes lập kỷ lục thế giới mới về tốc độ nhanh nhất trong nhà, đạt 135,9 dặm/giờ (218,71 km/giờ) trên quãng đường 346 mét trong Trung tâm ExCeL, London lái. Hughes lái chiếc xe Genbeta mới, một phiên bản sửa đổi xe đua Gen3 của giải vô địch EV Công thức E.
Nhựa bền vững để chế tạo EV bền vững
Một báo cáo gần đây của Hiệp hội Hóa học Mỹ đã cho thấy tầm quan trọng của tiến trình chuyển đổi các bộ phận ô tô bằng nhựa thành một chuỗi cung ứng bền vững hơn. Theo báo cáo của ACS, một chiếc ô tô thông thường chứa 411 pound 186 kg) nhựa vào năm 2021, tăng 16% kể từ năm 2012.
ACS giải thích: “Những tính toán cho thấy 411 pound đó có chưa đến 10% trọng lượng trung bình của một chiếc xe nhưng chiếm khoảng 50% thể tích của xe, tăng cường đáng kể hiệu quả sử dụng nhiên liệu, giảm chi phí cho người lái xe và lượng khí thải carbon từ giao thông vận tải".
“Khi xe điện (EV) trở nên phổ biến hơn, nhựa có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết đối với ngành công nghiệp ô tô. Pin trong xe điện nặng hơn nhiều so với động cơ đốt trong, buộc các nhà sản xuất ô tô phải ứng dụng nhiều nhựa hơn vào các thành phần của EV như khung và vỏ pin để bù lại trọng lượng pin tăng thêm”, ACS cho biết thêm.
ACS cũng lưu ý, một số loại nhựa hiệu suất cao hấp thụ năng lượng sóng xung kích nhiều hơn thép, tăng cường khả năng bảo vệ tính mạng và tay chân người lái trong trường hợp va chạm.
Sản phẩm của tập đoàn hóa dầu khổng lồ Arab Saudi
Theo kịch bản năng lượng hóa thạch, những quan tâm vào chuyển đổi sang phụ tùng ô tô bằng nhựa là tin tốt cho các cơ quan năng lượng dầu khí. Nhưng một số doanh nghiệp hóa dầu đang chuyển hướng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng với nhựa bền vững cho môi trường, trong đó có công ty SABIC.
SABIC không ngại tham gia vào cuộc đua xe điện chạy trong nhà nhanh nhất với mục đích hướng tới sự bền vững. Công ty đã sử dụng nền tảng ô tô điện Genbeta để hướng sự quan tâm của cộng đồng vào danh mục sản phẩm nhựa bền vững ngày càng tăng của doanh nghiệp.
SABIC đã sử dụng nhựa nhiệt dẻo tái chế cho các cánh chịu lực đúc phun của bánh xe Genbeta, được thiết kế để tối ưu hóa luồng không khí và giảm lực cản. SABIC lưu ý: “Được coi như một lợi ích bổ sung, những cánh tản nhiệt có thể tăng hiệu quả tổng thể của xe và hỗ trợ làm mát hệ thống phanh, tăng cường khả năng dừng đột ngột nhanh chóng”.
SABIC cũng sử dụng một vật liệu, được mô tả là “vật liệu carbon thấp, có thể tái chế sinh học” để chế tạo một bộ phận làm lệch hướng gió bằng nhựa nhiệt dẻo có lớp phủ. Bộ làm lệch hướng là một thiết bị giảm lực cản khác.
Những cải tiến của SABIC mang lại kỷ lục tốc độ trong nhà nhanh nhất là các tấm cuối cánh cửa trước, được chế tạo bằng một quy trình in 3-D, được gọi là mô hình lắng đọng hợp nhất. SABIC giải thích: “Cấu trúc này không thể thiếu để chuyển hướng luồng không khí quanh bánh trước, giúp giảm lực cản đồng thời góp phần tạo nên lực ép xuống, tăng cường độ ổn định của xe".
Nhựa được sử dụng trong trong quy trình in 3D mô hình in lắng đọng hợp nhất không phải thuộc danh mục nhựa bền vững của SABIC, dù công ty cuối cùng có thể thực hiện phương thức chế tạo bằng nhựa bền vững.
Nhựa bền vững cho EV của tương lai
Xe điện được coi là phương tiện giao thông bền vững, nhưng sẽ luôn đòi hỏi sự đổi mới. Nhựa đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng phụ tùng ô tô và các nhà sản xuất đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp sử dụng nhựa tái chế và nhựa sinh học để giảm thiểu tác động môi trường hơn nữa.
Trong định hướng này, Ford đi đầu và là trung tâm trong xu hướng sử dụng vật liệu thay thế bền vững. Hai ví dụ gần đây là Ford ký kết quan hệ đối tác với công ty Jose Cuervo phát triển nhựa sinh học từ sợi cây thùa và dự án tái chế nhựa đại dương . Đồng thời, Ford cũng đầu tư nghiên cứu sản xuất cao su từ rễ cây bồ công anh với sự hỗ trợ từ Bộ Quốc phòng Mỹ.
SABIC cũng đang có kế hoạch phát triển theo hướng các sản phẩm sinh học. Năm 2021, công ty giới thiệu loại nhựa “ULTEM” mới, được chế tạo từ dầu tall. Dầu tall, còn được gọi là nhựa thông lỏng hoặc tallol, một chất lỏng có mùi thơm màu vàng đen thu được như một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất bột gỗ, kết hợp với các loại dầu khác.
Dầu tall đang gây sự quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nhựa bền vững. Tháng 5/2023, thương hiệu làm đẹp Lumene của Phần Lan giới thiệu một lọ nhựa sinh học, được chế tạo từ nguyên liệu dầu tall do công ty UPM Biofuels sản xuất với sự hỗ trợ của SABIC. Công ty dầu mỏ đa quốc gia Pháp TotalEnergies cũng đã hợp tác với công ty hóa chất Lanxess để sản xuất styrene sinh học từ dầu tall, hợp chất hữu cơ trong công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm nhựa có thể tái chế.
Theo Clean Techinica