Nhiệt điện than đóng vai trò chiến lượng trong giai đoạn 2016- 2020

VietTimes -- "Sự phát triển các nhà máy nhiệt điện than là giải pháp quan trọng đáp ứng nhu cầu năng lượng trong thời gian tới bởi chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu dồi dào. Trong khi, các nguồn năng lượng khác chưa có khả năng thay thế nhà máy nhiệt điện than" - Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng: Trong giai đoạn 2016- 2020, các nguồn năng lượng khác như năng lượng tái tạo, nhiệt điện, khí... chưa có khả năng thay thế nhà máy nhiệt điện than- (Ảnh: Đình Khương).
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng: Trong giai đoạn 2016- 2020, các nguồn năng lượng khác như năng lượng tái tạo, nhiệt điện, khí... chưa có khả năng thay thế nhà máy nhiệt điện than- (Ảnh: Đình Khương).

Ngày 5/11, Bộ Công thương tổ chức Hội thảo "Công nghệ nhiệt điện than và môi trường", tại đây nhiều chuyên gia nhận định rằng, nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2020 là rất lớn nên nhiệt điện than có tầm quan trọng đặc biệt, nhưng cấp thiết phải có giải pháp, công nghệ để bảo vệ môi trường.

Đánh giá tầm quan trọng của nhiệt điện than trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Hoàng Quốc Vượng cho biết, sự phát triển các nhà máy nhiệt điện than là giải pháp quan trọng đáp ứng nhu cầu năng lượng trong thời gian tới bởi chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu dồi dào... các nguồn năng lượng khác như năng lượng tái tạo, nhiệt điện, khí... chưa có khả năng thay thế nhà máy nhiệt điện than.

Tuy đóng vai trò quan trọng, nhưng nhiệt điện than cũng có không ít khuyết điểm gây ảnh hưởng đến môi trường, nhưng theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng với trình độ và sự quan tâm của các cơ quan liên quan, đây là vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được, bởi chi phí khắc phục tình trạng này không lớn so với các công nghệ khác. Mặc khác, nếu xử lý được chất thải rắn thì đây có thể trở thành nguồn tài nguyên để phát triển các nguồn nguyên liệu khác.

Nhiều chuyên gia cho rằng, sự phát triển các nhà máy nhiệt điện than là giải pháp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia- (Ảnh minh họa).
Nhiều chuyên gia cho rằng, sự phát triển các nhà máy nhiệt điện than là giải pháp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia- (Ảnh minh họa).

Trong đó, TS. Nguyễn Mạnh Hiến, Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng cho biết, trong giai đoạn tới để giảm tỷ lệ nhiệt điện than không hề đơn giản vì rất khó tìm nguồn thay thế trong khi các dự án thủy điện vừa và lớn đã khai thác gần hết, nguồn khí tự nhiên khai thác cũng đã đến giới hạn và triển vọng nhập khí hóa lỏng sẽ diễn ra sau năm 2025.

Các nguồn năng lượng tái tạo chỉ có thể được coi là nguồn bổ trợ, nhưng thể thay thế nguồn nhiệt điện than được bởi hệ số công suất thấp (chỉ từ 20- 30%), nhưng chi phí đầu tư lớn. Đặc biệt, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như địa điểm, thời điểm nên không thể điều chỉnh được theo yêu cầu.

"Vì vậy, chúng ta chỉ có thể song hành với nguồn nhiệt điện than là sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại SC, USC (thông số hơi trên và trên siêu tới hạn) cho các dự án mới, cải tiến, nâng cấp các dự án đang vận hành, đầu tư các thiết bị bảo vệ môi trường ESP, FGD. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vận hành. Từng bước đầu tư xây dựng năng lượng tái tạo với lộ trình thích hợp", ông Hiến đưa ra giải pháp.

Trong khi đó, theo PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam cho biết, ưu điểm của nhiệt điện than cho giá thành sản xuất thấp (khoảng 7 cent Mỹ/kWh). Vốn đầu tư không quá cao, thấp hơn thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân (khoảng 1.500 USD/kWh). Khả năng huy động công suất lớn nên sản lượng điện phát ra lớn. Không lệ thuộc vào địa điểm như thủy điện, thời gian xây dựng cũng không quá lâu (khoảng 3 năm).

PGS.TS Trương Duy Nghĩa: Khuyết điểm lớn nhất của điện mặt trời, điện gió... là phụ thuộc vào tự nhiên. Trong khi, nhiệt điện than hiện nay đang chiếm tới hơn 50%, khả năng huy động công xuất lớn và không phụ thuộc tự nhiên.
PGS.TS Trương Duy Nghĩa: Khuyết điểm lớn nhất của điện mặt trời, điện gió... là phụ thuộc vào tự nhiên. Trong khi, nhiệt điện than hiện nay đang chiếm tới hơn 50%, khả năng huy động công suất lớn và không phụ thuộc tự nhiên- (Ảnh: Đình Khương).

Công nghệ nhiệt điện gió và mặt trời là xu hướng của thế giới, nhưng xét hoàn cảnh cụ thể Việt Nam thì trong giai đoạn 2016- 2020, nhiệt điện than giữ vai trò chiến lược trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Lý giải điều này, ông Nghĩa cho biết, nếu xây dựng nhiệt điện gió, mặt trời không những tốn kém, mà công suất lại nhỏ. Đặc biệt, khuyết điểm lớn nhất của nó là phụ thuộc vào tự nhiên, ví dụ về năng lượng mặt trời thì ta chỉ có thể sản xuất được điện khi có nắng.

Tuy nhiên, nhược điểm của nhiệt điện than là dùng khối lượng lớn nhiên liệu để sản xuất điện (chiếm 60% giá thành sản xuất điện). Là nguồn phát thải lớn các chất thải ra môi trường, đặc biệt là các chất thải rắn và khí, chi phí về đầu tư, vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý môi trường tốn kém. Vì vậy, để giảm thiểu tác động đến môi trường, các nhà máy nhiệt điện than đều cần phải sử dụng các biện pháp khử các chất độc hại trước khi thải ra môi trường.

Để đảm bảo vấn đề môi trường trong phát triển nhiệt điện than, đại diện EVN cho biết, phương pháp thải xỉ khô được đánh giá là một trong những biện pháp tiết kiệm tài nguyên nước và năng lượng so với phương pháp thải xỉ ướt và là một giải pháp thúc đẩy quá trình tái sử dụng tro, xỉ trên thế giới hiện nay bởi nó tiết kiệm nước ngọt cho quá trình vận hành hệ thống thải, lưu giữ tại bãi xỉ. Có hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng đất cho lưu giữ tro, xỉ. Cùng với đó, tro, xỉ lưu giữ khô sẽ thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho việc tái sử dụng.